Không sử dụng hóa đơn có phải làm báo cáo năm 2024

Theo nghị định mới nhất, tổ chức, doanh nghiệp sẽ không phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý (BC26/AC) nữa.

Hiện nay, nếu vẫn đang sử dụng hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP và các Thông tư 32/2022/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC thì hàng quý doanh nghiệp, hộ kinh doanh vẫn phải lập và nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC), dù có sử dụng hay không sử dụng hóa đơn.

Tuy nhiên, nếu sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020, Thông tư 78/2021/TT-BTC (sẽ thay thế cho Nghị định 119/2019, Thông tư 68/2019/TT-BTC) thì việc báo cáo này sẽ được loại bỏ, giảm nhẹ thủ tục hành chính đối với những doanh nghiệp dùng nhiều loại hóa đơn, nhiều lượng hóa đơn.

![ sử dụng hóa đơn ](https://cyberbill.vn/wp-content/uploads/2021/10/khong-con-phai-bao-cao-tinh-hinh-su-dung-hoa-don-nua-1003x800.jpg)Nghị định 123/2020, Thông tư 78/2021/TT-BTC chủ trương giảm nhẹ thủ tục hành chính

2. Cách thức đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Để sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

Còn trường hợp doanh nghiệp là tổ chức kết nối chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử trực tiếp đến cơ quan thuế thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Nội dung thông tin đăng ký theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT. Ngoài các chỉ tiêu cơ bản (tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, cơ quan Thuế quản lý) thì người nộp thuế phải đăng ký cụ thể về các chỉ tiêu:

Hình thức hóa đơn điện tử (có mã/không có mã của cơ quan Thuế); hình thức gửi dữ liệu hóa đơn (trực tiếp/thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử); phương thức chuyển dữ liệu (đầy đủ nội dung từng hóa đơn/ theo bảng tổng hợp dữ liệu); loại hóa đơn điện tử sử dụng (hóa đơn GTGT, bán hàng …); danh sách chứng thư số sử dụng và đăng ký ủy nhiệm lập hóa đơn (nếu có).

Sau khi được cơ quan Thuế chấp nhận việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thì người nộp thuế được lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

– Với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế, sau khi lập, người bán phải gửi hóa đơn đó đến cơ quan Thuế để được cấp mã rồi mới gửi cho người mua.

– Với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế, khi gửi hóa đơn đã lập cho người mua thì đồng thời (trong cùng ngày lập) phải gửi dữ liệu của hóa đơn đó đến cơ quan Thuế quản lý.

Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ủy nhiệm cho bên thứ ba sử dụng hóa đơn điện tử thì bên ủy nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng hóa đơn đã ủy nhiệm.

Nếu ủy nhiệm sử dụng hóa đơn không có mã của cơ quan Thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ để chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Do tất cả các hóa đơn gửi đến lấy mã hoặc hóa đơn không có mã gửi dữ liệu đến cơ quan Thuế của từng người nộp thuế đã được lưu giữ tại cơ quan Thuế quản lý, nên người nộp thuế sẽ không phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý (BC26/AC) như trước đây nữa.

Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1421/QĐ-BTC khiến nhiều người hoang mang về việc liệu có phải Bộ Tài chính đã lại “hồi sinh” báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn. Vậy thực hư việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn thế nào?

Từ 01/7/2022 không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn?

Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn giấy (mẫu số BC26/HĐG) là mẫu báo cáo sử dụng áp dụng với hoá đơn giấy. Căn cứ Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh mua hoá đơn của cơ quan thuế phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và bảng kê trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp vào hàng quý.

Tuy nhiên, căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, lộ trình áp dụng hoá đơn điện tử được thực hiện như sau:

- Trước 01/7/2022: Chỉ các cơ sở kinh doanh được thông báo chuyển đổi sang sử dụng hoá đơn điện tử và đã đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng sử dụng hoá đơn điện tử.

- Từ ngày 01/7/2022: Tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng hoá đơn điện tử trừ các trường hợp như doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nhiệp kinh doanh ở nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn…

Như vậy, có thể thấy, sau ngày 01/7/2022, hầu hết các doanh nghiệp (trừ các trường hợp vẫn sử dụng hoá đơn giấy) đều phải đồng bộ áp dụng hoá đơn điện tử. Do đó, các doanh nghiệp này từ ngày 01/7/2022 đều không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn trừ các đơn vị chưa sử dụng hoá đơn điện tử.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc áp dụng hoá đơn điện tử đã được sử dụng từ ngày 21/11/2021 theo hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ ngày 21/11/2021: Triển khai áp dụng hoá đơn điện tử với 06 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bình Định.

- Giai đoạn 2: Hoá đơn điện tử áp dụng từ tháng 4/2022 với 57 tỉnh, thành phố còn lại theo Quyết định 206/QĐ-BTC.

Như vậy, các doanh nghiệp đã sử dụng hoá đơn điện tử sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn giấy mà chỉ những doanh nghiệp chưa sử dụng hoá đơn điện tử nêu trên.

Không sử dụng hóa đơn có phải làm báo cáo năm 2024

Doanh nghiệp có phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn?

Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1421/QĐ-BTC công bố danh mục báo cáo định kỳ phải nộp trong đó có đề cập đến báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.

Điều đó khiến nhiều kế toán của doanh nghiệp hiểu lầm doanh nghiệp nào cũng phải nộp báo cáo này. Đồng nghĩa, thông qua Quyết định này, Bộ Tài chính đã “hồi sinh” cho báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và áp dụng với tất cả các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo phân tích ở trên, chỉ có trường hợp chưa sử dụng hoá đơn điện tử mà vẫn sử dụng hoá đơn giấy thì các doanh nghiệp mới phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế.

Ngược lại, nếu đã sử dụng hoá đơn điện tử thì không cần nộp báo cáo này bởi theo điểm e khoản 2 Điều 55 Nghị định 123, doanh nghiệp đã gửi dữ liệu hoá đơn đến cơ quan thuế nếu mua hoá đơn của cơ quan thuế. Do đó, doanh nghiệp đã sử dụng hoá đơn điện tử sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.

Còn trường hợp báo cáo việc sử dụng hoá đơn chỉ áp dụng trong trường hợp mua hoá đơn giấy của cơ quan thuế, chưa chuyển sang hoá đơn điện tử thì tiếp tục nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế.

Như vậy, không có chuyện Bộ Tài chính “hồi sinh” báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn. Việc nộp báo cáo này được thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp nào đã chuyển sang hoá đơn điện tử từ cuối năm 2021 thì không phải nộp báo cáo này;

- Doanh nghiệp nào mới chuyển sang hoá đơn điện tử trong giai đoạn 2 và trong quý 2 vẫn sử dụng hoá đơn giấy thì vẫn phải báo cáo tình hình sử dụng những hoá đơn giấy đã sử dụng trong thời gian chưa chuyển hoàn toàn sang hoá đơn điện tử.

- Doanh nghiệp nào thuộc diện không bắt buộc chuyển sang hoá đơn điện tử, vẫn đang dùng hoá đơn giấy thì quý 2 nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn như trước nay vẫn thực hiện.

Không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn từ khi nào?

Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2022, tất cả doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đều phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử nên sẽ không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nữa và chỉ phải nộp nếu thuộc 01 trong 02 trường hợp nêu trên.

BC26 là gì?

Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng (BC26/AC) chỉ dành cho những Hóa đơn được quy định tại Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC bao gồm: Hóa đơn cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các của ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại ...

Chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng. Nộp thông báo, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 11 đến 20 ngày, tính từ ngày hết thời hạn. Phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng. Nộp thông báo, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quá thời hạn quy định từ 21 đến 90 ngày, tính từ ngày hết thời hạn.

Báo cáo tình hình sử dụng lao động như thế nào?

Đây là quá trình thu thập thông tin về lao động, nhân sự. Từ việc tuyển dụng, tiếp nhận lao động cho tới khi đã ghi nhận tên lao động vào danh sách chính thức. + Ngày bắt đầu làm việc cùng một vài số liệu tổng hợp khác.