Đánh giá sơ bộ là gì

Hiện nay, môi trường chính là một trong những vấn đề nóng bỏng được quan tâm hàng đầu. Các hoạt động bảo vệ môi trường cũng được Chính phủ ưu tiên thực hiện để đảm bảo đời sống sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của người dân. Để tiết kiệm thời gian chi phí điều tra và phân tích chất lượng môi trường thì việc phân loại dự án đầu tư  theo tiêu chí môi trường là rất thiết thực, có thể phân vùng nhóm dự án cần phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường và những nhóm nào không cần phải đánh giá.

Vì vậy Nhà nước đã đưa ra các quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường để hướng dẫn các cơ quan tổ chức có hành động đúng đắn nhất. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 [sau đây sẽ được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020].

Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường là dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

Theo đó các dự án đầu tư này bao gồm: Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; e] Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn. [theo khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020]. Đây là những dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao nên việc đánh giá sơ bộ tác động môi trường là rất cần thiết để tránh lãng phí thời gian và chi phí.

Khoản 2 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

“2. Thời điểm đánh giá sơ bộ tác động môi trường được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng.”

Theo đó, việc đánh giá sơ bộ tác động môi trường phải được thực hiện đồng thời cùng với nghiên cứu dự án, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư chứ không phải lập dự án chờ phê duyệt rồi mới đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định cụ thể nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường bao gồm:

a] Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tư với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác có liên quan;

b] Nhận dạng, dự báo các tác động môi trường chính của dự án đầu tư đối với môi trường trên cơ sở quy mô, công nghệ sản xuất và địa điểm thực hiện dự án;

c] Nhận diện yếu tố nhạy cảm về môi trường của khu vực thực hiện dự án đầu tư theo các phương án về địa điểm [nếu có];

d] Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án về quy mô, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, địa điểm thực hiện dự án đầu tư và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường;

đ] Xác định các vấn đề môi trường chính và phạm vi tác động đến môi trường cần lưu ý trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Theo đó, đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư. Vì vậy mà nội dung của đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng và thực tế để có thể đưa ra phương án giải quyết thích hợp nhất.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, quy định:

“4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất dự án đầu tư thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đồng thời với hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.”

Theo đó, các chủ dự án đầu tư thuộc nhóm I, nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường và phải đảm bảo chính xác, minh bạch.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét và phê duyệt nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường căn cứ theo quy định của pháp luật. Nội dung này phải đảm bảo đủ tính pháp lý và tính phù hợp với thực tế. Phê duyệt nội dung đánh giá đồng thời với chấp thuận chủ trương đầu tư.

Luật Hoàng Anh

Ảnh minh họa
Theo đó, đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường bao gồm dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục II, Mục I, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường thuộc một trong các trường hợp:

Dự án đầu tư công [trừ các dự án đầu tư công khẩn cấp, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch].

Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư [dự án PPP].

Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Nội dung đánh giá tác động môi trường

Nghị định quy định rõ nội dung đánh giá tác động môi trường gồm: Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tư với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác có liên quan.

Bên cạnh đó, nhận dạng, dự báo các tác động môi trường chính của dự án đầu tư đối với môi trường trên cơ sở quy mô, công nghệ sản xuất và địa điểm thực hiện dự án; nhận diện yếu tố nhạy cảm về môi trường của khu vực thực hiện dự án đầu tư theo các phương án về địa điểm [nếu có].

Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án về quy mô, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, địa điểm thực hiện dự án đầu tư và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường; xác định các vấn đề môi trường chính và phạm vi tác động đến môi trường cần lưu ý trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất dự án đầu tư thuộc đối tượng quy định nêu trên thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền xem xét đồng thời với việc thẩm định hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư và xây dựng.

Quy định chuyển tiếp

Dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước ngày 21/5/2021 với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung và dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước ngày 21/5/2021 thì không phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Dự án đầu tư đã thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường và được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì không phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường khi đề nghị Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 1/1/2021 và đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật vê bảo vệ môi trường thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận. Trường hợp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 1/1/2021 nhưng chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về đầu tư công.

Chí Kiên


Ngoài quy định về báo cáo ĐTM cùng các loại hồ sơ khác, mới đây Luật BVMT 2020 có quy định khái niệm đánh giá sơ bộ tác động môi trường là xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư.

Mới đây, Nghị định 54/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành sẽ quy định chi tiết về hoạt động đánh giá sơ bộ tác động môi trường như đối tượng hoặc nội dung thực hiện. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Đối tượng nào phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường?

Theo như quy định trong Nghị định 54 thì khi lập ĐTM dự án thì doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Bao gồm những dự án dưới đây:

  • Dự án đầu tư công [trừ dự án thuộc chương trình quốc gia, dự án đầu tư khẩn cấp].
  • Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
  • Dự án thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Dự án phải cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư [trừ trường hợp cấp giấy chứng nhận theo yêu cầu của chủ đầu tư].

Nội dung đánh giá sơ bộ là gì?

  • Phải đánh giá sự phù hợp về địa điểm thực hiện dự án phù hợp với chiến lược, quy hoạch BVMT quốc gia.
  • Dự báo được các tác động của dự án đối với môi trường phù hợp với quy mô, công nghệ sản xuất và địa điểm nơi dự án hoạt động.
  • Phải nhận dạng đầy đủ các yếu tố nhạy cảm về môi trường.
  • Cần phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án quy mô, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
  • Cần xác định các vấn đề môi trường chính cùng với phạm vi tác động môi trường xuyên suốt quá trình thực hiện báo cáo ĐTM.

Các cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng đánh giá sơ bộ phải thực hiện đồng thời với giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Một số lưu ý đối với đánh giá sơ bộ tác động môi trường

  • Đối với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước ngày nghị định có hiệu lực thì không cần chỉnh sửa, bổ sung. Còn dự án đầu tư đã được phê duyệt báo cáo ĐTM thì không phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
  • Chủ dự án không phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường trong quá trình đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi dự án đã thực hiện và nhận được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
  • Trường hợp dự án theo phương thức đối tác công tư đã gửi hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan có thẩm quyền trước ngày 1/1/2021 và đã có báo cáo ĐTM theo quy định thì tiếp tục thực hiện các quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.
  • Trường hợp dự án theo phương thức đối tác công tư đã gửi hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan có thẩm quyền trước ngày 1/1/2021 và chưa có báo cáo ĐTM theo quy định thì tiếp tục thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư công.

Trên đây là một số quy định, lưu ý liên quan đến đánh giá sơ bộ tác động môi trường có hiệu lực trong năm 2021 và thực hiện song song với báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nếu quý doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí.

Bài viết khác

Đăng ký môi trường là thủ tục hồ sơ môi trường quan trọng của các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, ...

Xem thêm

Khi xin cấp giấy phép môi trường thì bạn nên chú ý đến những căn cứ quy định, thủ tục hồ sơ và nội dung như ...

Xem thêm

Giấy phép môi trường là hồ sơ thủ tục pháp lý quan trọng của doanh nghiệp chính thức được triển khai cùng với quy ...

Xem thêm

Giấy phép môi trường là khái niệm pháp lý mới được quy định trong Luật BVMT 2020 [dự kiến có hiệu lực thi hành từ ...

Xem thêm

Dịch vụ tư vấn lập ĐTM dự án, viết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cho doanh nghiệp hoạt động ở ...

Xem thêm

Hợp Nhất - Công ty chuyên các dịch vụ về tư vấn, lập báo cáo quan trắc môi trường theo định kỳ. Cam kết tư vấn, ...

Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề