Không bị bệnh mà uống thuốc có sao không

Một loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ của nó. Khi đưa ra quyết định, bác sĩ lâm sàng thường cân nhắc các yếu tố có phần chủ quan, chẳng hạn như kinh nghiệm cá nhân, truyền miệng, người thực hành trước và ý kiến chuyên môn.

Số bệnh nhân cần được điều trị [NNT] ít mang tính chủ quan về những lợi ích có thể có của một loại thuốc [hoặc bất kỳ sự can thiệp nào khác]. NNT là số bệnh nhân cần được điều trị để mang lại lợi ích cho một bệnh nhân. Ví dụ, hãy xem xét một loại thuốc làm giảm tỷ lệ tử vong của một bệnh cụ thể từ 10% xuống 5%, giảm nguy cơ tuyệt đối là 5% [1 trong 20]. Điều đó có nghĩa là 100 bệnh nhân, 90 người sẽ sống ngay cả khi không điều trị, và do đó sẽ không được hưởng lợi từ thuốc. Bên cạnh đó, 5 trong số 100 bệnh nhân sẽ chết mặc dù họ dùng thuốc và do đó cũng không có lợi. Chỉ có 5 trong 100 bệnh nhân [1 trong 20] được hưởng lợi từ việc dùng thuốc; Do đó, cần 20 bệnh nhân được điều trị để 1 bệnh nhân được hưởng lợi từ việc điều trị, và NNT là 20. NNT có thể được tính toán đơn giản là nghịch đảo của việc giảm nguy cơ tuyệt đối; nếu giảm nguy cơ tuyệt đối là 5% [0,05], NNT = 1/0,05 = 20. NNT cũng có thể được tính toán cho các tác dụng không mong muốn, trong trường hợp đó đôi khi nó được gọi là số người cần được điểu trị để xảy ra tác hại [NNH].

Quan trọng là NNT dựa trên sự thay đổi nguy cơ tuyệt đối; không thể tính được từ những thay đổi nguy cơ tương đối. Nguy cơ tương đối là tỷ lệ phần trăm của hai nguy cơ. Ví dụ, một loại thuốc giảm tỷ lệ tử vong từ 10% xuống 5% nghĩa là làm giảm tử vong tuyệt đối 5% nhưng giảm tỷ lệ tử vong tương đối là 50% [tức là tỷ lệ tử vong 5% chỉ ra rằng ít tử vong hơn 50% so với tỷ lệ tử vong 10%]. Thông thường, lợi ích được báo cáo trong y văn là giảm nguy cơ tương đối bởi vì nhìn vào số liệu này sẽ thấy thuốc hiệu quả hơn so với giảm nguy cơ tuyệt đối [trong ví dụ trước, giảm 50% tử vong có vẻ tốt hơn giảm 5%]. Ngược lại, các tác dụng không mong muốn thường được báo cáo theo nguy cơ tuyệt đối tăng bởi vì chúng tạo ra một loại thuốc an toàn hơn. Ví dụ, nếu thuốc tăng tỷ lệ xuất huyết từ 0,1% đến 1%, mức tăng này thường được báo cáo là 0,9% hơn là 1000%.

  • Tính toán số người cần được điều trị [NNT] dựa trên sự thay đổi nguy cơ tuyệt đối, chứ không phải là tương đối.

Khi NNT cân bằng với NNH, điều quan trọng là cân nhắc giữa lợi ích cụ thể và các nguy cơ. Ví dụ, một thuốc có nhiều tác hại hơn lợi ích vẫn có thể được kê đơn nếu các tác hại đó là nhỏ [ví dụ tác hại có thể hồi phục, nhẹ] và các lợi ích là lớn [ví dụ như ngăn ngừa tử vong hoặc phòng bệnh]. Trong mọi trường hợp, sử dụng các chỉ tiêu hướng tới bệnh nhân là tốt nhất.

Dữ liệu về gen đang ngày càng được sử dụng để xác định các phân nhóm bệnh nhân nhạy cảm hơn với những lợi ích và tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc. Ví dụ, ung thư vú có thể được xét nghiệm các chỉ dấu di truyền HER2 dự đoán đáp ứng với các loại thuốc hóa trị liệu nhất định. Bệnh nhân HIV/AIDS có thể được xét nghiệm với allele HLA-B * 57: 01, gen dự đoán quá mẫn với abacavir, làm giảm tỷ lệ phản ứng quá mẫn và do đó làm tăng NNH. Sự khác nhau về gen của các enzym chuyển hóa thuốc khác nhau giúp dự đoán bệnh nhân đáp ứng với thuốc xem dược học di truyền Gen dược học như thế nào và cũng thường ảnh hưởng đến lợi ích, tác hại, hoặc cả hai.

Một mục tiêu phát triển thuốc là có sự khác biệt lớn giữa liều hiệu quả và liều gây ra các tác dụng không mong muốn. Sự khác biệt lớn được gọi là phạm vi điều trị rộng, hệ số điều trị, hoặc cửa sổ điều trị. Nếu phạm vi điều trị là hẹp [ví dụ, < 2], các yếu tố thường không quan trọng về mặt lâm sàng [ví dụ, tương tác giữa thức ăn và thuốc, tương tác thuốc-thuốc Tương tác thuốc , sai sót nhỏ trong liều lượng] có thể gây ra những tác động lâm sàng có hại. Ví dụ, warfarin có một phạm vi điều trị hẹp và tương tác với nhiều loại thuốc và thức ăn. Liều thuốc chống đông không đủ làm tăng nguy cơ biến chứng của các bệnh cần được điều trị bằng thuốc chống đông máu [ví dụ tăng nguy cơ đột quỵ trong rung tâm nhĩ], trong khi quá liều thuốc chống đông làm tăng nguy cơ chảy máu.

Nhiều người khi bị cảm mạo, sốt nhẹ thường tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống mà không đi khám bác sĩ. Đây là sai lầm nguy hiểm bởi uống thuốc không phù hợp có thể gây kháng thuốc và làm bệnh thêm khó trị. Một số loại thuốc có thể gây dị ứng, thậm chí sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

Các bác sĩ đưa ra lời khuyên với mọi người nên tạo thói quen đi khám khi nghi ngờ mắc bệnh. Đồng thời không nên tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị và hạn chế dùng kéo dài trong nhiều tháng. Ngoài ra khi đã uống hết thuốc, bệnh nhân nên đi tái khám để nhận được sự tư vấn điều trị từ bác sĩ.

                Tự ý dùng thuốc kháng sinh liều cao khi chưa được bác sĩ kê đơn có thể gây biến chứng nghiêm trọng

Quên uống thuốc, lần sau uống liều gấp đôi để bù lại

Đây là sai lầm lớn không chỉ gây ra tác dụng phụ mà còn tạo gánh nặng không nhỏ cho cơ thể. Nếu bạn đang dùng đơn thuốc mỗi ngày uống một lần, khi phát hiện quên có thể uống bù luôn trong ngày. Với đơn thuốc uống 2-3 lần/ngày, khi quên thì uống liều đó vào thời gian kế tiếp. Tuyệt đối không uống cùng với liều của bữa sau sẽ gây ra quá liều

Bảo quản thuốc không đúng cách

Uống thuốc quá hạn và bảo quản thuốc không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn trong với việc điều trị bệnh. Vì vậy khi mua thuốc về nhà, bạn nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm thấp và nơi có nhiệt độ quá cao.

Nghiền nát thuốc để tăng tác dụng

Nhiều chế phẩm thuốc khi được điều chế, các nhà sản xuất đã nghiên cứu thời gian ảnh hưởng của thuốc đến cơ thể. Nếu người bệnh nhai hay nghiền nát, các hoạt chất trong thuốc sẽ phân hủy quá nhanh, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Đối với một số loại thuốc khi nghiền thành bột sẽ mất đi tính ổn định của thuốc khi đi qua các cơ quan tiêu hóa khiến thuốc mất đi tác dụng.

Dùng thực phẩm chức năng thay thế thuốc

Có một hiện tượng phổ biến mà Techmoss thấy đó là người bệnh có xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng thay cho thuốc để giảm gây hại cho sức khỏe. Điều này có thể dẫn đến kết quả không như mong đợi trong quá trình điều trị bệnh. Bởi lẽ, thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, bổ sung vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, không có tác dụng chữa bệnh.

Không lường được sự tương tác giữa các loại thuốc

Bác sĩ khi kê đơn cần thăm hỏi tiền sử bệnh để xem bệnh nhân có đang điều trị nhiều loại bệnh khác nhau hay không? Từ đó tránh trường hợp các thuốc tương tác với nhau gây tác dụng phụ không mong muốn.

Phần mềm quản lý nhà thuốc Moss Pharma giải quyết tình trạng kê đơn thuốc tương tác với nhau dựa vào tính năng AI. Techmoss tích hợp tính năng này giúp dự đoán thông minh, giảm rủi ro trong quá trình kê đơn của dược sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề