Kinh nghiệm đi chùa Hương 1 ngày

Chùa Hương (khu di tích Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội 65 km về phía nam. Để có chuyến tham quan và lễ chùa an toàn mùa lễ hội năm nay, du khách cần lưu ý những điều dưới đây.

Thời điểm

Du khách đi chùa Hương thường chọn tháng 1-3 Âm lịch, cao điểm là 15 tháng giêng đến 15 tháng 2. Năm nay, chùa Hương mở cửa muộn, từ ngày 16/2 (tức ngày 16/1 Âm lịch).

Ngoài dịp lễ Tết, du khách có thể vãn cảnh chùa quanh năm, ngắm hoa gạo nở tháng 3-4, hoặc xuôi dòng suối Yến mùa hoa súng nở tháng 10-11.

Lưu ý mùa dịch

Năm nay để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, huyện Mỹ Đức không tổ chức phần lễ hội. Huyện thành lập 8 tiểu ban, một trạm kiểm tra vé và điều hành đò, xuồng, một tổ kiểm tra liên ngành.

Ban quản lý khu di tích quy định, khi đến tham quan tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, du khách phải quét mã QR ở các điểm khai báo y tế. Ngoài ra, bến thuyền hạn chế số khách, không chở quá quy định (tùy loại thuyền, dao động từ 12 đến 30 khách). Các điểm tham quan cũng hạn chế khách đoàn và du khách không được ở lại quá lâu một điểm.

Sau khi có quyết định chùa Hương mở cửa đón khách, huyện Mỹ Đức được Sở Y tế Hà Nội yêu cầu xây dựng phương án khi phát hiện, điều trị du khách mắc Covid-19, bố trí sơ đồ phân luồng ra vào, khử khuẩn cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cabin cáp treo, rà soát việc tiêm vaccine...

Bức ảnh Mùa hoa súng của nhiếp ảnh gia Trần Quang Quý chụp tại suối Yến đoạt giải nhất cuộc thi ảnh do ứng dụng Agora tổ chức năm 2020.

Cách di chuyển

Từ Hà Nội du khách có thể đến chùa Hương bằng nhiều phương tiện như xe buýt, xe máy, ôtô cá nhân hoặc xe limousine, xe khách... Nếu đi bằng xe máy tự túc du khách theo hướng Nguyễn Trãi - Hà Đông - Ba La - Vân Đình - Tế Tiêu rồi hỏi đường tới bến Đục đi chùa Hương. Nếu đi ôtô du khách chọn đường Quốc lộ 1A Pháp Vân - Cầu Giẽ, đến nút giao Đồng Văn rẽ phải vào Quốc lộ 38, đi tiếp 15 km theo hướng Chợ Dầu.

Trang phục

Khi đến những điểm lễ chùa, đền, đình, di tích lịch sử, di sản... đặc biệt khi lên chùa dâng hương, hành lễ, du khách nên chọn trang phục lịch sự, ăn mặc không phản cảm. Ngoài ra, nên kiểm tra thời tiết để mặc đồ phù hợp. Tháng giêng ở Hà Nội hiện có nhiệt độ dao động 14-17 độ C và dễ có mưa.

Các điểm tham quan, lễ chùa ở chùa Hương cần đi bộ nhiều nên một đôi giày thể thao, giày đế bệt sẽ giúp chân thoải mái hơn.

Hiện ở Hà Nội, số ca nhiễm vẫn tăng hàng ngày, du khách đến chùa dịp đông người nên mang theo khẩu trang, tấm chắn giọt bắn, nước sát khuẩn tay.

Các điểm tham quan

Tuyến tham quan chính là Hương Tích: Đền Trình - chùa Thiên Trù - động Tiên Sơn - chùa Giải Ona - đền Trần Song - động Hương Tích - chùa Hinh Bồng.

Tuyến Thanh Sơn - Hương Đài có lộ trình: chùa Thanh Sơn - động Hương Đài - chùa Vân Động Long Vân - chùa Cây Khế.

Tuyến Tuyết Sơn có lộ trình: đền Trình - chùa Tuyết Sơn - chùa Bảo Đài - động Ngọc Long - chùa Cá.

Sơ đồ các điểm tham quan tâm linh ở chùa Hương. Ảnh: dulichsucsongviet

Du khách có thể đi về trong ngày từ Hà Nội với tuyến Hương Tích. Còn hai tuyến phụ du khách nên ở lại thêm ngày thứ 2 mới đủ thời gian tham quan.

Hiện tại nhiều đơn vị du lịch tổ chức và bán các tour du lịch chùa Hương trong ngày giá khoảng 700.000-800.000 đồng/người.

Giá vé

Vé thuyền 50.000 đồng/người đi tuyến chính, 35.000 đồng/người đi tuyến phụ, vé thắng cảnh 80.000 đồng/người. Nếu đi đoàn đông có thể thuê thuyền to 15 - 20 người ngồi chung sẽ tiện hơn. Cần thiết hơn có thể gọi đặt thuyền với ngày giờ trước để tránh tình trạng đông đúc không thuê được.

Giá vé cáp treo áp dụng cho lễ hội chùa Hương năm nay vẫn giữ mức cũ. Vé khứ hồi là 180.000 đồng/người lớn và 120.000 đồng/trẻ em. Vé một chiều là 120.000 đồng/người lớn và 90.000 đồng/trẻ em.

Du khách hành lễ bên trong động Hương Tích tháng 3/2021. Ảnh: Ngọc Thành

Lưu ý khi mua đặc sản, đồ lưu niệm

Khu di tích Hương Sơn có nhiều hàng quán bán đặc sản, đồ lưu niệm ở hai bên đường lên các đền, chùa, động... Cần hỏi giá trước khi mua, kiểm tra hạn sử dụng các sản phẩm đóng gói, đóng hộp đặc biệt vào mùa lễ hội đầu năm.

Không nên mua các sản phẩm từ thịt thú rừng, động vật cấm, hạn chế sát sinh, ăn mặn khi đi lễ chùa.

Khánh Trần

Có nhiều phương tiện cho bạn chon như: ô tô, xe máy, xe bus.

Di chuyển bằng ô tô:

Lên đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải sau đó vào quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.

Di chuyển bằng xe máy:

Đi tới đường Nguyễn Trãi, đi thẳng tới Hà Đông đến ngã ba Ba La rẽ trái đi sang Vân Đình. Đi tiếp 40 km đến Tế Tiêu rẽ Trái và hỏi người dân đường đi chùa Hương.

*Lưu ý:

Để chuyến đi của bạn suôn sẻ không gặp rắc rối thì khi đi bằng xe máy hay cả ô tô thì bạn cũng nên mang theo đầy đủ giấy tờ đầy đủ, gương xe, và mũ bảo hiểm đối với xe máy để không may bị cảnh sát giao thông kiểm tra sẽ không bị bắt lỗi và cũng đảm bảo an toàn cho chính bạn.

Di chuyển bằng xe bus:

Xe 211 , Lịch trình: Bến xe Mỹ Đình-Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến –Nguyễn Trãi- Trần Phú- Quang Trung- Quốc lộ 6-Ngã ba Ba La-Quốc lộ 21B-Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa). Bạn có thể bắt được xe 211 tại bến Mỹ Đình hoặc đi tuyến 01, 02, 39, 27.. ra điểm bus ở Ba La hoặc đường Trần Phú để bắt xe.  Nếu bạn không có smart phone để xem điểm bus thì hãy nhớ lắng nghe xe đọc điểm hoặc hỏi các phụ xe cho chắc chắn nhé.

Xe 78: Bạn cũng có thể bắt xe 78: Tế Tiêu-Bến xe Mỹ Đình và ngược lại.

Xe 75 : Bến xe Yên Nghĩa-Tế Tiêu

Khi tới bến Đục, bạn phải ngồi đò khoảng 1 tiếng, đò chạy dọc suối Yến Vĩ, giá đi đò khoảng 60.000/người với vé thông thường, 90.000/người với vé thăm quan thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông thì thuế thuyền to 15-20 người ngồi. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển bằng thuyền máy. Đến nơi, bạn đi bộ 1 đoạn là tới chùa Thiên Trù. Sau đó là khám phá động Hương Tích-chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Tới đây, bạn có thể chọn hình thức leo núi, nói leo núi nhưng đường đi có bậc cho bạn di chuyển khá dễ dàng, đó cũng là một trải nghiệm thú vị vì cảnh 2 bên đường đi rất đẹp. Nhưng nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể đi cáp treo với giá 90.000/ngưởi với 1 chiều-140.000/người với 2 chiều đi.

2. Thời gian thích hợp nên đi du lịch chùa Hương?

Đi hội du lịch chùa Hương:

Hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lich. Đây là lễ hội lớn nhất của Du Lịch Hà Nội hay có thể coi là lớn nhất Việt Nam. Chính hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Đây là dịp đầu xuân năm mới nên số lượng người đi bái Phật khá đông, do vậy, lượng khách du lịch đổ dồn về đây vô cùng lớn, các dịch vụ dễ bị chặt chém và có thể diễn ra tình trạng chen lấn. Tuy nhiên, đến đây vào dịp này bạn có thể hòa mình vào không khí tưng bừng đầu nă cũng như tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội như: hội bơi thuyền, leo núi, hát chèo đò, hát văn,…

Kinh nghiệm đi chùa Hương 1 ngày

Đi du lịch chùa Hương:

Nếu bạn có mục đích là đi thưởng ngoại vãn cảnh chùa thì bạn có thể đi quanh năm nhưng nên tránh dịp diễn ra lễ hội. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch chùa Hương là khi “hoa lựu lập lòe đơm bông”-đầu hè và mùa thu. Bởi đó không phải dịp lễ hội nên dòng người đổ về chùa cũng ít hơn hẳn, do vậy các dịch vụ như đi đò, cáp treo không bị nhồi nhét khách và chờ đợi mất thời gian của các bạn, hơn nữa cũng dễ dàng để ngắm nhìn phong cảnh hữu tình của thiên nhiên nơi đây hơn và  cảm nhận được sự linh thiêng trầm mặc của chốn cửa Phật. Hơn nữa, nếu bạn nào yêu thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên thì dịp tháng 10 và tháng 11 là thời điểm tuyệt vời nhất. Khi đó, hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến trong xanh thơ mộng và hoa lau trắng nở trên nhiều cánh đồng vô cùng lãng mạn.

Kinh nghiệm đi chùa Hương 1 ngày

Các điểm tham quan nổi bất tại Hương Sơn

Tại Hương sơn có dòng suối Yến được coi là một trong những nơi cho trải nghiệm tuyệt vời nhất của chuyến đi. Quãng đường suối Yến khoảng 65km.  Để thưởng thức được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng suối này hãy tìm về đây vào mùa thu. Khi đó, trời trong xanh, in bóng dòng nước trong vắt mát lành, cùng màu sắc tím hồng dịu dàng của hàng ngàn bông hoa súng nở khắp quãng đường đi. Hai bên đường đi là cảnh thiên nhiên đang thay lá, tĩnh lặng, nhẹ nhàng tất cả chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm với cảnh quan ở nơi đây.

Kinh nghiệm đi chùa Hương 1 ngày

Ảnh: Dòng suối Yến Vĩ (sưu tầm)

Chùa Hương là quần thể thắng cảnh rải rắc trong thung lũng suối Yến. Trong đó, đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương tích được coi là 3 điểm đến đẹp nhất cũng như linh thiêng nhất mà bạn nên ghé qua.

Kinh nghiệm đi chùa Hương 1 ngày

Ảnh: Chùa Thiên Trù (sưu tầm)

Lịch trình du lịch chùa Hương?

Tới chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong 1 ngày nếu bạn di chuyển trong vòng bán kính 40 km tới chùa Hương. Còn nếu bạn ở xa có thể đi trong vòng 2 ngày 1 đêm.

Kinh nghiệm đi chùa Hương 1 ngày

*Phượt chùa Hương

Bạn có thể dễ dàng có một hành trình thú vị và tiết kiệm khi đi phượt chùa Hương bằng ô tô, xe máy hoặc xe bus. Có 2 điểm bạn chắc chắn phải tới trong hành trình này đó là đi đò trên suối Yến, thăm chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Nếu đã là đi phượt thì bạn nên đi bộ, nhưng cũng nên thử qua cáp treo xem cảm giác như nào. Theo mình thì khi lên bạn nên đi cáp treo và khi xuống thì đi bộ, vừa đỡ mệt lại được trải nghiệm nhiều thứ.

Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn nhiều tuyến hành trình khác nhau để khám phá Hương Sơn bao gồm:

Tuyến chính: Đền trình- Chùa Thiên Trù- Động Tiên Sơn-Chùa Giải Oan-Đền Trần Song- Động Hương Tích-Chùa Hinh Bồng

Tuyền Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn-Động Hương Đài

Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài-Động Chùa Cá-Động Tuyết Sơn

Nếu các bạn đi trong 1 ngày thì đi tuyến chính còn thêm 1 ngày nữa thì thêm 1 trong các tuyến còn lại.

Tất cả số tiền bạn dùng cho chuyến đi này với thời gian 1 ngày khoảng: 400.000/người trở lên.

*Đi Tour du Lịch Chùa Hương

8h: Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại Nhà Hát Lớn khởi hành đi Chùa Hương

10h: Xe dừng ở bến Đục, du khách sẽ được hướng dẫn viên mua vé và dẫn lên thuyền đi thuyền dọc suối Yến Vĩ chừng 3km tới chùa Thiên Trù. Với việc đi tour bạn sẽ không bị nhồi nhét ngồi quá nhiều người trên thuyền như tự đi phượt, vừa đảm bảo lại có thể được ngắm cảnh thoải mái. Cả đoàn vào chùa Thiên Trù làm lễ, sau đó ăn trưa.

12h: Leo núi, hoặc đi cáp treo tùy theo sở thích của các bạn

Nếu leo núi chúng ta mất khoảng 1 tiếng sẽ tới động Hương Tích, được mênh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”, tức là động sếp hạng nhất của Việt Nam, nơi đây thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Cả đoàn sẽ dành thời gian khoảng 1h để làm lễ cũng như thưởng ngoại phong cảnh sơn thủy hữu tình tại đây. Sau đó đi xuống đền Trình.

16h: Xuống tới bến Đục, tại đây cả đoàn sẽ thuê đò và quay trở về xe vào lúc 17h và trở về Hà Nội

19h: cả đoàn có mặt ở Hà Nội, kết thúc một chuyến đi vô cùng ý nghĩa và thú vị

Đặc sản du lịch chùa Hương?

Khi tới du lịch chùa Hương, nơi đây có khá nhiều đặc sản để bạn thưởng thức. Tại đây bạn có thể ăn món bánh rau sắng, hoặc các món ăn chế biến từ rau sắng, đây là loại rau chỉ có ở vùng Hương Sơn này còn những nơi khác không có. Ngoài ra, vào mùa hè còn có món quả mơ rừng, mơ khá giòn và ngọt.

Kinh nghiệm đi chùa Hương 1 ngày

Ảnh: Mơ chùa Hương

Bên cạnh đó, theo mình nghĩ đi chùa thì nên ăn chay, không nên ăn các món mặn, nhưng nếu các bạn không để ý tới điều đó thì có thể thưởng thức các món ăn chế biến từ dê núi, bò, ngựa, nhím,.. Dọc đường có khá nhiều nhà hàng nhưng hãy hỏi giá cả trước để tránh bị ép giá cao. Mình thấy có nhà hàng Mai Lâm ở chân núi Thiên Trù có chất lượng dịch vụ và giá cả khá tốt bạn có thể lựa chọn.

 Đi du lịch chùa Hương cần chuẩn bị những gì?

*Chuẩn bị tư trang:

-Quần áo, ô mũ những ngày mưa nắng.

-Dép hoặc giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại và leo núi

-Đồ ăn

*Chuẩn bị đồ lễ: Vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ

Tới đó bạn hoàn toàn có thể mua được những đồ trên nhưng do đặc thù sông nước vận chuyển khó khăn nên giá sẽ cao hơn bình thường do vậy để tiết kiệm lại được đồ ngon tốt nhất bạn nên đem từ nhà.

Lưu ý khi đi du lịch chùa Hương

Lưu ý khi đi đò:

Xung quanh khu vực suối Yến có rất nhiều cò mồi bám theo bạn giới thiệu đi đò nhưng bạn không nên theo họ mà đi thẳng tới bến Đục, vào phòng bán vé vè mua vé. Khi mua cũng nên hỏi số lượng tối đa khách trên 1 thuyền để tránh tình trạng thuyền bị cò nhồi nhét khách. Các bạn cũng nên bồi dưỡng cho lái thuyền một ít tiền.
*Lưu ý khi đi cáp treo

Giá cáp treo: 100.000/1 người với 1 chiều và 160.000/1 người với 2 chiều. Vào dịp lễ hội thương rất đông, bạn hãy chịu khó xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò với giá trên trời

*Lưu ý mua sắm

Đối với hàng lưu niệm và đặc sản bạn nên mặc cả giá, khi mua kiểm tra số lượng và hạn dùng.

Đối với các sản phẩm như thuốc nam hay đồ bồi bổ sức khỏe cũng nên cân nhắc trước khi mua bởi đồ ở đây chưa được qua kiểm nghiệm đâu.

Kinh nghiệm nhỏ du lịch chùa Hương:

-Khi đi cũng nên đem theo một ít đồ để vào chùa làm lễ. Xong có thể dùng chính những lộc bạn vừa làm lễ xong để làm đồ ăn. Tránh ăn uống ở đây bị đắt.

-Mặc đồ kín đáo, không làm ổn hay dùng từ khiếm nhã bởi đây là nơi cửa Phật

-Đi giày, quần áo không quá bó để dễ dàng di chuyển cũng như hoạt động.

-Quá trình di chuyển dù bằng đò hay khi leo núi cũng nên cẩn thận bảo đảm an toàn cho bản thân để chuyến đi được vui trọn vẹn.

-Đi bằng phương tiện riêng thì mang theo giấy tờ, gương, mũ bảo hiểm đầy đủ.

– Vứt rác đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường và cảnh quan.

-Khi ở chỗ đông đúc hãy bảo vệ tài sản và tư trang cẩn thận tránh bị móc túi, ăn cắp đồ của bạn.

-Đi theo nhóm vừa vui lại an toàn tiết kiệm tiền đò.

-Không tham gia các trò như: tôm cua cá, đỏ đen, chiếc nón kỳ diệu,.. vì đó là lừa đảo chứ không hề do vận may như bạn nghĩ.

Trên đây là các thông tin về du lịch chùa Hương , các bạn hãy tới đây để cảm nhận vẻ đẹp của vùng đất Hương Sơn này nhé! Mong những gợi ý này sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để hoàn thiện hơn nữa trong quá trình sắp xếp chuyến du lịch Chùa Huơng vui vẻ.

Tư vấn đặt dịch vụ đi Chùa Hương - Hotline: 190089888/0868111133