Mẹ chồng so sánh con dâu với con gái

Ngày về làm dâu, mẹ chồng cười bảo: “Con gái, con dâu mẹ đều coi như con của mẹ!”. Con dâu tin sái cổ. Nhưng càng ngày con dâu càng nhận ra một sự thật phũ phàng: con dâu - con gái trong lòng mẹ chồng mãi mãi vẫn là 2 loài khác biệt!

  • Con dâu gặp họa vì “chóp chép”
  • "Bái phục" trước thái độ của con dâu
  • “Con xin từ chức con dâu mẹ!”

Con gái và con dâu cùng mang bầu, mẹ chồng mua cá chép nấu cháo mang sang tận nhà con gái. Con dâu tự mua cá về nấu cháo thì mẹ lắc đầu bảo: “Cần gì phải ăn. Có bổ béo gì đâu!”.

Con gái nghén thèm ăn, ăn suốt ngày, đến nhà mẹ đẻ cũng ăn hết thứ nọ đến thứ kia. Mẹ chồng cười hiền từ: “Ăn được là tốt con ạ!”. Con dâu cũng nghén thèm ăn y chang, mẹ chồng nhìn nhìn rồi phán: “Ăn gì mà ăn nhiều thế? Ăn lắm con to không đẻ được đâu!”.

Lúc đi sinh, con gái chưa ra khỏi nhà mẹ đã tới bệnh viện đợi sẵn với đủ các thứ đồ lỉnh kỉnh được chuẩn bị chu đáo từ đời nào. Con dâu đi sinh, cấp cứu từ 5 giờ sáng hôm trước mà tận 3 giờ chiều hôm sau mẹ chồng mới đi tay không vào, cười giả lả: “Mẹ đi vội quá!”.

Lúc con gái sinh bé được 3 tháng thì về nhà đẻ cho mẹ chăm một thời gian (cũng tức là nhà chồng của con dâu). Mẹ lăng xăng làm tất cả mọi việc từ giặt tã tới đun nước cho cháu rồi con gái tắm, cấm con gái không được động tay vào việc gì.

Mẹ chồng so sánh con dâu với con gái

Ngày về làm dâu, mẹ chồng cười bảo: “Con gái, con dâu mẹ đều coi như con của mẹ!”. Con dâu tin sái cổ (Ảnh minh họa)


Đến khi con dâu mới sinh được một tháng mấy ngày, chồng thương xa bố xa mẹ nên giặt giũ phục vụ vợ thì mẹ chồng mặt nặng trịch: “Ngày xưa mẹ đẻ xong, có vài ngày là sờ nước lạnh, làm ào ào ra, chả làm sao! Các cô bây giờ sướng quá nên sinh ỷ lại thế ấy chứ!”.

Mọi việc từ to tới nhỏ trong nhà, mẹ chồng khoán cho con dâu làm hết. Đến đi chợ giúp con dâu lúc con dâu lỡ việc về muộn cũng đừng mơ. Nhưng ngày ngày, cơm nước xong mẹ chồng lại chạy sang nhà con gái, vừa đi thăm cháu ngoại vừa tiện thể làm giúp con gái việc nhà chồng. Để rồi tối về, mẹ chồng nằm khểnh xem ti vi, con dâu thì trong bếp hì hụi nấu cơm, vừa phải canh nồi thịt kho, vừa địu con trên lưng.

Con gái họa hoằn lắm mới biếu mẹ vài đồng tiền thì mẹ chồng thì kể lể đến chục lần chưa chán, khen nức nở: “Đúng là con gái có hiếu nhất!”. Con dâu vừa nuôi mẹ chồng, vừa biếu biếu tiền hàng tháng cho bà tiêu vặt thì mẹ cho đấy là trách nhiệm phải nuôi: “Con dâu về nhà chồng thì phải toàn tâm toàn ý có trách nhiệm với đằng nhà chồng. Đừng có nghĩ biếu được mẹ chồng mấy đồng lẻ đã kể công!”.

Mẹ chồng được bạn đi du lịch về tặng cái áo nhưng bà chê lòe loẹt, con gái cũng chê, bà bèn gọi con dâu vào cho. Sau hôm đó, đi đâu bà cũng khoe khoang mình yêu thương con dâu thế nào, quý mến con dâu ra sao. Đấy, có cái áo, con gái không cho mà để dành cho con dâu thì biết rồi nhé! Trong khi ấy, con dâu mua tặng bà hết thứ nọ đến thứ kia bà hình như quên sạch trơn, không có khái niệm phải nhớ.

Hai ngày cuối tuần, cả gia đình hội họp ăn uống linh đình, ầm ĩ nhà cửa. Tàn tiệc tất nhiên là có cả một đống chiến trường cần thanh toán.

Con gái vào bếp rửa bát cùng con dâu thì mẹ chồng xót xa thương tiếc: “Ở nhà nó ô sin làm hết, vậy mà về đẻ lại phải rửa bát! Thôi, đừng làm nữa, ra đây ngồi chơi uống nước đi con!”. Thế mà thi thoảng mẹ chồng lại chép miệng nói với con dâu: “Con ở nhà này sung sướng thật, được mẹ và anh em nhà chồng giúp đỡ hết lòng!”.

Cháu nội và cháu ngoại đều thích nghịch trò “cưỡi ngựa”, tức là ngồi lên bụng người lớn mà đùa. Thế nhưng, cứ hễ thấy cháu ngoại ngồi lên bụng con gái là bà nhắc và tìm mọi cách dỗ cháu chơi trò khác. Bà sợ con gái đau bụng. Nhưng cháu nội ngồi lên con dâu thì bà cười hì hì bảo: “Cái thằng này chỉ được cái nghịch ngợm!”. Xong, bà còn trêu cho cháu nhảy nhiều và mạnh hơn. Con dâu méo mặt!

Vợ chồng con dâu ở chung với ông bà, Tết nhất chi tiêu mua sắm, con dâu một tay lo hết chả thiếu cái gì. Con gái cũng phải sắm Tết, nhưng mỗi lần chạy sang nhà đẻ là thể nào cũng có đủ thứ xách theo mang về. Đấy chính là những thứ con dâu đã sắm về nhưng mẹ chồng bảo: “Con mang về bên đó cho đỡ tốn tiền mua! Bên này không cần, mà nếu cần thì mua lại sau cũng được!”.

Mẹ chồng so sánh con dâu với con gái

Nếu kể hết ra thì hết ngày, con dâu lại lăn tăn quá. Liệu có thực đúng là mẹ chồng coi con dâu như con gái không nhỉ? (Ảnh minh họa)


Trước Tết, con dâu còn chuẩn bị một khoản biếu mẹ chồng gọi là tiêu Tết. Bà vui cười hớn hở nhận luôn: “Cho mẹ xin!”. Tết, con gái sang chúc Tết, mừng tuổi mẹ. Mẹ chồng âu yếm: “Tấm lòng mẹ nhận rồi. Còn tiền mẹ cho lại các con. Các con còn thiếu thốn, bày vẽ làm gì. Lần sau mừng tượng trưng thôi thì mẹ sẽ nhận!”. Ngay sau đó, con dâu cũng tiến lên mừng tuổi mẹ chồng. Mẹ cũng cười âu yếm: “Đúng là con dâu ngoan! Mẹ cảm ơn!”.

Mặc dù từ ngày con dâu về nhà tới nay, mẹ chồng hầu như mỗi ngày đều nhắc với con dâu cái câu cửa miệng: “Con dâu - con gái, tất cả mẹ coi như con!”. Nhưng cứ nghĩ đến một số sự việc như trên, mà đấy chỉ là một số thôi, còn nếu kể hết ra thì hết ngày, con dâu lại lăn tăn quá. Liệu có thực đúng là mẹ chồng coi con dâu như con gái không nhỉ?

Có lẽ cũng có những trường hợp như vậy. Nhưng để được như thế thì có lẽ nàng dâu ấy phải trúng số độc đắc. Thôi, tốt nhất đừng nghe những gì mẹ chồng nói!


Bẫy của mẹ chồng

Mẹ chồng so sánh con dâu với con gái

From: doc giaSent: Wednesday, February 03, 2010 5:11 PM

Đúng vào lúc tôi đang băn khoăn với hoàn cảnh một người bạn già, cũng đang có con dâu thì đọc được tâm sự của bạn. Điều đầu tiên tôi nhận thấy là đạt đến sự hòa hợp thật lòng giữa hai con người...không ruột thịt thật là khó! Và hình như trong quan hệ "nàng dâu mẹ chồng" lại càng khó hơn!

Bạn nghĩ mà xem, không sinh dưỡng, "bỗng dưng" chỉ vì một người đàn ông mà họ yêu, cô gái ấy phải gọi người phụ nữ ấy là mẹ! Rồi nếu hoàn cảnh không thể sống riêng sau ngày cưới, hai người họ phải chung sống với nhau cùng một mái nhà, hai thế hệ, hai tâm lý, hai suy nghĩ dù cùng là phụ nữ nhưng phụ nữ thì vốn hẹp hòi, bạn đồng ý không?

Quảng cáo

So sánh một cách dễ hiểu, đối với mẹ ruột, con gái bất bình mẹ đem chuyện kể lể với người thứ 3, người ta gọi đó là than phiền! Nhưng cũng chừng ấy bất bình, con dâu than phiền, người ta gọi là "nói xấu"!

Tôi rất cảm thông với bức xúc của bạn trong vấn đề bạn nêu. Tôi cũng tin những bộc bạch của mẹ bạn là chân thành nên càng khiến bạn giận chị dâu là có "cơ sở". Bởi vì bằng vào những câu than oán với chồng cách như thế, ai đọc cũng có thể nghĩ là chị ấy thực sự đã rất khổ sở khi phải sống cảnh làm dâu. Tuy nhiên, ở đây ta phân tích thêm về tâm lý của chị ấy, đặt ta vào vị trí chị ấy để hiểu thêm vấn đề.

Quảng cáo

Bạn không nói rõ nhưng tôi đoán rằng cưới nhau về chị dâu bạn đã trải qua thời gian khó khăn, thu nhập ít ỏi với chuyên môn là nghề trang điểm? Sinh con xong, việc chưa tìm được, chị ấy bàn với mẹ chồng là nấu xôi bán tại nhà để tiện trông nom con. Từ ý kiến đó, mẹ chồng đưa ra nhận định về nghề của chị ấy, dù rằng thực tế nhưng khiến chị ấy chạnh lòng, cho rằng bị khinh miệt!

Khi người ta mặc cảm về bản thân không được tôn trọng, họ rất dễ nhìn thấy những điều khác có ý nghĩa tệ hại tương tự. Ví dụ như chị ấy khoe kết quả siêu âm thai, trong suy nghĩ hớn hở thì lại bị mẹ chồng làm cụt hứng với phê bình là "lãng phí"! Rồi con dâu đau sau sinh, mẹ không an ủi lại so sánh với mình lúc sinh con ngày trước! Tôi hiểu với suy nghĩ của bà, thì với con gái ruột chắc bà cũng nói như vậy. Nhưng mỗi lần mỗi ít, mẹ vô tình và con dâu thì hữu ý!

Tất nhiên là về phía con dâu cũng có những lời nói, những cư xử khiến mẹ chồng không vừa ý, đại loại chê cơm nước đơn điệu v.v... Bạn ạ, trong rất nhiều hoàn cảnh ta nghe thấy về những sự chịu đựng giữa nàng dâu và mẹ chồng, thì đúng là chị dâu bạn đã may mắn hơn rất nhiều cô gái khác. Trong sự thất vọng của bạn về chị, không thể trách bạn đứng về phía mẹ khi bạn nhận định là chị dâu đã sống không thật tình và còn bội bạc với lòng yêu thương của mẹ.

Nhưng dù sao tất cả những điều chị ấy suy nghĩ, chị ấy viện dẫn cũng có xảy ra chứ không phải là đặt điều, đúng không? Và như bạn thấy đấy, mẹ và chị dâu bạn vẫn không có xích mích nặng nề, chỉ là "bằng mặt không bằng lòng" thôi! Tôi cũng không có giải pháp nào đề nghị với bạn để giúp bạn "giải quyết" vấn đề, tôi chỉ nêu lên một chút tâm lý về một phía để mong bạn nhìn lại điều bạn vừa nhận thấy để bạn đánh giá chị dâu một cách bớt nặng nề hơn!

Nếu như bạn cảm nhận mẹ bạn thật lòng yêu thương con dâu và mẹ đang buồn vì bị con dâu vô hình trung phủ nhận đi lòng yêu thương ấy. Vậy thì bạn đừng nhân thêm nỗi buồn cho mẹ. Hãy nghĩ rằng chị dâu chỉ hiểu không đúng ý của mẹ nên lúc nào đó thuận tiện, chị em có dịp trao đổi bạn hãy khéo léo khơi gợi cho chị tâm sự và thay mẹ giải thích. Tôi không muốn đưa ra lời khuyên kiểu "sách vở, máy móc", chỉ muốn người trẻ tuổi như bạn hãy khoan nóng vội khi giải quyết mọi tình huống cần sự lắng nghe và thấu hiểu. Đôi lời cùng bạn, chúc gia đình bạn hạnh phúc.

Ý kiến gửi về (Gõ có dấu, gửi file kèm).