Miêu tả trong văn bản tự sự phần luyện tập

Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, hocthattot.vn đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.

soan-van-lop-9-mieu-ta-trong-van-tu-su

Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Miêu tả trong văn bản tự sự”.

1. SOẠN VĂN MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ SIÊU NGẮN

Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự

Câu 1: Đọc đoạn trích

Câu 2: Đoạn văn kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi. Các em đọc đoạn văn, sau đó suy nghĩ và lần lượt trả lời các câu hỏi:

  1. Đoạn trích kể về việc gì?
  2. Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
  3. Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật, trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh sự việc chính bạn đã nêu và rút ra nhận xét?

Trả lời:

a) Đoạn trích kể lại chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.

b)

– Yếu tố miêu tả:

+ Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ông phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn.

+ Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.

+ Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành sông, quân Thanh đại bại.

– Chi tiết này nhằm miêu tả quân Nam và quân Thanh trong cuộc chiến đấu.

c)

– Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ đơn giản kể lại các sự kiện.

– So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động nhờ những yếu tố miêu tả.

– Nhận xét: nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy được sự việc diễn ra như thế nào, nhờ yếu tố miêu tả mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động.

Luyện tập

Câu 1: Tìm những yếu tố tả người vfa tả cảnh trong hai đoạn trích Chị em Thúy Kiều và cảnh ngày xuân. Phân tich giá trị của những yếu tố miêu tả ấy.

Trả lời:

Chị em Thúy Kiều

– Miêu tả Thúy Vân

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

– Miêu tả Thúy Kiều

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

⟹ Làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều. Thúy Vân tròn đầy, đoan trang, phúc hậu còn Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà.

Cảnh ngày xuân

– Hình ảnh tả cảnh: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên; Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh; Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

– Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân; Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

⟹ Miêu tả vẻ đẹp mùa xuân và không khí lễ hội rộn ràng, tươi vui.

Câu 2: Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh Minh. Trong khi kể vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.

Trả lời:

Ngày tháng thấm thoắt như thoi đưa, mới xuân về mà đã sang tiết tháng ba, hương hoa cỏ mùa xuân tràn ngập khắc nơi, sắc xanh của cỏ, sắc trắng tinh khôi của hoa khiến lòng người thêm phần náo nức. Nhân ngày Thanh minh đẹp trời, chị em Thúy Kiều cùng nhau đi tảo mộ, hòa vào dòng người nhộn nhịp ngựa xe ngược xuôi nô nức. Đến buổi chiều, mặt trời đã xế đằng tây, chị em Thúy Kiều cùng nhau ra về. Họ lững thững đi dọc theo dòng suối nhỏ chạy uốn lượn quanh co, phía cuối dòng suối có một chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Phong cảnh nơi đây trong buổi chiều tà thật là thanh tĩnh và thoang thoảng buồn.

Câu 3: Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời của mình.

Trả lời:

Gợi ý:

– Giới thiệu chung về vẻ đẹp hai chị em.

– Vẻ đẹp của Thúy Vân

– Vẻ đẹp của Thúy Kiều

Lưu ý: dùng lời văn của mình để minh tả, có thể sử dụng thêm các biện pháp nghệ thuật khác để bài văn sinh động, hấp dẫn hơn

Bài tham khảo: 

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai trang giai nhân tuyệt thế. Cả hai nàng đều có cốt cách thanh cao như hoa mai và tinh thần trắng trong như tuyết. Mỗi người mang trong mình một vẻ đẹp riêng và đều đạt đến độ hoàn hảo. Thúy Vân có vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang va không kém phần quý phái. Nàng có khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng, giọng nói trong trẻo như ngọc. Mái tóc của Vân óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Còn Kiều lại sở hữu một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà. Nàng có một đôi mắt tinh anh, kiêu sa tựa như làn nước mùa thu và đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Không những thế, Kiều còn giỏi cả về cầm, kì, thi, họa. Cung đàn “Bạc mệnh” của Kiều chính là sự tự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa cảm. Cả hai nàng đều khuôn phép, đức hạnh trong nề nếp gia đình gia giáo.

2. SOẠN VĂN MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ CHI TIẾT

3. SOẠN VĂN MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ HAY NHẤT

Soạn văn: Miêu tả trong văn bản tự sự (chi tiết)

Học sinh xem câu hỏi bên trên.

Lời giải

TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a, – Đoạn trích kể về trận đánh vua Quang Trung đánh chiếm Ngọc Hồi

– Vua Quang Trung dẫn dắt, điều khiển trận đấu, ra lệnh cho binh sĩ phải làm những việc gì, làm như thế nào

– Vua Quang Trung xuất hiện một cách hùng dũng, oai phong, đầy mưu lược

b, – Các câu văn miêu tả

+ Nhân có gió bắc … tự mình hại mình

+ Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết

+ Quân Tây Sơn … quân Thanh đại bại

– Các chi tiết ấy nhằm thể hiện sự thất bại của quân Thanh và sự chiến thắng của ta

c, – Trận đánh không sinh động và Vua Quang Trung không nổi bật

– Bởi vì thiếu đi những chi tiết miêu tả đặc sắc

– Yếu tố miêu tả giúp cho tác phẩm trở nên sinh động và hấp dẫn hơn

LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Chị em Thúy KiềuCảnh ngày xuân– Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

– Kiều càng sắc sảo mặn mà

– Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

– Êm đềm trướng rủ màn che

Tường đông og bướm đi về mặc ai

– Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

– Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay

Tà tà bóng ngả về tây

– Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

– Các yếu tố miêu tả khắc họa được vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp sắc sảo của Thúy Kiều (trong Chị em Thúy Kiều), và vẽ ra khung cảnh mùa xuân với hoa cỏ, với người đi lễ, đi hội (trong Cảnh ngày xuân).

Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Cùng với nhịp bước của mùa xuân, hai chị em Thúy Kiều cũng hòa vào dòng người đi lễ, trẩy hội. Trong tiết thanh minh, mọi người đi tảo mộ, viếng và sửa sang phần mộ của người thân. Không khí đông vui, rộn ràng như thêm phần náo nhiệt khi đoàn người trẩy hội đều là những “tài tử giai nhân” ,nam thanh nữ tú. Trên con đường nhỏ, ngựa xe đi lại tấp nập, ai cũng muốn trong tiết trời xuân ấm áp dành thời gian để nhớ về tiên nhân, tri ân những công lao của người đã khuất. Những nén hương được thắp lên, những thoi vàng, tiền giấy được rắc ra như những cây cầu nối liền giữa âm và dương để nhắc nhở con cháu không bao giờ được quên quá khứ, nguồn cội của mình. Đó là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay.…

Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tác giả dùng 16 câu thơ để miêu tả về Thúy Kiều “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở cô hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự “sắc sảo mặn mà” của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi “sắc sảo”, “mặn mà” tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật “khác thường” này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ” ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.

Soạn văn: Miêu tả trong văn bản tự sự (hay nhất)

Học sinh xem câu hỏi bên trên.

Lời giải

TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

a, Đoạn trích kể lại chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi

b, Đoạn trích kể ba sự việc chính:

– Quang Trung cho ghép ván lại, mười người khiêng một bức tiến sát đồn Ngọc Hồi

– Quân Thanh bắn không trúng người nào, rồi phun khói lửa

– Quân của vua Quang Trung nhất tề xông lên mà đánh

c, Chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ kể đơn giản sự kiện

So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện sinh động nhờ miêu tả

LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều có câu tả cảnh:

Êm đềm trướng rủ màn che

Tác giả sử dụng hình ảnh tự nhiên để ước lệ và khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật chính Thúy Vân, Thúy Kiều

→ Đây là đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại.

Với đoạn trích Cảnh ngày xuân:

– Các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cảnh lê trắng điểm, Ngổn ngang gò đống kéo lên, dịp cầu nho nhỏ, phong cảnh có bề thanh thanh…

– Tả người: nô nức yến anh, dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm; chị em thơ thẩn dan tay ra về

Nguyễn Du sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều

Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Chị em Thúy Kiều đi chơi trong tiết thanh minh tháng ba. Bức tranh thiên nhiên tinh khôi, giàu sức sống với gam màu xanh của cỏ tới tận chân trời, điểm xuyết vào nền xanh đó là hình ảnh của những bông hoa lê trắng ngần. Chị em Thúy Kiều hòa mình vào dòng người đi hội nhộn nhịp, nô nức. Đến chiều, khi mặt trời xế đằng tây, chị em Thúy Kiều cùng nhau ra về, họ đi dọc theo con suối nhỏ chạy quanh co, đi qua dòng suối có chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Cảnh vật dường như nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối của con người khi tan hội.