Lần đầu tiên trao đổi hàng hóa với nước ngoài năm 2024

Các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân của Pakistan sẽ phải xin cấp phép để được tham gia vào cơ chế trao đổi hàng hóa, trong đó có dầu mỏ và khí đốt, với các nước Afghanistan, Iran và Nga.

Lần đầu tiên trao đổi hàng hóa với nước ngoài năm 2024
Cửa khẩu Chaman ở biên giới Pakistan-Afghanistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 2/6, Bộ Thương mại Pakistan cho biết chính phủ nước này đã thông qua một sắc lệnh đặc biệt cho phép trao đổi với Afghanistan, Iran và Nga một số loại hàng hóa, trong đó có dầu mỏ và khí đốt.

Sắc lệnh về Cơ chế trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp năm 2023 đề ngày 1/6, trong đó nêu cụ thể danh mục hàng hóa có thể trao đổi.

Để tham gia cơ chế thương mại này, các doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân sẽ cần phải xin cấp phép.

Sau khi Pakistan lần đầu tiên mua dầu giảm giá của Nga vào tháng Tư vừa qua, Bộ trưởng Dầu khí Pakistan Musadik Malik cho biết nước này sẽ chỉ mua dầu thô, không mua các sản phẩm dầu tinh chế như thỏa thuận giữa hai bên.

[Pakistan và Nga ký kết hiệp định thương mại song phương]

Ông Malik không đề cập hình thức thanh toán, nhưng cho hay Pakistan có thể tăng lượng dầu mua của Nga lên 100.000 thùng/ngày nếu đợt giao dịch đầu tiên diễn ra suôn sẻ.

Dữ liệu của công ty phân tích Kpler cho thấy, năm ngoái, Pakistan nhập khẩu 154.000 thùng dầu thô/ngày, tương đương mức của năm 2021.

Chính phủ Pakistan đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán và kiểm soát lạm phát vốn đã tăng lên mức kỷ lục gần 38% vào tháng trước.

Hiện, dự trữ ngoại hối của quốc gia Nam Á này chỉ đủ để chi trả hàng hóa nhập khẩu trong một tháng.

Ngân hàng Trung ương Pakistan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 từ 1,3% xuống 0,1%, đồng thời cảnh báo về “cú sốc lạm phát” do cuộc đàm phán giữa Pakistan và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về gói cứu trợ bị đình trệ, trong khi lãi suất cơ bản đã tăng lên mức kỷ lục 21%./.

Bắt đầu từ đầu thế kỷ 16, việc buôn bán thông thương giữa người Đại Việt với người ngoại quốc đã trở nên phổ biến, lý do là lúc đó người phương Tây đã tìm ra con đường biển đi vòng quanh quốc tế. Khi đó, ngoài những lái buôn có quan hệ với Đại Việt từ trước như Trung Quốc, Mã Lai, Gia va, Xiêm, còn xuất hiện thêm những khách thương mới đến từ Nhật bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.

Bắt đầu từ đầu thế kỷ 16, việc buôn bán thông thương giữa người Đại Việt với người ngoại quốc đã trở nên phổ biến, lý do là lúc đóngười phương Tây đã tìm ra con đường biển đi vòng quanh quốc tế. Khi đó, ngoài những lái buôn có quan hệ với Đại Việt từ trước như Trung Quốc, Mã Lai, Gia va, Xiêm, còn xuất hiện thêm những khách thương mới đến từ Nhật bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Trong số các nước này, quan hệ buôn bán với Trung Quốc và Nhật Bản là mật thiết hơn cả.

Với thương nhân Trung Quốc

Khách thương Trung Quốc vốn là bạn hàng truyền thống của Đại Việt, nhưng trong khoảng thế kỷ 15-16 do chính sách cấm vận của nhà Minh, thuyền buôn Trung Quốc bị hạn chế ra nước ngoài nên việc buôn bán với Phương Nam gần như ngưng trệ. Đến thế kỷ 16, khi Minh Mục Tông bãi bỏ lệnh cấm vận, họat động của các thương nhân Trung Quốc lại trở nên nhộn nhịp. Trong giai đoạn đầu đến các cảng Đại Việt, chủ yếu là các thuyền tàu buôn từ Phúc Kiến và Quảng Đông. ở Đàng Ngoài, thuyền buôn Trung Quốc thường cập cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) rồi vào Phố Hiến (Hưng Yên) hoặc đến Vị Hoàng (Nam Định). ở Đàng Trong chủ yếu họ tới buôn bán tại các Hội An (Quảng Nam), Nước Mặn (Bình Định), Bến Nghé (Gia Định).

Hoạt động thương mại của người Trung Quốc trở nên đặc biệt sôi động. Ngoài các thuyền buôn xuất phát từ các cảng phía Nam Trung Quốc cón có một số lượng đáng kể thuyền của các thương nhân Hoa kiều đã bỏ Trung Quốc xuống định cư ở các nước Đông Nam á sau khi nhà Minh bịngười Mãn Thanh đánh bại. Lúc này, các thuyền buôn Trung Quốc không chỉ giữ quan hệ buôn bán hai chiều giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam á mà còn là cầu nối giữa các cảng thị ở vùng Đông á và Nam á.

Theo số lượng thống kê, trong khoảng thời gian từ năm 1651 đến 1724 số lượt chuyến các tàu buôn lớn (loại tàu có tải trọng từ 150-200 tấn) của Trung Quốc chở hàng từ các cảng của Đại Việt đến cảng Nagadaki của Nhật Bản là 251 chuyến, trong đó 52 chuyến từ các cảng Đàng Ngoài và 199 chuyến từ các cảng Đàng Trong. Hàng hóa do các thương nhân Trung Quốc chở đến bán thường là các loại vải lụa cao cấp, giấy bút, các loại đồ đồng, gốm sứ, bạc, kẽm, diêm sinh, khí giới và mua đi hồ tiêu, đường, gỗ quý, các loại thương hiệu, yến sào, sừng tê, ngà voi, tơ tằm, vàng... Cuối thế kỷ 17 đầu 18, nhiều người Hoa đã ở hẳn các cảng thị của Đại Việt Riêng ở Hội An có đến 6000 Hoa kiều. Khi việc buôn bán với các nước khác bắt đầu sa sút, các thương nhân Hoa Kiều vẫn tiếp tục buônbán với Đại Việt.

Với Nhật Bản

Ngay từ cuối thế kỷ 16 đã có các thuyền buôn Nhật Bản đến buôn bán tại các cảng ĐàngTrong. Tuy nhiên, thời kỳ buôn bán thịnh đạt nhất của Nhật Bản với cả Đàng Ngoài và Đàng Trong là ba mươi năm đầu thế kỷ 17, thời kỳ mà lịch sử Nhật Bản gọi là Shuisen (Châu ấn thuyền). Số thuyền được cấp giấy phép chính thức đến buôn bán ở Đại Việt từ năm 1604 đến 1635 là 120, trong đó 47 thuyền đếnDDDàng Ngoài và 73 thuyền đến Đàng Trong. Thông qua các lái buôn, chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều có thư từ chính thức với Mạc phủ Tokugawa trao đổi về việc tăng cường quan hệ buôn bán giữa hai nước. Tuy nhiên, do chính sách cởi mở và ưu ái của chính quyền Đàng Trong, người Nhật chủ yếu đến buôn bán ở Hội An. Tại đây, người Nhật được phép lập phố riêng của mình. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn gả con gái cho một thương nhân Nhật Bản.

Theo một số nhà nghiên cứu Nhật Bản, trong tổng số kim ngạch xuất - nhập khẩu của Nhật Bản qua hai trung tâm thương mại lớn là Hiraddô và Nagadaki cho đến trước năm 1640 thì số hàng hóa buôn bán với đại Việt chiếm 10% . Mặt hàng người Nhật thường chở đến Đại Việt là bạc, đồng, khí giới. Họ mang về chủ yếu là tơ tằm, hương liệu, đường và đồ gốm sứ. Sau khi Mạc phủ ban hành lệnh Tỏa quốc (sakoku) hạn chế ngoại thương, Nhật Bản vẫn tiếp tục buôn bán với Đại Việt thông qua các tàu buôn Trung Quốc và Hà Lan.Thời gian từ năm 1641 đến 1654, trong tổng số tơ mà các tàu Hà Lan chở từ các nước đến bán ở Nhật Bản có 51% là nhập từ Đại Việt.

Với tàu buôn Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha là một trong những nước châu Âu có nền hàng hải phát triển sớm và mạnh. Năm 1498, Vaxcô đa Gama đã tìm ra con đường biển từ Lixbon đến ấn Độ. Sau đó, vào năm 1521, phái bộ của một nhà hàng hải Bồ Đào Nha khác là Magienlan đã thực hiện thành công một chuyến đi lịch sử vòng quanh thế giới bằng đường biển. Những phát kiến địa lý này đã đưa ngưòi Bồ Đào Nha sớm đến châu á. Họ là người Châu Âu đầu tiên tiếp xúc với Đại Việt. Từ trung tâm truyền giáo và căn cứ thương mại Ma Cao(thiết lập năm 1536), các thương nhân Bồ Đào Nha đã tìm đến buôn bán ở Hội An. Họ thường tới khi có gió mùa đông bắc và ở lại đây bán buôn,thu gom hàng hóa cho đến mùa gió nam năm sau. Hàng hóa đem đến bán là diêm sinh, cánh kiến, đồ sành sứ, hợp kim đồng-kẽm, chì... Người Bồ Đào Nha không đặt thương điếm thường trực mà thông qua các môi giới người Hoa hay người Nhật để gom hàng. Hàng hóa họ chở đi từ Hội An thường là yến sào, tơ sống, gỗ quý, quế, đường.

Sang đến thế kỷ 17, việc buôn bán của nguời Bồ đào Nha gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của người Hà Lan. Các thương nhân Bồ Đào Nha đã tìm mọi cách gièm pha với chúa Nguyễn để gạt ảnh hưởng của người Hà Lan, nhưng cuối cùng họ vẫn không đạt được kết quả. Từ giữa thế kỷ 17, người Bồ Đào Nha chuyển hướng buôn bán ra Đàng Ngoài. Họ được chúa Trịnh niềm nở tiếp đón và hứa hẹn sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ buôn bán, nhưng công việc cũng không tiến triển gì hơn.

Với các tàu buôn Hà Lan

Năm 1602, tại Amxtecdam, một công ty lớn chuyên buôn bán với phương Đông mang tên công ty Đông ấn (Hà Lan) được thành lập. ít năm sau, họ thiết lập được những căn cứ vững chắc tại Hirađô (Nhật Bản), Batavia (trên đảo Giava) và Malắcca. Họ nhanh chóng giành được ưu thế trong họat động thương mại trên Biển Đen. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên là người đã chủ động tìm cách thiết lập quan hệ với công ty này. Năm 1618, ông viết thư mời công ty này đến buôn bán ở Đàng Trong. Nhưng phải đến năm 1633, quan hệ mới chính thức được thiết lập. Năm 1636, Hà Lan xin phép mở một thương điếm ở Hội An. Năm sau từ Hirđo, tàu Grôn chở 40 kiện hàng hóa trị giá 19 vạn phlorin bao gồm bạc, sắt, đồng, các hàng hóa khác của Châu âu và Nhật Bản đến Đàng Ngoài. Họ đã được tiếp đón nồng hậu. Các thương nhân được phép mang hàng hóa lên Kẻ Chợ (Thăng Long) để bán.

Thuyền trưởng Karel Hartsinck đã được vua Lê Thần Tông nhận làm con nuôi. Cùng năm ấy, Hà Lan thiết lập thương điếm của họ ở Phố Hiến và sau đó ít năm họ lại được phép mở thương điếm thứ hai ở Thăng Long. Đương thời, sử sách ghi chép thương điếm của người Hà Lan xây dựng bên bờ sông Hồng là một công trình kiến trúc châu Âu đẹp nhất, khác hẳn kiểu kiến trúc cung đình Việt. Lúc này, giữa hai miền đang có chiến tranh, việc người Hà Lan có quan hệ thân mật với Đàng Ngoài đã làm cho các chúa Nguyễn nghi ngờ.

Năm 1641, nhân sự kiện hai chiếc tàu Hà Lan bị đắm gần Cù Lao Chàm, hàng hóa bị tịch thu, những thủy thủ sống sót bị bắt, quan hệ giữa chúa Nguyễn với công ty Đông ấn Ha Lan trở lên căng thẳng, thương điếm của họ ở Hội An phải đóng cửa. Thấy việc buôn bán với Đàng Trong gặp nhiều khó khăn, người Hà Lan tăng cường quan hệ với chúa Trịnh và gây sức ép quân sự với chúa Nguyễn. Từ năm 1642 đến 1643, công ty Đông ấn đã 3 lần phối hợp cùng quân Trịnh tấn công Đàng Trong nhưng đều thất bại. Đến cuối thế kỷ 17, việc buôn bán của người Hà Lan ở Đàng Ngoài cũng giảm sút. Năm 1699, họ cho đóng cửa 2 thương điếm ở Phố Hiến và Thăng Long.

Với các tàu buôn Anh

Công ty Đông ấn Anh thành lập năm 1600. Từ đầu thế kỷ 17, người Anh tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình sang khu vực Đông Nam Á. Năm 1613, thuyền trưởng Carwarden đến Hội An, đem theo quốc thư của vua Anh xin thiết lập quan hệ buôn bán. Ba năm sau một phái bộ lại được cử đến Đàng Ngoài. Lúc bấy giờ, do bị các thương nhân nước ngoài khác chèn ép, các tàu buôn của Anh hầu như không thu được kết quả trong họat động buôn bán. Mãi đến năm 1673 họ mới được chúa Trịnh cho phép lập một thương điếm ở Phố Hiến. Sau 10 năm họat động không mấy hiệu quả, họ xin chuyển cơ quan đại diện của mình lên Kẻ Chợ.

Người Anh thường đem đến bán len dạ, hàng xa xỉ, các hỏa khí. Việc buôn bán ở kinh đô cũng không dễ dàng hơn. Hàng hóa đắt đỏ mà chúa Trịnh và quan lại thường mua hàng mà không trả tiền ngay. Năm 1697 người Anh đóng cửa thương điếm của họ ở Thăng Long. Khi thấy việc buôn bán ở Đàng Ngoài gặp khó khăn, người Anh cố gắng tạo cơ hội buôn bán ở Đàng Trong.

Năm 1695, tàu Đenphin chở đầy hàng hóa đến Hội An xin được buôn bán và đề nghị được lập ra ở đây một thương điếm. Chúa Nguyễn Phúc Chu tỏ ra thờ ơ với đề nghị này, chỉ quan tâm đến việc người Anh có thể cung cấp đại bác cho Đàng Trong hay không. Đối với những hàng hóa của người Anh, chúa Nguyễn ép mua với giá rẻ. Thương thuyết không thành, người Anh đã sử dụng vũ lực. Năm 1702, họ đem tàu chiến đến chiếm đảo Côn Lôn, xây pháo đài và mộ 200 lính Mã Lai bảo vệ. Tuy nhiên, năm 1703 chúa Nguyễn đã thu lại hòn đảo này.

Với các tàu buônPháp

Trong số các nước Châu âu, Pháp đến Việt Nam tương đối muộn. Năm 1669, một tàu buôn chở theo một số giáo sỹ đến Đàng Ngoài xin thông thương. Họ đã được phép ở lại để buôn bán. Năm 1681, Pháp lập thương điếm ở Phố Hiến, nhưng chẳng bao lâu sau người Pháp dừng buôn bán với Đàng Ngoài. Mục đích chính của họ lúc này là truyền đạo và điều tra tình hình. ở Đàng Trong, Pháp có ý nhòm ngó đảo Côn Lôn, nhưng trước bài học thất bại của người Anh, họ đã phải thận trọng. Theo đề nghị của các thương nhân và giáo sỹ, năm 1748 triều đinh Pháp đã cử Poavrơ, một thương nhân kiêm giáo sỹ đến điều tra tình hình. Sau chuyến đi vất vả và chịu nhiều thiệt thòi, Poavrơ đã trình lên một bản báo cáo đánh giá tiêu cực về khả năng buôn bán với Đàng Trong. Các tàu buôn Pháp không đến đó buôn bán nữa.