Lí do vì sao người ta làm nhà tang lễ

[Bài viết Ý kiến không nhất thiết trùng quan điểm của VnExpress.net]

Số là nhằm đúng những ngày đầu xuân thì ở làng tôi có đám tang của một người bị ung thư đại tràng đã vài năm, đầu năm nay thì mất. Đám tang đã buồn rồi, đám tang của người trẻ còn buồn hơn.

Ngày xuân mưa rét cộng với tiếng kèn trống, than khóc nỉ non thì còn gì là không khí xuân nữa. Đám tang của anh cũng như các đám tang trong vùng là được tổ chức hoành tráng, ăn uống linh đình, tốn kém, mất nhiều thời gian...

Chứng kiến đám tang của anh và nhiều đám tang khác ở nhiều vùng quê, tôi nhận thấy hiện nay rất nhiều người mong muốn thay đổi nhiều hủ tục để làm cho cuộc sống trở nên văn minh hơn. Một số điều mà mọi người mong muốn cần phải thay đổi trong đám tang là:

- Ăn uống nên hạn chế. Khi người chết đang còn nằm đấy, nếu là người chết trẻ, bệnh tật mà lại ngồi ăn uống thì thật khó mà nuốt trôi được. Đáng mừng là nhiều vùng quê giờ đã không tổ chức ăn uống trong tang lễ. Khi có việc tang thì họ hàng, làng xóm vẫn đến giúp đỡ, chia buồn bình thường nhưng đến bữa thì ai về nhà đấy, gia chủ không phải làm cỗ vất vả, nhiêu khê.

Có chăng gia chủ chỉ làm vài ba mâm cho người ruột thịt hoặc khách ở xa mà thôi. Việc tổ chức ăn uống [nếu có] thì được tổ chức vào dịp 49 hoặc 100 ngày. Dịch Covid -19 này càng cho thấy điều này là rất đúng, nên trở thành nếp văn hóa của mỗi vùng quê.

- Thay vì đội nhạc hiếu nỉ non, bật loa hết công suất ảnh hưởng đến làng xóm là những bản nhạc hiếu được thu vào USB, thẻ nhớ... Nhiều nơi đã thực hiện được điều này, rất là văn minh.

- Tổ chức tang lễ không nên hoành tráng, tốn kém. Mới đây có người chia sẻ rằng dịp dịch Covid-19 này anh được chứng kiến 2 đám tang. Đám tang mùa dịch hiu hắt thật đấy nhưng nó bớt hình thức, thay vào đó là tình cảm được sẻ chia một cách chân thực. Ngoài ra, đám tang cũng không nên kéo dài, bởi sẽ càng làm cho người thân thêm đau buồn. Tang lễ đã kéo dài rồi lại tuần rằm, mồng Một, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu, rồi cải táng nữa rất là vất vả, khổ sở mà người sống phải gánh chịu.

Ngoài ra nếu kéo dài thì không khí đau buồn của tang lễ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mọi người, làm tâm lý mọi người u hoài, năng suất lao động giảm sút. Theo Luật lao động thì khi Tứ thân phụ mẫu mất người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày. Tuy vậy nhiều đám tang ở quê có nhiều thủ tục nhiêu khê làm con cháu của người đã khuất rất mệt mỏi, rất khó có thể đi làm ngay sau 3 ngày nghỉ lo tang lễ đó.

Nhiều chủ sử dụng lao động người Nhật, Hàn... đã nhiều lần lên tiếng phàn nàn về vấn đề này.

- Nên hỏa táng thay vì chôn cất rồi cải táng. Đáng mừng là hiện nay nhiều vùng quê đã thay việc chôn cất bằng hỏa táng. Tuy nhiên có một vấn đề là khi hỏa táng xong thì thường lại xây mộ [dù to hay nhỏ] tốn đất trong khi quỹ đất của các vùng không thể là vô hạn. Bởi vậy nên chăng hỏa táng xong đem rải tro cốt xuống sông, xuống biểnvừa mát mẻ lại vừa không tốn đất. Đó chính là hình thức Thụ táng. Thụ tángcòn gọi là lộ thiên táng, là đem tro xương của người chết chôn dưới gốc cây hoặc rải lên một khoảnh đất nào đó rồi trồng lên chỗ ấy một cây làm kỷ niệm. Thụ táng không có huyệt mộ, không có bia mộ, chỉ có một phiến đá đặt dưới gốc cây hay một miếng kim loại treo lên thân cây ghi họ tên, năm sinh, năm mất của người chết. Hiện nay thụ táng được xem là một trong những hình thức mai táng hiện đại trên thế giới, một xu hướng mai táng của tương lai.

Xem xét những điều mà nhiều người mong muốn đám tang ở các vùng quê hiện nay cần thay đổi ở trên chúng ta thấy rằng đó cũng chính là nhiều điều đang diễn ra ở đa số các đám tang ở thành phố: gọn nhẹ, không ăn uống, không kèn trống, hỏa thiêu thay vì chôn cất.

Đó cũng chính là những điều mà nhiều người ở quê cũng mong muốn đám tang ở quê cũng được tổ chức như vậy. Đặc biệt hơn nữa là: tại sao đám ma ở quê lại không tổ chức ở nhà tang lễ thay vì tổ chức ở nhà.

Để làm được điều này thì cần quy hoạch để mỗi một đơn vị hành chính ở mỗi vùng quê [một huyện chẳng hạn] đều có một nhà tang lễ cộng đồng [NTLCĐ], việc tang lễ nên tổ chức ở đây. Việc quy hoạch này nghe có vẻ là lạ. Điều này nó giống như chuyện trong quy hoạch thì mỗi khu dân cư phải có một khu xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường - thực sự cần thiết. Nhưng trước kia nghe có vẻ cũng kỳ kỳ như vậy đến bây giờ chúng ta mới nhận ra. "Sinh, lão, bệnh, tử" là quy luật ở đời, hiển nhiên việc tang lễ là quan trọng nhưng quan trọng hơn là khi sống thì đã được sống như thế nào.

Chúng ta thường nói: chết là hết. Người chết đã chết rồi. Những người thân, họ hàng đang còn sống của người chết thì vẫn phải sống. Không nên vì lo đám tang hoành tráng cho người chết mà để người sống phải vất vả quá, "chết dở". Ở các vùng quê cũng cần có NTLCĐ để tang lễ người chết được tổ chức ở đây. Việc này làm cho việc tổ chức tang lễ cho người chết ở các vùng quê sẽ văn minh vì: trang trọng, tiết kiệm, không ảnh hưởng đến hàng xóm... Điều này cũng chính là để góp phần làm cho cuộc sống trở nên văn minh hơn.

>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.

Anh Phạm

Ngày đăng: 03/12/2020 - 12:30 AM Người đăng: Admin Lượt xem: 532 Lượt xem

Cuộc đời của mỗi con người đều tuân theo quy luật Sinh – lão – bệnh – tử. Ai rồi cũng sẽ trải qua giây phút biệt ly, tiễn đưa người thân về cõi vĩnh hằng. Khoảng thời gian này thường khiến chúng ta suy sụp và khó có thể chuẩn bị hậu sự cho người thân thật chu toàn.

Thấu hiểu được nỗi lo đó, nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương cung cấp dịch vụ mai táng hỗ trợ gia đình vượt qua đau thương. Mời gia đình cùng Tang Lễ Martino tìm hiểu thêm về dịch vụ này thông qua bài viết sau.

Nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương

QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TANG LỄ NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương được thành lập vào năm 1960. Trải qua khoảng thời gian hoạt động lâu dài, đơn vị đã từng trở thành một trong những nhà tang lễ lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. 

Nhà tang lễ bắt đầu xây dựng vào năm 1903 và những người thợ chủ yếu là người Việt gốc Hoa thuộc hội Quảng Đông. Công trình Nguyễn Tri Phương được đầu tư về vật chất là ý tưởng rất lớn. Mục đích lúc bấy giờ của các thương nhân giàu có gốc hoa chính là xây dựng nhà tang lễ quy mô lớn.

Nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương có diện tích khá lớn

Do ảnh hưởng khá nhiều từ khi sáng lập nên đặc điểm tổ chức mai táng tại nhà tang Nguyễn Tri Phương có nét giống với văn hóa Trung Hoa. Đặc biệt là vấn đề ngày giờ, các gia đình Hoa luôn chọn giờ tốt, ngày tốt và cần giữ gìn thi thể chờ ngày tẩm liệm. Vì vậy nhà tang đã trang trị mà hệ thống phòng lạnh bảo vệ thi thể chất lượng cao. Thiết kế công nghệ rất khoa học đảm bảo thời gian được tính toán cẩn thận.

Nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương có kiến trúc xây dựng vô cùng kiên cố. Sau hơn 80 năm hoạt động đến nay, nhà tang luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mai táng long trọng, thiêng liêng. Kèm theo đó là quá trình đổi mới, cải tiến, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mai táng ngày nay.

ĐÔI NÉT KIẾN TRÚC CỦA NHÀ TANG LỄ NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nguyễn Tri Phương là một trong những nhà tang lễ nổi tiếng nhất nhì nước ta về nét kiến trúc cổ kính. Mặc dù xã hội đã có sự đổi thay và phát triển rất nhiều nhưng giá trị cổ kính tại nhà tang vẫn còn nguyên vẹn trong lòng người dân thành phố.

Nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương có diện tích lớn gấp nhiều lần so với các nhà tang được xây dựng sau này trên địa bàn Hồ Chí Minh. Xét về độ bề thế và tráng lệ thì cũng rất ít đơn vị có thể vượt qua nhà tang Nguyễn Tri Phương. 

Lối kiến trúc chủ chốt được xây dựng tại nhà tang chính là kiến trúc Tam Quan đặc biệt. Tượng Quan Âm được sắp xếp ngay đỉnh nhà tang. Vì vậy mà mỗi bước vào nhà tang Nguyễn Tri Phương, điều đầu tiên mà người dân nhìn thấy là Địa Tạng Bồ Tát và điển tích Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi 18 tầng địa ngục.

Dịch vụ cho thuê sảnh chính tổ chức tang lễ uy tín, chuyên nghiệp

Hệ thống ống khói là một đặc điểm kiến trúc đặc biệt của nhà tang Nguyễn Tri Phương. Trước chính sách vận động người dân hạn chế đốt vàng mã của nhà nước. Lắp đặt hệ thống ống khói đã giúp nhà tang duy trì không khí trang nghiêm, an toàn và không gây ngạt thở khi có nhiều tang lễ đang tổ chức.

Bắt nguồn từ nét tín ngưỡng Trung Hoa, nét kiến trúc tại nhà tang Nguyễn Tri Phương sở hữu 24 bức họa trên tường thể hiện các điển tích nói về tấm lòng hiếu thuận. Đây cũng là lý do khiến nhiều gia đình hài lòng và lựa chọn nhà tang là nơi chuẩn bị hậu sự cho những người thân yêu của mình.

THÔNG TIN CHÍNH CỦA NHÀ TANG LỄ NGUYỄN TRI PHƯƠNG

  • Nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương còn được gọi với một số cái tên khác như Nhà tang lễ Quảng Đông hoặc Nhà Quàn Quảng Đông.

  • Địa chỉ dịch vụ tổ chức mai táng Nguyễn Tri Phương nằm tại 336 Trần Phú, Phường 7, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

  • Đơn vị quản lý chính của nhà tang Nguyễn Tri Phương là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

  • Diện tích nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương bao gồm 808 mét vuông và nằm trong khuôn viên khoảng 5449 mét vuông của bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Nhà tang lễ được xây dựng theo phong cách cổ kính

  • Nhà tang có tổng cộng 17 phòng quản để tổ chức tang lễ. Các phòng được sắp xếp thành hai dãy đối diện nhau và có cả phòng quần đơn hoặc phòng quàn kép. Mỗi phòng quàn tổ chức đám tàng đều được trang bị phòng hậu và nhà vệ sinh riêng biệt. Mỗi năm, quy mô hoạt động của đơn vị đáp ứng nhu cầu tang lễ từ 800 đến 900 trường hợp.

  • Nhà tang cung cấp các mức chi phí thuê sảnh tổ chức tang lễ đa dạng tùy thuộc vào diện tích và nhu cầu của gia đình.  Mức giá phổ biến dao động từ 600.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Đối tượng sử dụng dịch vụ tang lễ thường là người Việt gốc Hoa hoặc người ngoại quốc sinh sống xung quanh khu vực nhà tang. Tang Lễ Martino là đối tác chính và tin cậy tại nơi đây. Nếu như gia đình có người thân sắp qua đời và có nhu cầu tổ chức tang lễ thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0944.44.88.22 Mr Tâm

Bài viết trên của Tang Lễ Martino đã giới thiệu đến gia đình thông tin về nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương. Mong rằng đây là chia sẻ hữu ích giúp gia đình lựa chọn nơi lo liệu hậu sự thật tốt cho những người thân yêu.

 => Có thể gia đình quan tâm: Cặp đèn cầy bái quan là gì?

Video liên quan

Chủ Đề