Mùa dưa bở vào tháng mấy

Khoảng trung tuần tháng 5, giữa tiết trời nóng oi ả cũng là thời điểm dưa bở ở Kim Bôi vào chính vụ thu hoạch. Từng quả dưa chín thơm mát, ngọt lành như sự đáp đền bao công sức chăm bón của người nông dân. Những năm gần đây, cứ đến vụ dưa bở là thương lái từ nhiều tỉnh lại đổ về Kim Bôi thu mua khá nhộn nhịp. Với đặc điểm là loại cây trồng ngắn ngày, đòi hỏi vốn đầu tư ít, không yêu cầu quá cao về kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh mà lại được thương lái về tận nơi thu mua nên cây dưa bở đã được nhiều hộ dân lựa chọn để canh tác.

Mùa dưa bở vào tháng mấy

Người dân xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) chuẩn bị dưa bở để xuất bán cho thương lái. Ảnh: NQ


Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay từ sáng sớm, dọc theo tuyến tỉnh lộ 12B đoạn qua bản Mỵ, bản Mý Đông… của xã Mỵ Hòa đã tấp nập cảnh vận chuyển dưa lên các xe tải. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên cây dưa bở sinh trưởng và phát triển khá tốt. Theo người dân cho biết thì năm nay giá dưa bở vẫn đang giữ ở mức cao. Thời điểm đầu vụ, giá dưa bở được thương lái thu mua là khoảng 12 - 14 nghìn đồng/kg; giá bán cho khách lẻ là khoảng 15 - 17 nghìn đồng/kg. Đến thời điểm này, đang là chính vụ thu hoạch, giá thu mua còn khoảng 6 - 7 nghìn đồng/kg. Mức giá này ngang với năm ngoái và được giữ khá ổn định.

Vốn là một xã thuần nông, đồng bào dân tộc Mường ở xã Mỵ Hòa chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Khoảng từ năm 2008, người dân địa phương đã mạnh dạn đưa giống dưa bở vào trồng để có thêm thu nhập. Đến nay, trong xã đã có nhiều hộ khá, giàu lên nhờ trồng dưa. Đến thăm ruộng dưa bở của gia đình chị Hà Thị Sinh ở bản Mý, chúng tôi được biết, năm nay, diện tích trồng dưa bở của gia đình chị là gần 0,5ha, với trên 5.000 gốc. Sau khi xuống giống khoảng 3 tháng là cây bắt đầu cho thu hoạch. Theo chị Sinh cho biết, tính trung bình 1 gốc thu được 5 quả (tương đương thu 3kg/1gốc), sau khi trừ các loại chi phí, giá trị kinh tế thu được trên mỗi gốc dưa bở vào khoảng 12 nghìn đồng. Bằng kinh nghiệm gần 10 năm gắn bó với cây dưa bở, chị Sinh chia sẻ: Thời điểm này, hầu hết diện tích dưa trong xã đều đang cho thu hoạch rộ. Để bảo đảm hiệu quả kinh tế, các gi đình cơ bản đều thực hiện thu hoạch gối đợt, cứ mỗi đợt vài tạ quả. Tuy vất vả nhưng ai cũng vui vì dưa bở năm nay được mùa. “Ước tính vụ dưa bở này nhà tôi thu được khoảng 60 triệu đồng. Trồng dưa bở vừa giúp tận dụng được diện tích sản xuất, vừa cho thu nhập gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa”, chị Sinh nói thêm.

Theo kinh nghiệm của người trồng dưa bở ở huyện Kim Bôi thì cây dưa bở sau khi trồng khoảng hơn 3 tháng là sẽ cho thu hoạch. Thông thường, cuối tháng giêng, đầu tháng 2 âm lịch là người dân sẽ bắt đầu xuống giống. Đến khoảng giữa tháng 5 dương lịch là cây dưa cho thu hoạch đợt đầu. Tùy theo thời tiết từng năm, thời gian thu hoạch dưa bở của nông dân có thể kéo dài từ 1 - 1,5 tháng. Do đặc điểm trái dưa chín theo đợt nên việc thu hái khá thuận lợi. Hơn nữa, vụ thu hoạch lại thường rơi vào thời điểm nắng nóng, nhu cầu của người dân tăng cao, nên những năm gần đây, quả dưa bở Kim Bôi có đầu ra khá ổn định; quả thu hoạch đến đâu, bán hết đến đó. Với vị ngọt thanh, thơm mát, an toàn nên ngày càng có nhiều thương lái tìm về mua dưa bở Kim Bôi.

Được biết, đến nay, toàn huyện Kim Bôi đang có khoảng gần 100 ha trồng dưa bở. Riêng xã Mỵ Hòa, diện tích dưa bở đã là khoảng 35,5 ha; tập trung ở các bản như: Ba Giang, Mý Đông, Mỵ Thành, bản Mỵ… Ngoài ra, cây dưa bở còn phát triển ở một số xã khác như Tú Sơn, Nam Thượng, Sào Báy… Theo đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Bôi chia sẻ: Thực tế phát triển cây dưa bở trên địa bàn huyện trong những năm qua cho thấy, cây dưa bở mang lại giá trị kinh tế tương đối cao so với các loại cây trồng ngắn ngày khác. Tuy nhiên, đến nay, diện tích trồng dưa chủ yếu đang tập trung ở một số xã. Thời gian tới, huyện sẽ có kế hoạch phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp nghiên cứu mở rộng thị trường, bảo đảm tốt hơn đầu ra; đồng thời có biện pháp chỉ đạo, hỗ trợ trong sản xuất để người nông dân phát triển diện tích bền vững cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Có thể nói, cây dưa bở đang trở thành một loại cây trồng chủ lực tại nhiều địa phương ở huyện miền núi Kim Bôi (Hòa Bình). Với đặc điểm dễ canh tác, ít bị sâu bệnh và được thu mua tại ruộng, cây dưa bở đã giúp nhiều hộ nông dân ở Kim Bôi có thêm thu nhập, phát triển đời sống gia đình./.

Vào những mùa hè oi ả, nóng bức việc lựa chọn thức ăn có tính mát là không thể bỏ qua được đó là quả dưa bở có vị ngọt, mát giúp ngăn ngừa được cảm nắng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ thuật trồng dưa bở có thể khiến chúng ta có được trái dưa bở ăn thơm mát liên tục trong mùa hè. Đến với bài viết hôm nay, Cẩm nang cây trồng sẽ hướng dẫn bạn đọc cùng tham khảo về kỹ thuật trồng dưa bở đạt năng suất cao.

1. Điều kiện trồng dưa bở

- Dưa bở đòi hỏi sinh trưởng và tạo quả ở điều kiện khí hậu khô, ấm áp và đầy đủ ánh sáng. Biên độ nhiệt tối thích là từ 18-28oC. Ở nhiệt độ dưới 12oC, dưa bở sẽ sinh trưởng kém bà bị chết rét. Có thể trồng dưa bở ở khu vực có độ cao 1000m so với mặt nước biển hoặc thấp hơn.

- Dưa bở sinh trưởng tốt trên các loại đất có tầng mặt dày, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Có độ pH 6-7. Trong quá trình sinh trưởng, dưa bở cần tưới nước rất ít hoặc nhỏ giọt.

2. Thời vụ trồng dưa bở

- Cây dưa bở thích hợp trồng vào mùa hè, khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch.

3. Kỹ thuật nhân giống cây dưa bở

- Dưa bở thường được nhân giống bằng hạt là chủ yếu. Chúng ta có thể thực hiện gieo vào đất trực tiếp trên ruộng hoặc bạn có thể gieo hạt vào trong bầu khi cây được 7-10 ngày thì mang ra trồng.

- Trước khi gieo hạt hạt cần phải ngâm ủ hạt giống trước khi đem ươm trồng. Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 4-5 tiếng với tỷ lệ 2 sôi – 3 lạnh, rồi mang vào ủ trong khăn ấm khoảng 24 tiếng để hạt nứt nanh, rồi mang đi trồng.

4. Kỹ thuật trồng cây dưa bở

4.1. Kỹ thuật làm đất, lên luống

- Cây dưa bở thích hợp với đất trồng tơi xốp. Trước khi gieo trồng cần cày bừa kỹ đất, làm sạch cỏ và phơi ải đất trước 10-15 ngày.

- Lên luống trồng cây dưa bở cao vì cây không ưa nước nhiều, chánh trường hợp cây bị ngập úng và khi cây cho ra quả. Lên luống cao 70-120cm, rộng 60cm cho luống cây.

4.2. Mật độ khoảng cách trồng

- Mật độ trồng trong khoảng 10000-15000 cây/ha. Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm cho đến khi cây con được 4 tuần tuổi thì đưa ra trồng trên diện tích đại trà.

Mùa dưa bở vào tháng mấy

Trồng dưa bở cho năng suất cao

- Nếu gieo hạt trực tiếp trên đồng ruộng thì mỗi ha cần tới 1,5-2 kg hạt giống nhưng nếu gieo bầu đất trước thì chỉ cần 0,5 kg hạt giống cho 1ha.

4.4. Kỹ thuật trồng cây dưa bở

- Cây được trồng theo khóm, mỗi khóm 2-3 hạt, sau đó phủ một lớp đất dày 2-3cm. Khi hạt nảy mầm sẽ tỉa thưa dần để lại những cây to khỏe. Dưa bở có thể được trồng theo rạch, cây cách cây 50-75cm và hàng cách hàng 150-200cm.

5. Kỹ thuật chăm sóc cây dưa bở

- Dưa bở thường được trồng trên các thửa ruộng cao, sau khi đã thu hoạch lúa. Gieo trồng dưa bở luân canh với lúa nước thường tránh được các mầm sâu bệnh và tuyến trùng gây hại đối với bầu bí.

- Tùy theo độ phì và cấu tượng của đất mà chọn lựa các biện pháp bón phân thích hợp. Để cho 20 tấn quả, dưa bở đã lấy đi trong đất một lượng chất dinh dưỡng khá lớn gồm: 60-120 kg Nitơ, 20-40 kg P2O5, 120-140 kg K2O, 100-140 kg CaO và 20-60 kg MgO.

- Nhu cầu về phân bón với dưa bở rất cao, lượng phân hữu cơ bón lót cần từ 20-35 tấn/ha. Trong quá trình sinh trưởng việc bổ sung thêm nước phân NPK loãng là rất cần thiết.

- Ngoài ra, cần sử dụng rơm rạ để phủ quanh gốc cây và tỉa thưa bớt lá và quả (mỗi cây chỉ để lài 3-5 quả) là những biện pháp cần chú ý đốI vớI ngườI trồng dưa.

6. Sâu bệnh hại và cách phòng trừ

- Cũng như ở nhiều loài dưa khác, héo rũ là một loại bệnh rất nguy hại do nấm Fusarium oxysporum f.sp. melonis gầy ra. Để đối phó với các loại bệnh này cần chọn những giống dưa bở có tính chống bệnh khỏe.

- Bệnh bột trắng Sphaerothoca fuliginae và Erysiphe cichoracearum trên dưa bở có thể phòng trừ bằng các loại thuốc diệt nấm. Ngoài ra có thể trồng một số dòng lai F1 kháng nấm. Mốc lông tơ (pseudoperonospora cubensis) là bệnh rất nguy hiểm cho dưa bở ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Với loại bệnh này, có thể sử dụng thuốc diệt nấm để phòng trừ.

- Bệnh rỉ dịch nhựa trên cây do Dydimella bryoniae gây ra trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Bệnh muội than Glomerella cingulata và bệnh đốm lá do Pseodomonas syringae cũng thường xuất hiện ở nhiều khu vực.

- Ngoài ra còn có vi khuẩn gây thối rễ Erwinia tracheipilia tác nhân truyền bệnh là rệp, rầy và côn trùng. Một số loại virut gây bệnh khác như virut trên bầu bí, virut trên dưa hấu, virut trên đu đủ và virut khảm vàng cùng do bọ chét Aphis gossipii mang đến cũng gây tác hại lớn với sinh trưởng và phát triển của dưa bở.

- Trên các vùng đất trồng dưa bở còn thường gặp các loại bọ trĩ, bọ vắt, bọ chét, bướm ăn quả, bọ cánh cứng, sâu ăn lá và ruồi gây hại trên quả non. Ngoài ra còn gặp tuyến trùng ở rễ.

- Biện pháp phòng tích cực là chọn các giống dưa bở có tính kháng bệnh khỏe, gieo trồng luân canh với lúa nước và xử lí đất bằng thuốc diệt nấm trước khi trồng.

7. Thu hoạch và bảo quản dưa bở

Cây dưa bở cho quả thu hoạch sau 60-70 ngày, lúc này mỗi quả cho cân nặng khoảng 0,5-0,8kg. Khi cây cho ra quả chín chuyển sang màu vàng đậm.

Mùa dưa bở vào tháng mấy

Dưa bở thu hoạch sau 2-3 ngày chín nứt 

Nên bảo quản dưa bở ở những nơi thoáng mát trong nhà khoảng 2-3 ngày thấy dưa bở thơm nứt và mềm là có thể sử dụng được.

Nguồn: Admin tổng hợp - LP