Mẫu hồ sơ quản lý thiết bị

Mẫu sổ theo dõi máy, thiết bị y tế sẽ giúp cho công tác quản lý y tế được hiệu quả, chính xác, rõ ràng hơn. Nội dung cơ bản của mẫu sổ theo dõi máy, thiết bị y tế gồm các nội dung như tên thiết bị y tế, hãng nước sản xuất, quy cách, đơn vị, giá tiền...Mọi nội dung bên trong mẫu sổ theo dõi máy và thiết bị y tế phải được trình bày một cách cụ thể, công khai.

SỔ LÝ LỊCH TRANG THIẾT BỊ

Tên thiết bị: ……………… Mã số..................

Nơi sử dụng................

Năm sản xuất...................

Ngày nhận máy:..................

Ngày đưa vào sử dụng:................

Thời gian hết bảo hành:................

Nhãn hiệu máy (Model):..........

Nước sản xuất: ………

Số máy (Serial):...............

Nguồn cấp (nhận từ đâu):............

Tình trạng khi nhận:................

Phụ kiện của máy nếu có (dụng cụ và phụ tùng kèm theo)

1.

2...

Những vấn đề phát sinh như bảo dưỡng, sửa chữa...

Một số ví dụ về biểu mẫu

Mẫu hồ sơ quản lý thiết bị

Mẫu hồ sơ quản lý thiết bị

Mẫu hồ sơ quản lý thiết bị

* Hồ sơ quản lý trang thiết bị của hệ thống QLCL theo QĐ 2429

Bộ hồ sơ quản lý trang thiết bị gồm 01 quy trình quản lý và 11 biểu mẫu: Danh mục trang thiết bị, Biên bản bàn giao thiết bị, Lý lịch thiết bị, biểu mẫu theo dõi nhiệt độ, Nhật ký sử dụng thiết bị, Kế hoạch hiệu chuẩn và bảo dưỡng thiết bị, Đánh giá kết quả hiệu chuẩn, Phiếu bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, Danh sách nhà cung cấp thiết bị, Biên bản gửi thiết bị sử chữa-hiệu chuẩn, Phiếu theo dõi khử nhiễm thiết bị.

Dưới đây là một số ví dụ 

Mẫu hồ sơ quản lý thiết bị

Mẫu hồ sơ quản lý thiết bị

Mẫu hồ sơ quản lý thiết bị

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Mẫu hồ sơ quản lý thiết bị
  facebook.com/BVNTP

Mẫu hồ sơ quản lý thiết bị
  youtube.com/bvntp

Mã thủ tục CBSX
Tên thủ tục Công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế (2021)
Trình tự thực hiện

Bước 1: Trước khi thực hiện sản xuất trang thiết bị y tế, người đứng đầu cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế có trách nhiệm gửi hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất theo quy định đến Sở Y tế nơi cơ sở sản xuất đặt trụ sở

Bước 2: Khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y tế cấp cho cơ sở thực hiện việc công bố Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP;

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử các thông tin sau: Tên cơ sở sản xuất; tên người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất; các trang thiết bị y tế mà cơ sở đó sản xuất; địa chỉ, số điện thoại liên hệ và hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất, trừ quy trình sản xuất và quy trình kiểm tra chất lượng.
Cách thực hiện Nộp hồ sơ trực tuyến tại cổng dịch vụ công trực tuyến về quản lý trang thiết thiết bị y tế
Thành phần hồ sơ - Văn bản công bố đủ điều kiện sản xuất theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP
- Bản kê khai nhân sự theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định  số 36/2016/NĐ-CP
- Văn bản phân công, bổ nhiệm người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất
- Bản xác nhận thời gian công tác theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 36/2016/NĐ-CP
- Văn bằng, chứng chỉ đã qua đào tạo của người phụ trách chuyên môn
- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng
- Hồ sơ chứng minh địa điểm, diện tích, nhà xưởng sản xuất phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất
- Hồ sơ về thiết bị và quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất
- Hợp đồng với cơ sở đủ năng lực kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất
- Hồ sơ về kho tàng bảo quản trang thiết bị y tế
- Hồ sơ về phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế
Điều kiện thực hiện

Điều kiện về nhân sự của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế

1. Điều kiện của người phụ trách chuyên môn:

a) Có trình độ từ cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc trình độ từ đại học chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược trở lên;

b) Có thời gian công tác trực tiếp về kỹ thuật trang thiết bị y tế tại các cơ sở trang thiết bị y tế từ 24 tháng trở lên;

c) Làm việc toàn thời gian tại cơ sở sản xuất. Việc phân công, bổ nhiệm người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất phải được thể hiện bằng văn bản.

2. Có đội ngũ nhân viên đáp ứng được yêu cầu sản xuất đối với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.

Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và quản lý chất lượng của cơ ssản xuất trang thiết bị y tế

1. Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng sản xuất phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.

2. Có thiết bị và quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất. Trường hợp không có thiết bị kiểm tra chất lượng thì phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.

3. Có kho tàng bảo quản đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau đây:

a) Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản;

b) Bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm;

c) Đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng.

4. Có phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở sản xuất đến nơi giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.

5. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 36/2016/NĐ-CP.

6. Trường hợp cơ sở không có kho tàng và phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế thì phải có hợp đồng với cơ sở đáp ứng yêu cầu về kho tàng và vận chuyển trang thiết bị y tế theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
Thời hạn giải quyết 3
Đối tượng thực hiện Doanh nghiệp, Tổ chức
Căn cứ pháp lý

- Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

- Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng  5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế
Phí
Cơ quan thực hiện Sở Y Tế
Lĩnh vực Nhóm thủ tục Công bố
Ngày có hiệu lực
Ngày hết hiệu lực