Lá bàng bánh tẻ là gì

Cây bàng vốn là loại cây có nhiều ở miền nam của Việt Nam. Loại cây này quen thuộc với hầu hết người dân ở nhiều nơi và vẫn được sử dụng để trị các bệnh lở mồm long móng cho gia súc hay các bệnh về tay chân miệng cho trẻ con.

Công dụng chữa bệnh của lá bàng đã được GS. TS Đỗ Tất Lợi tổng hợp trong cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, xuất bản năm 1983. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ lại cách dùng lá bàng chữa một số bệnh thường gặp để các bạn cùng tham khảo:

Lá bàng bánh tẻ là gì

1. Chữa mụn nhọt và các vết thương mưng mủ: Lá và búp bàng rửa sạch, đun sôi với nước. Để nước nguội bớt, cho vết thương ngâm ngập nước trong khoảng 20 phút. Chất tanin trong lá và búp bàng giúp sát khuẩn, hút hết mủ ra ngoài. Nếu vết thương ở nơi không thể ngâm được thì bạn giã nát lá và búp bàng non rồi cho vào đun sôi, dùng hỗn hợp đó đắp lên vết thương.

2. Viêm loét: Lấy lá bàng non, số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi sau vặn nhỏ lửa trong khoảng 30 phút. Rồi mgâm vết loét vào nước lá đã nguội bớt - ấm. Sau khi ngâm thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô rồi bôi thuốc theo đơn bác sĩ kê. 

3. Chữa nhiệt miệng: Một nắm lá bàng non rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi đổ nước ngậm lá bàng. Đun sôi sau đó đun lửa nhỏ khoảng 30 phút. Vớt bỏ lá bàng, cho nước lá vào bình thủy tinh hoặc mình giữ nhiệt. Ngậm nước lá bàng ngày nhiều lần cho đến khi khỏi. Trong những ngày ngậm nước lá bàng, răng miệng sẽ bị vàng do nhựa lá bàng tiết ra bám. Sau khi hết nhiệt miệng, không ngậm nước lá nữa sẽ tư hết.

4. Chữa sâu răng, viêm nướu: Đun nước lá bàng như trên và chỉ cần ngậm 2 lần/1 ngày là có thể trị sâu răng, viêm nướu, răng sẽ sạch mảng bám ố vàng trong 1 tuần áp dụng. Nên sử dụng nước lá bàng để súc miệng hàng ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
 

Lá bàng bánh tẻ là gì


5. Trị viêm họng:
Dùng 7 đến 10 lá bàng non, muối hạt. Cho lá bàng và ¼ thìa café muối hạt cùng 250ml nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra trong khoảng 5 phút. Dùng rây lọc lấy nước cốt của lá, bỏ phần bã. Cho phần nước đã lọc vào 1 cái chai cất tủ lạnh để dùng dần. Với khoảng 250ml nước lá bàng có thể sử dụng được trong khoảng 1 tuần. Nước lá bàng đã xay để trong tủ lạnh sẽ bị tách phần nước và phần lá bàng riêng. Do đó trước khi dùng hãy lắc đều. Ngày thứ nhất súc miệng thật kỹ bằng nước lá bàng 4 tiếng/lần. Những ngày tiếp theo chỉ cần súc miệng 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi súc miệng bằng nước lá bàng thì không súc miệng lại với nước nữa mà để nguyên như vậy đi ngủ).

Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể để nguyên lá bàng và đun lên rồi súc miệng theo cách trên cũng mang lại hiệu quả tương tự.

6. Trị viêm âm đạo, viêm lộ tuyến: Lấy 10 lá bàng bánh tẻ đun cùng 1 lít nước và cho 2 thìa muối trắng vào, đun kỹ. Để nguội sau đó lấy nước lá bơm thẳng vào trong âm đạo, ngày 3 lần mỗi lần 3-4cc.

7. Chàm má: Đun nước lá bàng rồi lấy nước đó tắm cho bé, một vài lần sẽ hết chàm. Hoặc một cách khác đó là dùng một nắm búp bàng rửa sạch ngâm qua nước muối cho vào cối giã nát. Nhớ cho thêm 1 vài hạt muối tinh. Sau đó, lấy nước búp lá bàng bôi vào vùng da bị chàm cho bé. Bôi nước búp lá bàng đúng 3-4 ngày là những vết chàm trên má của con sẽ khỏi. Lưu ý: Vì dùng cho trẻ nhỏ lên lá bàng và những vật dụng chế biến mẹ phải vệ sinh thật sạch nhé.
 

Lá bàng bánh tẻ là gì


8. Vết thương ngứa, lên da non:
Đun nước lá bàng rửa như rửa vết thương, ngày làm 2 lần sẽ khỏi.

9. Bỏng xăng có mủ ở chân: Mỗi ngày đun 2 xô nước lá bàng, lúc lắc chân trong đó. Kết quả mủ tự ra, vết thương lành rất nhanh.

Lá bàng tươi quả là nhiều công dụng, ngoài chữa những bệnh trên lá bàng cũng được coi là loại thuốc kháng sinh để chữa các bệnh như: cảm sốt, ra mồ hôi, chữa tê thấp, lỵ và chườm nơi đau nhức… Với các bài thuốc dân gian lành tính, và rất dễ làm như thế này quả là một hy vọng cho những người không có điều kiện kinh tế hoặc những ai đã dùng thử nhiều loại thuốc mà vẫn không khỏi.

Bài viết liên quan khác:

  • Muối Hồng Himalaya có tác dụng gì mà được nhiều chị em săn lùng nhiều đến thế?
  • Có thể bạn chưa biết: Tận dụng dầu dừa để làm đẹp toàn thân
  • Mách mẹ cách làm các loại nước trị cho cho bé từ hành tây
  • Trắng da, sạch nám với công thức dưỡng da từ bột sắn dây
  • Hạn chế tác hại của tia UV bằng 9 thực phâm quen thuộc

Bình luận trên facebooks

Bình luận trên website

Nhận xét của bạn đọc (0 nhận xét)