Gừng để được bao lâu

Ở nhiệt độ bình thường

Bạn hoàn toàn có thể bảo quản gừngở nhiệt độ bình thường nhưng phải cho chúng vào túi nhựa và để ở nơi khô ráo. Loại gia vị này sẽ vẫn giữ được mùi vị thơm ngon ở nhiệt độ bình thường trong khoảng hơn một tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng giấy bạc quấn chặt củ gừng và để ở nơi thoáng mát. Biện pháp này giúp bạn bảo quản gừng củ tươi ngon trong khoảng 2 tuần.

Trong tủ lạnh

Đây chính là cách bảo quản gừng tươi lâu. Chỉ cần dùng giấy thấm nước [loại dùng cho nhà bếp] bọc toàn bộ củ gừng rồi cho chúng vào túi ny-lon hàn kín trước khi để vào tủ lạnh, chất lượng gừng sẽ được đảm bảo tốt trong khoảng 2 tháng. Tuy nhiên, đừng gọt lớp vỏ của gừng vì sẽ mất đi tinh chất, không còn thơm và rất dễ bị khô.

Nghiền nát

Trước tiên, bạn phải nghiền củ gừng tươi với một ít muối, nước chanh và chút xíu đường. Sau đó, cho hỗn hợp gừng đã nghiền nhuyễn này vào trong một chiếc lọ sạch, có nắp kín, không để không khí lọt vào. Sau khi hàn kín nắp lọ, bạn cho lọ gừng vào tủ lạnh. Gừng được nghiền nát sẽ vẫn tươi trong vòng từ 6 tháng đến một năm.

Sấy khô và làm thành bột Để sấy khô gừng củ, hãy phơi nắng chúng khoảng một tuần. Tiếp tục nghiền nát củ gừng đã khô rồi cho bột gừng vào trong lọ có nắp kín và đậy thật chặt. Bạn có thể sử dụng bột gừng khô bất kỳ lúc nào với liều lượng tùy thích.

THAM KHẢO THÊM:

Mẹo giữ chanh và gia vị tươi lâu

Để giữ cho chanh, gừng, hành lá, ớt tươi lâu bạn đã biết cách chưa?

Chanh

Chanh là gia vị không thể thiếu trong căn bếp nhà bạn, tuy nhiên một số chị em do chưa biết cách bảo quản nên chanh nhanh bị héo vàng và đắng. Vì thế, hãy tham khảo các bí quyết dưới đây để lúc nào bạn cũng có thể được ăn chanh tươi nhé:

- Chanh nguyên quả: Muốn để chanh tươi lâu cả tuần, trước khi cất chanh bạn hãy đem rửa thật sạch vỏ bên ngoài, để ráo nước, bỏ vào túi nilon, buộc kín lại rồi mới cho vào tủ lạnh. Nếu bạn không buộc kín túi hoặc cứ để chanh vào tủ lạnh thì chanh rất nhanh héo.

Chanh còn nguyên quả muốn tươi lâu cần cho vào túi nilon buộc kín rồi cất trong tủ lạnh [Ảnh minh họa]

- Chanh cắt nửa: Còn với những miếng chanh đã cắt dở bạn không nên vứt đi rất lãng phí, cũng không nên cứ thế cho vào tủ lạnh [chanh sẽ bị khô, đắng]. Bạn hãy nhỏ một ít dấm lên một cái đĩa, úp miếng chanh lên trên, chanh sẽ để được lâu hơn.

Hành lá tươi

Hành tươi có lá mua về không dùng hết, bạn hãy làm theo các sau để bảo quản hành nhé:

- Cắt rễ, rửa sạch để ráo nước.

- Thái nhỏ [giống như để xào hoặc nấu] rồi cho vào cho vào túi nilon, hoặc hộp nhựa và để vào ngăn đá của tủ lạnh.

Hành lá cũng có thể bảo quản lâu nếu bạn biết cách [Ảnh minh họa]

- Khi nấu ăn, lúc nào thực phẩm chín mới lấy trong túi hành ra với lượng vừa đủ cho vào nồi, phần còn lại tiếp tục cất vào ngăn đá tủ lạnh.

Cách này có thể áp dụng cho cả rau mùi, thì là... đều được.


- Bảo quản gừng trong tủ lạnh: Bạn phải nghiền củ gừng tươi với một ít muối, nước chanh và chút xíu đường. Sau đó, cho hỗn hợp gừng đã nghiền nhuyễn này vào trong một chiếc lọ sạch, có nắp kín, không để không khí lọt vào. Sau khi hàn kín nắp lọ, bạn cho lọ gừng vào tủ lạnh. Gừng được nghiền nát sẽ vẫn tươi trong vòng từ 6 tháng đến một năm.

- Bảo quản trong giấy bạc: Bạn cũng có thể dùng giấy bạc quấn chặt củ gừng và để ở nơi thoáng mát.

- Vùi gừng trong cát: Đây là theo cách của dân gian, rất đơn giản, là vùi gừng xuống lớp cát ẩm. Cách này vừa giữ được gừng lâu tránh bị khô.

Bảo quản ớt

Sấy khô: Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ, bạn có thể dùng dao rạch quả ớt lấy hạt ra, ngâm vào nước sôi đã đun để hơi ấm, sau đó sấy khô. Lúc ăn chỉ cần ngâm lại bằng nước ấm ớt lại tươi như ban đầu.

Ớt có thể cho vào ngăn đá tủ lạnh cũng giữ được tươi lâu [Ảnh minh họa]

Cho vào ngăn đá tủ lạnh: Ớt mua về, ngắt hết cuống, rửa sạch, sau đó cho vào hộp đậy kín và để vào ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn chỉ cần lấy ra, rửa lại nước thì quả ớt sẽ mềm lại như cũ. Cách này theo kinh nghiệm của một số người nói thì có thể để được rất lâu mà ớt vẫn không bị hỏng.

Làm dấm ớt: Làm dấm ớt cũng là một cách để bạn giữ ớt lâu, tuy không còn tươi và có mùi hăng như lúc ban đầu nhưng ớt ngâm cũng có vị ngon riêng. Ớt chín mua về, cắt bỏ cuống, rửa sạch để cho ráo nước, dùng kim xâm thủng nhiều lỗ trên quả ớt, rồi xếp vào trong hộp, lọ. Sau đó đổ dấm ngập lên ớt, đập dập vài tép tỏi để lên trên và đậy kín nắp lọ, hộp lại.

Tác dụng chữa bệnh của củ gừng
Củ gừng, gia vị, vị thuốc
Cách làm gừng ngâm mật ong
Cách ngâm rượu gừng nghệ giúp chị em cải thiện vóc dáng
3 lợi ích của củ gừng
Trị cảm sốt bằng củ gừng tươi
Cách làm tinh dầu gừng tuyệt đối an toàn
Cách chữa rụng tóc bằng gừng đơn giản,

Gừng không chỉ một loại gia vị quen thuộc có trong nhiều món ăn thường ngày mà còn có thể dùng để giải cảm, trị ho, chữa đau bụng nhanh chóng. Cho nên ở khu vực bếp của mỗi gia đình luôn trữ sẵn vài củ để có thể sử dụng ngay. 

Và một trong những cách bảo quản gừng tươi cũng như cách bảo quản rau củ đơn giản và hiệu quả là nhất là cắt gừng thành các miếng nhỏ rồi phơi khô tầm khoảng 1 - 2 giờ. Sau đó bạn hãy cho gừng vào túi bóng rồi cất trên ngăn đông là đã có thể bảo quản được trong một khoảng thời gian dài.

Gừng còn được biết đến là một loại thuốc thảo dược trong Đông y, với đặc tính ấm, có vị cay và mùi thơm. Do đó khi dùng gừng ngâm với rượu trắng các bạn sẽ bảo quản được gừng trong thời gian dài và sử dụng rượu gừng đó để chữa đau lưng, làm giảm đau nhức xương khớp. Chúng còn hỗ trợ điều hòa khí huyết và giúp tăng tuần hoàn máu.

Ngoài ra với cách bảo quản gừng tươi này, các bạn có thể ngâm với rượu vang hay rượu táo để nêm nếm thức ăn hoặc pha chế thành những loại nước uống cocktail ngon miệng. 

  • Bạn chỉ cần gọt sạch vỏ, thái lát mỏng rồi cho vào hũ thủy tinh. 

  • Sau đó đổ rượu vào gừng với tỉ lệ 1 phần gừng, 5 phần rượu rồi đậy kín nắp. 

  • Sau khoảng 10 ngày là đã có thể lấy ra sử dụng. 

  • Các bạn nên nhớ bỏ chúng vào những nơi thoáng khí, mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo quản được lâu hơn.

Ngâm gừng với giấm không chỉ là cách bảo quản gừng tươi lâu mà ta còn có thể tận dụng nước gừng ngâm. Gừng sẽ giữ được độ tươi và mùi thơm vốn có, đồng thời ăn gừng ngâm giấm còn giúp cho bạn đào thải được những chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Hỗ trợ tiêu mỡ, đốt chất béo và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Các bạn chỉ cần cho gừng vào với giấm và đậy kín hũ sau 3 tuần là đã có thể sử dụng. 

Có thể nhiều bạn vẫn chưa nghe đến một loại thức uống được làm từ gừng tươi kết hợp cùng nước và đường vô cùng thơm ngon. Trải qua từ 5 - 7 ngày lên men từ hỗn hợp trên chúng ta sẽ có được món nước có ga bia gừng. Đây cũng là cách bảo quản thực phẩm  trong thời gian dài không những không làm mất đi vị của gừng mà còn có thể thưởng thức thêm món đồ uống mới trong những ngày cuối tuần rảnh rỗi.

Với cách bảo quản gừng tươi này, các bạn hãy cắt gừng thành từng miếng nhỏ đem trải đều lên khay và bỏ trong lò nướng hoặc máy sấy thực phẩm từ 60 - 70 độ C và để sấy từ 2 - 4 tiếng. Thành phẩm gừng sấy khô có thể sử dụng trong vài năm mà không làm mất đi mùi vị hay đặc tính cay nóng của gừng tươi. Lưu ý, sau khi sấy các bạn nên cho gừng khô vào các hộp thủy tinh đậy kín và bỏ cùng túi hút ẩm để có thể sử dụng trong thời gian dài.

Các bạn cũng có thể đem gừng đi phơi khô hoặc sấy khô rồi nghiền thành dạng bột. Kế đến là cho vào hũ đậy kín, bỏ ở nơi thoáng mát khi cần thì lấy ra sử dụng. Bạn có thể yên tâm dù cho là gừng đã nghiền nát thành bột thì vẫn giữ được tối đa các chất cũng như mùi vị của gừng tươi.

Bảo quản trong cát nghe có vẻ lạ lẫm thế nhưng đây lại là cách bảo quản gừng tươi vô cùng đơn giản và hiệu quả. Bạn chỉ cần cho gừng tươi mới vào sâu trong thùng cát rồi để ở nơi thoáng mát là được.

Với cách bảo quản này, trước hết bạn phải gọt vỏ củ gừng sạch sẽ, lấy chày đập cho nát rồi trộn cùng với muối, nước chanh và đường rồi cho tất cả vào hũ đậy kín nắp và để vào ngăn mát tủ lạnh. Gừng sẽ luôn được giữ trong trạng thái tươi mới như lúc đầu.

Mong rằng qua những cách bảo quản gừng tươi lâu dùng được cả năm mà Cleanipedia “bật mí” cho bạn trên đây, các bạn sẽ dễ dàng thực hiện tươi để luôn có gừng trong nhà. Vừa là gia vị nêm nếm thức ăn, vừa là thảo dược chữa được nhiều loại bệnh thì quá là tiện lợi phải không? Bạn cũng đừng quên theo dõi những bài viết kế tiếp của Cleanipedia nha.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 11 tháng 8 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề