Mẹ sau sinh uống trà sữa được không

Cho con bú uống trà sữa được không? Mẹ tuyệt nhiên không nên uống trà sữa để không ảnh hưởng đến sức khỏe con. Hãy kiêng đến lúc mẹ ngừng cho bé bú sữa mẹ

Cho con bú uống trà sữa được không? Mẹ tuyệt nhiên không nên uống trà sữa để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu được, hãy dừng uống trà sữa cho đến lúc mẹ ngừng cho bé bú sữa mẹ.

Trà sữa là thức uống quen thuộc của mọi người mọi nhà, từ giới trẻ cho đến các mẹ bỉm sữa. Lúc chưa mang thai, trà sữa là đầu câu chuyện, để mẹ cùng bạn bè vừa nhâm nhi vừa bàn tán sự đời. Với các mẹ là dân văn phòng, cứ chiều nào buồn miệng muốn nhâm nhi đồ ăn vặt thì trà sữa là món được đề xuất đầu tiên.

Đến khi trở thành mẹ bỉm sữa, cơn thèm trà sữa ngày nào quay trở lại, nhưng đang cho con bú mẹ phải làm sao đây? Sau sinh uống trà sữa được không? Sau sinh bao lâu được uống trà sữa?

Mẹ sau sinh uống trà sữa được không

Trà sữa liệu có tốt cho sức khỏe?

Trước khi tìm hiểu sau sinh uống trà sữa được không, mẹ cần biết về trà sữa. Đây là loại đồ uống truyền thống của người Đài Loan, là một món giải khát tuyệt vời. Trà sữa đúng điệu sẽ được pha từ các loại trà cùng bột sữa thực vật, khi hòa chung với nhau tạo ra vị ngon khó tả.

Tuy nhiên, ngày nay trà sữa bị biến tướng nhiều, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của giới trẻ. Chưa hết, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng vì lợi nhuận mà sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, không nguồn gốc, độc hại cho sức khỏe. Chẳng hạn như bột tạo độ béo, đường hóa học, chất bảo quản…

Nguy cơ tiềm ẩn từ thói quen uống trà sữa

Theo PGS.TS Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trung bình trong 100ml trà sữa có khoảng 7 – 8g đường, nếu uống một ly 500ml, chúng ta sẽ hấp thu khoảng 30 – 40g đường. Hơn nữa, các hạt trân châu được làm từ bột nếp, bột sắn, củ năng… cũng nhiều calo không kém.

Việc uống trà sữa nhiều sẽ gây thừa cân béo phì do thừa năng lượng. Thêm vào đó, lượng đường tiêu thụ quá cao (vượt mức 25 gam/ngày) sẽ tăng nguy cơ bị tiểu đường. Ngoài ra, các loại kem cheese, váng sữa nhiều chất béo động vật sẽ cũng khiến mỡ trong máu tăng lên.

Mẹ sau sinh uống trà sữa được không

Mặt khác, báo chí đã đưa tin nhiều trường hợp nhập viện vì ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tính mạng nguy kịch vì uống trà sữa. Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo về tác hại của trà sữa về lâu dài, vì bản thân trà và sữa có những chất không hợp nhau, cản trở sự hấp thu của nhau.

Cho con bú uống trà sữa được không? Sau sinh bao lâu được uống trà sữa?

Như đã nói ở trên, trà sữa không thật sự mang lại lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy, khi đang cho con bú, mẹ tuyệt nhiên không nên uống để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Trong trà có caffeine, uống nhiều sẽ gây mất ngủ. Nếu mẹ đang cho con bú mà uống trà hay trà sữa đều khiến bé quấy khóc, trằn trọc, mệt cả mẹ lẫn con. Ngoài ra, đồ uống này còn chứa lượng calo khá cao, nên các mẹ sau sinh đang muốn giảm cân không nên dùng.

Về thắc mắc sau sinh bao lâu được uống trà sữa. Vì món đồ uống này không mang lại tác dụng tốt cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau sinh, nên mẹ nên kiêng trà sữa càng lâu càng tốt. Nếu được, hãy dừng uống trà sữa cho đến lúc mẹ ngừng cho bé bú sữa mẹ.

Trà sữa có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé? Cho con bú uống trà sữa được không?

  • Đối với sức khỏe của bé

Mẹ cần nhớ rằng, bé đang gián tiếp ăn những thứ mẹ nạp vào mỗi ngày. Nên mẹ uống trà sữa thì những hóa chất độc hại trong đó cũng sẽ đi vào từng tuyến sữa.

Thay vì uống trà sữa, mẹ hãy thay bằng sinh tố, nước ép trái cây, vừa mát lành vừa cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời, nó còn giúp mẹ lấy lại vóc dáng nhanh chóng.

Mẹ sau sinh uống trà sữa được không

  • Đối với cơ thể của mẹ

Bà đẻ uống trà sữa được không? Nếu mẹ không có sữa, bé đang dùng sữa công thức, trà sữa sẽ không gây hại cho bé. Tuy nhiên, sức khỏe sau sinh cần thời gian để phục hồi. Trong khi đó, chất tannin có trong trà khi kết hợp với thức ăn hay sữa sẽ tạo nên các hợp chất có tính loại trừ.

Các chất này khiến mẹ bị khó tiêu, tăng nguy cơ tích tụ chất độc trong cơ thể và ngăn cản khả năng hấp thụ canxi, sắt, kẽm, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Vậy mẹ đã biết mẹ cho con bú uống trà sữa được không.

Cho con bú không nên uống trà sữa và 3 cách giúp mẹ bớt thèm trà sữa

  • Đọc câu thần chú “mẹ ăn gì, con uống nấy” mỗi khi buồn miệng để giữ sự tỉnh táo trước những cám dỗ đang mời gọi ngoài kia.
  • Trữ những món ăn vặt tốt như trái cây sấy, hạt rang như hạt điều, óc chó, hạnh nhân, hạt bí, rong biển chấy tỏi… Chúng vừa giàu khoáng chất, omega-3, choline, sắt, vừa giúp mẹ nhanh no và lâu đói.
  • Bà đẻ uống trà sữa được không? Không nên và mẹ nên ăn trái cây tươi, salad, sữa, ngũ cốc ăn liền để vơi đi cảm giác thèm trà sữa.

Mẹ sau sinh uống trà sữa được không

Cho con bú có được uống trà sữa không? Hoàn toàn không nên mẹ ơi!

Bà đẻ uống trà sữa được không? Tóm lại, mẹ đang cho con bú uống trà sữa được không bao nhiêu mà toàn hại thôi. Nên mẹ bỉm hãy cân nhắc thật kỹ, thay thế nó bằng các loại đồ uống, thức ăn vặt lành mạnh vì sức khỏe của bé yêu.

Xem thêm:

  • Phụ nữ đangchoconbúuốngPanadolđượckhông?
  • Mẹ đang trong giai đoạnchoconbúuốngnước dừađượckhông?
  • Cùng trả lời câu hỏichoconbúuốngsữađậu nànhđượckhông

Vào ngayFanpage của the Asianparent Vietnamđể cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Xem thêm bài mới hơn

  • Apple ra mắt 3 màu mới cho Beats Studio Buds cực đẹp, cập nhật thêm nhiều tính năng thú vị
  • Ra mắt Realme 9 Pro+ Free Fire Limited Edition: Fan Free Fire không thể bỏ qua
  • Đồng hồ Citizen của nước nào? Có tốt không? Có nên mua không?
  • 8 tiêu chí cần biết khi chọn mua đồng hồ thời trang chuẩn nhất
  • Chị gái của Rosé (BLACKPINK) có góc nghiêng cực phẩm, style tối giản nhưng nhìn là mê
  • Quá là xuất sắc: Ông giáo Review, Châu Muối và những cái tên nào đã hoàn toàn chinh phục Châu Bùi, Kỳ Duyên và Vũ Dino?
  • Nhã Phương theo trend "xuyên không" nhưng nó lạ lắm, Trường Giang nằm không cũng "dính đạn" thế này!
  • Anh Tú "soái ca" ngày nào nay lại mặc váy, diện đồ hồng cực nữ tính nhưng gương mặt sao trông khác quá?
  • Nam diễn viên 50 tuổi của Thor bị bắt khẩn tại nhà vì nói chuyện khiêu dâm dụ dỗ trẻ vị thành niên
  • Top 5 tivi Sony bán chạy nhất quý 1/2022 tại Điện máy XANH

Xem thêm bài cũ hơn

  • Sau sinh bao lâu được ăn bún để không gây nguy hiểm cho mẹ và bé?
  • Ăn bắp cải có mất sữa không, đâu là nguyên nhân gây mất sữa?
  • 100 cách đặt tên đẹp, hay và độc đáo cho con gái họ Nguyễn
  • Quan hệ sau ngày rụng trứng sinh con trai có đúng không? Những bí kíp dành cho các cặp vợ chồng đang săn quý tử
  • Tính chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để cải thiện chiều cao cho con từ trong bụng mẹ
  • Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 4 có được uống thuốc không?
  • Ra máu đen khi mang thai 3 tháng đầu là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ bầu không nên chủ quan!
  • Thiếu máu khi mang thai 3 tháng đầu có biểu hiện như thế nào?
  • Mang thai 3 tháng đầu có nên đặt thuốc Fluomizin hay không?
  • Thai lưu 8 tuần nên hút hay uống thuốc, cách nào thì an toàn cho chị em?

Đang cho con bú uống trà sữa được không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm đặt ra. Đặc biệt với những mẹ có thói quen uống trà sữa mỗi ngày, mê mệt món đồ uống siêu hấp dẫn này.

Thế nhưng đứng dưới vai trò một người mẹ, chị em vẫn còn nhiều lưỡng lự. Để giải đáp chi tiết và chính xác nhất câu hỏi này hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của trung tâm pha chế Tam Long Group chị em nhé!

Trà sữa – Lợi hay hại? Mẹ bỉm đang cho con bú uống trà sữa được không?

Trà sữa có lợi hay có hại?

Thực tế, trà sữa không hề gây hại. Chúng chỉ thực sự gây tác động xấu đến sức khỏe của người uống khi lạm dụng quá nhiều. Cũng như bắt nguồn do nguồn nguyên liệu pha chế không đảm bảo.

Như đã biết trà sữa là loại thức uống có nguồn gốc từ Đài Loan. Thức uống này được điều chế từ hai nguyên liệu chính là trà và bột sữa. Trà vốn có hàm lượng lớn các chất oxy hóa. Kèm theo đó trà có chứa caffeine giúp tăng khả năng tập trung. Nó giúp hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa, giảm cân.

Mẹ sau sinh uống trà sữa được không

Bột sữa cũng vậy, ngòn ngọt, beo béo, kích thích vị giác. Chưa kể topping đi kèm với món giải khát này là trân châu, thạch, mứt,.. cũng là những thực phẩm rất lành tính. Kết hợp các nguyên liệu này với nhau tạo nên hương vị đồ uống thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng.

Thế nhưng nhiều người lại có thói quen dùng trà sữa hàng ngày. Họ uống nhiều với tần suất lớn. Chính điều này gây “phản tác dụng”. Chất caffeine và axit tannic trong trà lúc này sẽ biến thành trở ngại lớn trong quá trình hấp thụ và xử lý các chất. Bột sữa gây béo phì. Hàm lượng đường nạp vào máu tăng cao. Chúng gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe người uống.

Chưa kể, ở một số đơn vị kinh doanh vì chạy theo lợi nhuận đã sử dụng những nguyên liệu, chất phụ gia độc hại. Từ đó món đồ uống yêu thích này trở thành con dao hai lưỡi làm hại đến sức khỏe.

Trà sữa để được mấy tiếng, trà sữa pha sẵn để được bao lâu

Sốt có nên uống trà sữa

1 ly trà sữa bao nhiêu calo

Mẹ bỉm đang cho con bú uống trà sữa được không?

Nhiều mẹ thường đặt câu hỏi đang cho con bú uống trà sữa được không. Thậm chí nhiều chị em chắc nịch rằng món đồ uống đó sạch, an toàn, được pha chế tiêu chuẩn chắc vẫn có thể uống. Câu trả lời chính là Không Nên. Thực tế, cho dù có được pha chế chuẩn chỉ thế nào, những tác động của đồ uống này lên cả mẹ và bé đều vẫn không hề tốt chút nào.

Những ảnh hưởng của trà sữa đến sức khỏe mẹ và bé

Nhìn vào những tác động của dưới đây của trà sữa đến mẹ và bé bạn sẽ hiểu được vì sao đang cho con bú các bác sĩ khuyến khích mẹ không nên dùng món đồ uống này.

Mẹ sau sinh uống trà sữa được không

Gây thiếu máu ở mẹ

Uống trà sữa nhiều trong giai đoạn cho con bú sẽ làm mẹ dễ bị thiếu máu. Điều này bắt nguồn từ việc chất axit tannic trong trà sẽ kết hợp với sắt trong máu. Nó ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng ở đường ruột. Lâu ngày sẽ làm mẹ gặp phải tình trạng thiếu máu trầm trọng.

Tác động xấu đến chất lượng sữa

Một tác động khác mà mẹ cần lưu ý khi uống quá nhiều trà sữa trong giai đoạn cho con bú chính là làm giảm chất – lượng sữa. Các chuyên gia sức khỏe tổng kết rằng:

  • Chất axit tannic trong loại thức uống này có thể gây trở ngại tuần hoàn máu ở tuyến sữa
  • Nó làm giảm lượng sữa tiết ra.
  • Chưa kể, khi nồng độ axit này ngày càng tăng cao có thể khiến tồn dư lượng axit
  • Đi kèm với đó là caffeine làm giảm chất lượng sữa bé nạp vào cơ thể.

Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé – Mẹ nghĩ đang cho con bú uống trà sữa được không?

Đây chính là điều mà rất rất nhiều mẹ cần phải quan tâm và đặc biệt cần phải lưu ý. Trẻ ở giai đoạn sơ sinh rất non nớt. Các bộ phận chưa phát triển toàn diện. Những chất nạp vào cơ thể mẹ sẽ theo sữa đi vào đường ruột của bé. Chúng gây ra những tác động xấu đến trẻ. Bao gồm những chứng bệnh như:

  • Co thắt dạ dày;
  • Trẻ bị tiêu chảy;
  • Quấy khóc;
  • Thở gấp;
  • Ảnh hưởng thần kinh của trẻ,…..

Mẹ sau sinh uống trà sữa được không

Làm giảm hiệu quả quá trình giảm cân sau sinh

Tác động tiếp theo gây ảnh hưởng đến mẹ chính là làm giảm hiệu quả giảm cân, làm chậm quá trình lấy lại vóc dáng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp từ lượng đường và chất béo mẹ nạp vào mỗi ngày thông qua món đồ uống này. Vì vậy hãy hạn chế thậm chí là tránh xa trà sữa nếu muốn cả mẹ và bé đều khỏe mẹ nhé!

Học làm barista

Học làm kem

Bao lâu sau khi sinh mẹ có thể uống trà sữa?

Tuy nhiên, tin đáng mừng là mẹ vẫn có thể thưởng thức món đồ uống mình yêu nhưng nên chú ý về thời điểm và tần suất mẹ nhé. Các chuyên gia cho thấy rằng mẹ có thể sử dụng trà sữa khoảng 6 tháng sau sinh, khi bé đã đủ cứng cáp và có thể dùng thêm đồ ăn ngoài.

Mặc dù vậy, vẫn nên hạn chế món đồ uống này nhiều nhất có thể vì chính sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt đối với những mẹ muốn sớm ngày lấy lại vóc dáng, tránh xa hoặc hạn chế thức uống nhiều đường này sẽ giúp quá trình giảm cân trở nên hiệu quả hơn.

Qua bài viết này, trung tâm pha chế Tam Long Group đã giúp mẹ đưa ra câu trả lời xác đáng nhất cho câu hỏi: “Đang cho con bú uống trà sữa được không”. Lưu ý hơn về tần suất và thời điểm thưởng thức món đồ uống này để tránh gây ra những tiêu cho sức khỏe của con và mình mẹ nhé!