La hán quả uống nhiều có tốt không

Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thiện Kim Hữu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3, cho biết quả la hán có rất nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe, ngoài ra giúp chữa sốt, làm dịu cổ họng, long đờm, chữa ho…

Theo y học cổ truyền, quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc đi vào hai kinh phế và tỳ. Loại quả này có công dụng giúp nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho, viêm hầu họng, viêm amidan, trị viêm phế quản cấp, đại tiện khó, táo bón kinh niên...

Ngoài ra, lấy quả la hán đem sắc lấy nước uống còn có tác dụng chống ho, trị đờm rất hiệu quả và còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể. Trà la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong người.

La hán quả uống nhiều có tốt không

Quả la hán vị ngọt, tính mát, không độc

Shutterstock

Chia sẻ thêm về thành phần hóa học của la hán quả, bác sĩ chuyên khoa 2, Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày cơ sở 3, Bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, cho biết quả la hán có 25 - 38% đường (10 - 18% fructose và 5 - 15% glucose); có saponin tritecpen mang vị ngọt tự nhiên, chất nhầy (D-mannitol), protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng có ích (Mn, Fe, Zn, Se, Iốt...).

“Do có các saponin tritecpen có vị ngọt đặc biệt cao, vị ngọt tự nhiên gấp 3-4 lần đường mía mà lại ít calo nên quả la hán rất phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường”, bác sĩ Vũ nhấn mạnh.

Nghiên cứu gần đây cho thấy la hán cũng có tác dụng hỗ trợ phòng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hóa. Đặc biệt tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng.

\n

Một số bài thuốc trị bệnh từ quả la hán

Bài thuốc trị viêm họng: Bài thuốc này rất đơn giản, sử dụng quả la hán, thái nhỏ rồi hãm với nước sôi, người bị viêm họng sử dụng nước này thay cho nước uống hằng ngày sẽ giúp giảm đau họng rất tốt.

Trị khàn tiếng: Lấy một quả la hán, thái nhỏ từng miếng đem đi sắc lấy nước uống 2 đến 3 lần trong ngày hoặc có thể uống dần mỗi lần một ít. sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại tiếng.

Chữa bệnh táo bón từ quả la hán: Người mắc bệnh táo bón có thể sử dụng quả la hán để điều trị bằng cách lấy quả la hán sắc nước rồi pha thêm chút mật ong uống trong ngày, bài thuốc y học cổ truyền này có công dụng trị táo bón cực kỳ hiệu quả.

Bài thuốc hỗ trợ trị bệnh lao: Sử dụng 60 g la hán với 100 g thịt lợn nạc, đem hầm cùng nhau và sử dụng cùng với bữa ăn hằng ngày, có công dụng bổ phế, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lao.

Theo bác sĩ Hữu, la hán là một loại quả không có tính độc, rất tốt cho sức khỏe, phù hợp với nhiều đối tượng. Có thể sử dụng nước quả la hán để thanh nhiệt giải khát, đồng thời thải độc cho cơ thể nhằm giúp chúng ta có một sức khỏe dồi dào, và cơ thể dẻo dai.

Nước là thứ thiết yếu của cơ thể. Con người ta có thể không ăn trong nhiều ngày, nhưng không thể nhịn uống nước quá 3 ngày, điều đó sẽ dẫn tới việc bộ não bị rối loạn, nặng hơn thì dẫn tới chết người.

La hán quả uống nhiều có tốt không

Nước quả la hán là thứ quả có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng tốt cho phế quản và thực quản và yết hầu, chữa được nhiều bệnh về hô hấp, tiêu hóa, mà chỉ bằng cách đơn giản là hãm với nước sôi uống như  trà.

La hán quả uống nhiều có tốt không

Vậy có nên dùng nước quả la hán để uống thay nước hàng ngày  không.  Những người như thế nào thì nên uống và người như thế nào thì không nên uống loại nước này. Mình sẽ bật mí cho các bạn, để các bạn dùng loại nước này đúng phương pháp, mang lại hiệu quả cao nhất cho sức khỏe của các bạn nhé.

Những người nên uống nước quả lá hán hàng ngày.

Theo lời ông Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội cho biết: Trái la hán có vị ngọt, tính mát có tác dụng nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện. Do đó thích hợp nhất với những người có thể chất nhiệt, có bệnh lý hô hấp và tiêu hóa thuộc thể "nhiệt" theo cách phân loại của Đông y.

Những người không nên uống nước quả la hán hàng ngày.

Tuy nhiên, ông Siêm cũng nhấn mạnh người thể chất "dương hư" thì không nên lạm dụng. Người có thể chất “dương hư” - hay còn gọi là "hư hàn" (dân gian gọi là "tạng hàn") thường có biểu hiện thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, thích uống ấm, đại tiện lỏng loãng; rêu lưỡi trắng...

La hán quả uống nhiều có tốt không

Ngoài ra, ông Siêm cũng cho biết thêm, các nghiên cứu hiện đại gần đây cũng chỉ ra rằng, quả la hán giàu chất dinh dưỡng và có chứa một số hợp chất có độ ngọt lớn gấp hàng trăm lần đường mía, nhưng không phải là đường, nên là thứ thức ăn và gia vị lý tưởng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, hay bị béo phì.

Theo BS Siêm quả la hán có tác dụng như loại "thực phẩm chức năng", thích hợp nhất với những người có thể chất "nhiệt". Với người bình thường, cũng có thể sử dụng như một loại nước uống giải khát trong những ngày trời nóng. Tuy nhiên, giải thích thắc mắc, người bình thường uống bao nhiêu nước từ quả này là đủ, BS Siêm cho rằng, trung bình mỗi người nên dùng 1-2 quả sắc nước uống là phù hợp.

Mình thường xuyên uống quả la hán mua ở chợ quê.

Mình sắc uống quả la hán hàng ngày. Mình mua ở chợ quê, vì giá thành hợp lý, quả la hán tươi, bóng vỏ, tròn, không dập vỡ, sấy khô, quy trình sấy rất đảm bảo. từ khi dùng sức khỏe của mình đã tăng rất nhiều. điều đó cho mình thấy chất lượng và uy tín của chợ quê.

Những ai không nên uống quả la hán?

Lưu ý, những người tình trạng tỳ vị hư hàn, lạnh bụng, đi tiêu lỏng, những người ho do bị cảm lạnh thì không nên dùng quả la hán.

Tại sao quả la hán lại ngọt?

“Do có các saponin tritecpen có vị ngọt đặc biệt cao, vị ngọt tự nhiên gấp 3-4 lần đường mía mà lại ít calo nên quả la hán rất phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường”, bác sĩ Vũ nhấn mạnh.

Quả la hán như thế nào?

La hán có tên khoa học Momordica grosvenori Swingle, loại cây thuộc loại thân leo sống quanh năm. Thân cây có thể dài từ 1-3 m, dọc thân cây có nhiều tua cuốn, hình tim nhọn, chiều dài khoảng 10-20 cm, rộng 3,5-12cm, hoa mọc theo chùm, mỗi chùm 3-5 bông, cánh hoa mỏng màu vàng nhạt.

Quả la hán có vị gì?

Theo các tài liệu Đông y cho thấy la hán quả có vị ngọt thanh, tính mát và không chứa độc tố gây hại khi được dung nạp vào đại trường và 2 kinh phế, tỳ. Chính vì vậy, loại dược liệu này được sử dụng nhằm mục đích thanh nhiệt, nhuận trường, giải độc, lương huyết và tiêu đờm, giảm ho…