Lấy hại ví dụ về mê tín dị đoan

Mục lục bài viết

  • 1. Mê tín dị đoan là gì ?
  • 2. Hành nghề mê tín dị đoan là gì ?
  • 3. Các yếu tố cấu thành tội hành nghề mê tín, dị đoan
  • 4. Hậu quả của hành vi hành nghề mê tín, dị đoan
  • 5. Hình phạt về hành vi hành nghề mê tín, dị doan

1. Mê tín dị đoan là gì ?

Trong đời sống xã hội ta hiện nay, mê tín, dị đoan được coi là hiện tượng có tính phổ biển trong cộng đồng dân cư không chi ở Việt Nam, mà hầu hết tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Có ý kiến cho rằng: mê tín, dị đoan là những hình thức tổn tại đầu tiên trước khi hình thành các tôn giáo. Trong xã hội công xã nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất chưa phát triển, con người cảm thấy yếu đuổi và bắt lực trước tự nhiên rộng lớn và bí ẩn.

Vì vậy, họ gần cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hỏa sức mạnh đó. Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu đuổi trước sức mạnh của tự nhiên, con người còn cảm thấy bất lực trước những sức mạnh tự phát của xã hội. Sự yếu kém của trinh độ phát triển lực lượng sàn xuất, sự bằn cùng về kinh tế, áp bức về chinh trị là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo mà ban đầu là hành vi mê tín, dị đoan. Vậy mê tín dị đoan là gì?

Mê tín được hiểu là có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ, không có căn cứ nào để chứng minh. Mê tín dị đoan tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, cúng kem, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi

Có thể khẳng định rằng mê tín có ở tất cả các nền văn hóa khác nhau, từ lạc hậu đến văn minh. Điểm khác duy nhất chính là mức độ và phạm vi ảnh hưởng của chúng.

Mỗi nền văn hóa đều có các tập tục, truyền thống riêng. Chúng có thể là phong tục truyền thống được gìn giữ ở nơi này nhưng có thể bị coi là mê tín dị đoan ở nơi khác.

Nhìn chung trong một số trường hợp thì khái niệm mê tín cũng khá mong manh. Chính thái độ và phản ứng của con người lên tập tục đó sẽ khiến chúng trở thành niềm tin đẹp đẽ hay là một sự mê tín đáng loại bỏ.

Mê tín và niềm tin tôn giáo không thể đánh đồng là một. Bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng là làm phong phú đời sống tinh thần của con người.

Các giáo lý tôn giáo hướng chúng ta đến điều thiện, tránh xa cái ác chứ không phải là phủ nhận, xóa bỏ hết các văn hóa truyền thống, thành tựu mà xã hội đạt được.

2. Hành nghề mê tín dị đoan là gì ?

Hành nghề mê tín, dị đoan có thể có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội trong trường hợp nhất định và do vậy, có thể bị coi là tội phạm. Trong Luật hình sự Việt Nam, tội hành nghề mê tín, dị đoan được quy định lần đầu trong Bộ luật hình sự năm 1985. Bộ luật hình sự năm 1999 tiếp tục quy định tội này là tội phạm thuộc nhóm tội phạm xâm phạm trật tự công cộng nhưng mở rộng phạm vi những hành vi nành nghề mê tín, dị đoan bị coi là tội phạm. Theo Bộ luật hình sự năm 1985 thì hành vi hành nghề mê tín, dị đoan chỉ bị coi là tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả đó có thể là hậu quả chết người, hậu quả thương tích hoặc là thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Ngoài trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, Bộ luật hình sự năm 1999 còn coi là tội phạm cả trường hợp chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

3. Các yếu tố cấu thành tội hành nghề mê tín, dị đoan

Thứ nhất các dấu hiệu về mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. Nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mời là chủ thể của tội phạm này.

Thứ hai các dấu hiệu liên quan đến mặt khách thể của tội phạm

Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự công cộng, ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Thứ ba mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi hành nghề mê tín dị đoan bằng các hình như như bói toán, lên đồng, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác.

Trên thực tế, mê tín dị doan là tin vào điều không có thật hoặc không có căn cứ xác minh, không có cơ sở khao học cho rằng những sự việc nhất định sẽ đem lại những hạnh phúc hoặc sẽ gây ra một số tai họa như: cho rằng có thể nói chuyện giữa người chết với người sống thông qua việc lên đồng, tin vào những gì bói toán nói về vận mệnh, số phận và làm theo một cách không có căn cứ.

Bói toán có thể hiểu là việc có thể đoán về quá khứ và tương lai.

Có nhiều kiểu bói như: vào xem hài chèo đang diễn, gặp hồi vui thì cho là vận may, gặp hồi buồn thì cho là vận xấu (bói chèo); đoán quẻ trong kinh dịch (bói dịch); gieo quẻ bằng ba đồng tiền (bói gieo, bói quẻ); mở truyện Kiều ra, rồi căn cứ vào cảnh tả trong một số câu trong truyện mà đoán hay hoặc dở (bói Kiều); xem các nét trên mai con rùa để đoán điều hay dở (bói rùa); căn cứ vào ngày tháng năm sinh, vào chỉ tay, lông mày, nốt ruồi hoặc các đặc điểm khác trên cơ thể để đoán số mệnh (bói số); rút thẻ rồi căn cứ vào các bài thơ, đoạn văn ghi sẵn trong số thẻ rồi đoán (bói thẻ),..

Đồng bóng là hình thức cúng lễ có người cho thần thánh, hồn ma nhập vào (người ngồi đồng) rồi thông qua người này đề nói về quá khứ, hiện tại, tương lai của người sống như là “thánh phán”. Hình thức mê tín, dị đoan này chủ yếu xảy ra ở các đền, chùa hoặc ở nhà riêng của người hành nghề mê tín, dị đoan (lập điện thờ).Các hình thức mê tín, dị đoan khác

Ngoài hành vi bói toán, đồng bóng thì bất cứ hình thức mê tín, dị đoan nào mà người phạm tội sử dụng để kiếm sống đều bị coi là hành nghề mê tín, dị đoan như: yểm bùa, cúng giải hạn, cúng trừ tà ma, chữa bệnh bằng những khả năng thần bí không có căn cứ khoa học...

Hành nghề mê tín dị đoan là việc lấy thu nhập chủ yếu từ việc xem bói, lên đồng và các hình thức mê tín dị đoan khác.

Thứ tư các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm.

Người phạm tội thực hiện hành vi hành nghê mê tín, dị đoan là do cố ý.

4. Hậu quả của hành vi hành nghề mê tín, dị đoan

Gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Những trường hợp sau đây được coi là gây hậu quả nghiêm trọng:

+ Gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác. Nếu người thực hiện một trong các hành vi trên nhưng không gây ra hậu quả nghiêm trọng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

+ Gây mất trật tự an toàn công cộng.

Trong trường hợp tuy không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Hình phạt về hành vi hành nghề mê tín, dị doan

Thứ nhất theo quy định tại Điều 320 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

“1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, nếu bố bạn chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hành nghề mê tín hoặc chưa từng bị kết án về tội này thì chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bố bạn về hành vi hành nghề mê tín dị đoan.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì vi phạm quy định về nếp sống văn hóa được quy định như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về nếp sống văn hóa

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;

b) Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ hội.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

Như vậy, nếu bố bạn có hành vi sử dụng mê tín dị đoan để trục lợi thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Thứ ba, quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)