Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó thật là sang

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, “thú lâm tuyền” khoáng đạt, tươi sáng của Bác.

Bài thơ đã đồng hành cùng thời gian, vượt qua hành trình hơn 70 mùa xuân. Giờ đây bài thơ như một chứng tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua đó, còn cho chúng ta thấy phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh về những năm tháng hoạt động bí mật, đầy gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở – ăn – làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào? “Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” – “tối”, “suối” – “hang”, “ra” – “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng những vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng [vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!]. Nhưng dẫu thiếu thốn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh" vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một "bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ “sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pác Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt động. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ [thất ngôn tứ tuyệt] song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ… điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.   

NGHĨ VỀ CÂU THƠ “CUỘC ĐỜI CÁCH MẠNG

THẬT LÀ SANG” CỦA BÁC

                                                               Hồ Ngọc Hiền

Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 02/1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc ở hang Pác Bó trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Trong thời gian này Bác làm rất nhiều bài thơ, trong đó không thể không kể đến bài “Tức cảnh Pác Bó”:

Sáng ra bờ suối tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộn đời cách mạng thật là sang.

Qua bốn câu thơ ta thấy Bác sống và làm việc hết sức khó khăn, gian khổ. Nơi ở chỉ là hang, thức ăn chỉ là cháo bẹ [ở đây là cháo bắp], rau măng [măng rừng], làm việc trên một bàn đá chông chênh. Thế vẫn chưa là đủ. Theo lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: Những khi trời mưa rất to, rắn rết chui vào chỗ nằm. Có buổi sáng Bác thức dậy thấy một con rắn rất lớn khoanh tròn cạnh người. Bác thường xuyên bị sốt rét. Có thời gian chuyển vào núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác cũng như các anh khác phải ăn toàn cháo bẹ hàng tháng trời. Trong hoàn cảnh ấy Bác vẫn thấy “Cuộc đời cách mạng thật là sang”, thấy mình không nghèo khổ, thiếu thốn mà là giàu có, dư thừa, sang trọng. Vậy cái sang của Bác là ở đâu? Sang của Bác là niềm vui, niềm tin. Sang ở Bác luôn sẵn có vui với núi rừng, được sống hoà hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Sang vì được cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Sang vì niềm tin vào tương lai cách mạng và công cuộc giải phóng dân tộc. Sang vì đơn giản đó là cuộc sống đầy ý nghĩa của người làm cách mạng, cuộc đời cách mạng rất sang trọng, cao quí.

Qua nội dung bài thơ trên của Bác, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù có rất nhiều khó khăn, Bác cũng sống rất lạc quan, tuyệt đối tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Hôm nay chúng ta học và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Bác: Hãy nghĩ về chữ “sang” là niềm vui vì được sống cùng với học sinh thân yêu! Ngày ngày được nghe các em đón chào “Em chào thầy! Em chào cô!”. Cái “sang” của niềm vui vì được xã hội quý mến. Hãy nghĩ về chữ “sang” trong niềm vui được phục vụ quê hương, đất nước, phục vụ nhân dân, được đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước. Cái “sang” trong niềm tin vào công tác giáo dục thế hệ trẻ tương lai. Hãy để cho niềm lạc quan trở thành sức mạnh tinh thần vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ./.

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ   - Về hoàn cảnh sáng tác: tháng 2/1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung [thuộc huyện Hà Quảng - tỉnh Cao Bằng]; thường ăn cháo ngô măng rừng thay cơm; bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang [được Người đặt tên là suối Lê-nin].   - Về bài thơ: Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt, bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.  

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

 

Câu 1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

  + Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt [bốn câu bảy chừ], đường luật.   + Những bài thơ cùng thể loại này mà ta đã học: Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Hồi hương ngân thư của Hạ Tư Chương, Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch.  

Câu 2. Nhận xét chung về giọng điệu của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”?

  + Giọng điệu bài thơ: bài thơ viết vào thời kì Bác Hồ sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ nhưng bài thơ lại có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh.   Sự thư thái của tâm hồn, một nụ cười hài hước.    + Cảnh sống và tinh thần của Bác:   - Cảnh sống:  

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

  Đây là thời kì Bác đang hoạt động cách mạng ở Pác Bó năm 1941. Lúc này đất nước ta chưa giành được độc lập, thực dân Pháp khủng bố gắt gao những người hoạt động Cách mạng. Những người Cách mạng phải vào hoạt động bí mật ở những nơi vùng rừng hoang vu để tránh tai mắt của giặc.   Câu thơ có sự đối xứng giữa hai khoảng thời gian và hai hành động trái ngược nhau: sáng ra - tối vào. Những địa điểm được nhắc đến là những địa điểm ở chốn lâm tuyền: suối - hang, con người như đang ẩn mình vào thiên nhiên nhịp sống đều đặn ung dung tự tại.   -Ăn uống:  

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

  • Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 ở câu thơ trên chuyển thành 2/2/3.   • Cháo bẹ [cháo ngô] rau măng những thức ăn rất đạm bạc đơn sơ, bữa ăn hằng ngày của vị lãnh tụ đứng đầu đất nước. Câu thơ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng. Cách hiểu thứ hai: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng, vẫn luôn hài lòng với cuộc sống, coi gian khổ nhẹ nhàng như không.   - Tinh thần làm việc:  

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

  “Bàn” nói cho sang vậy thôi, đây là những tảng đá núi do thiên nhiên bào mòn được kê làm bàn rất gồ ghề chông chênh. Đó là sự thiếu thốn về phương tiện tối thiểu nhất để làm việc trong hoàn cảnh thực tế.   Câu thơ gợi nên sự đối lập, đối lập giữa nơi ở gò bó tù túng, hoang vu hang núi, phương tiện và điều kiện làm việc thiếu thốn, đã ăn uống kham khổ quá đạm bạc cháo bẹ rau măng với tính chất của công việc vô cùng trọng đại dịch sử Đảng, để chèo lái con thuyền cách mạng. Dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm cơ sở cho bước đi của cách mạng Việt Nam, hay chính Bác đang viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.   - Cuộc sống gian khổ thật là sang  

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

 

Câu thơ đưa ra một kết luận bất ngờ, cuộc sống cực khổ thiếu thốn vậy mà lại gọi sang. Vậy nên hiểu chữ sang ở đây như thế nào?

  Sang ở đây là nói về đời sống tinh thần, ung dung tự tại thoải mái, niềm hạnh phúc khi làm công việc có ý nghĩa đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước. Đằng sau câu thơ là tinh thần lạc quan cách mạng là nụ cười đùa vui hóm hỉnh của Bác.  

Câu 3. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và Bác Hồ có gì giống nhau và khác nhau?

  Sự giống nhau và khác nhau giữa thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi và Bác Hồ  

+ Giống nhau:

 

Cảnh sống của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn

 

Côn Sơn nước chảy rỉ rầm


Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm. [Côn Sơn ca]   Cả Nguyễn Trãi và Bác Hồ thể hiện sự gắn bó chan hoà với thiên nhiên, với phong cách sống ung dung tự tại, coi thường cuộc sống vật chất, chú trọng sự cao sang về đời sống tinh thần.  

+ Khác nhau:

  - Nguyễn Trãi tìm về thú lâm tuyền là vì cuộc đời nhiễu nhương từ bỏ công danh phú quý, lánh đục về trong để giữ mình cho trong sạch, nhưng quay lưng lại với cõi đời dơ bẩn - là một ẩn sĩ.  

- Bác về tìm đến chốn lâm tuyền là để hoạt động cách mạng tìm cách cứu dân tộc cứu đất nước ra khỏi vòng nô lệ lầm than - Bác là một chiến sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề