Hướng dẫn đặt thuốc phụ khoa năm 2024

Thuốc đặt âm đạo là thuốc ở thể rắn, chứa dược chất, thường có hình bầu dục (hình trứng) hoặc hình viên đạn (thuốc đạn)... dùng tay hoặc dụng cụ chuyên dụng để đưa vào âm đạo. Tại đây, nhờ nhiệt độ cơ thể, thuốc tan thành chất lỏng, giải phóng thuốc và cho tác dụng điều trị...

NỘI DUNG::::

Ưu điểm của thuốc đặt âm đạo là:

  • Hấp thụ nhanh
  • Không gây buồn nôn và nôn
  • Yêu cầu liều điều trị thấp, giảm tác dụng phụ toàn thân tiềm ẩn...

Các loại thuốc đặt âm đạo bao gồm:

  • Thuốc chứa một kháng sinh để đặc trị một tác nhân gây bệnh cụ thể.
  • Thuốc chứa nhiều loại kháng sinh để điều trị cùng lúc nhiều tác nhân gây bệnh.
  • Thuốc chứa các acid lactic, glycogen có tác dụng cân bằng pH âm đạo.
  • Thuốc chứa hormone estrogen...

Hướng dẫn đặt thuốc phụ khoa năm 2024

Thuốc đặt âm đạo được sử dụng để điều trị các bệnh phụ khoa.

2. Thuốc đặt âm đạo dùng trong trường hợp nào?

Thuốc đặt âm đạo được sử dụng tại chỗ để điều trị các bệnh phụ khoa như: Viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men (candida) và nhiễm ký sinh trùng (trichomonas) hoặc toàn thân (liệu pháp hormon).

- Viêm âm đạo do vi khuẩn là do sự thay đổi trong sự cân bằng bình thường của vi khuẩn âm đạo. Nhiễm trùng nấm men âm đạo là tình trạng nhiễm trùng âm đạo và các mô ở cửa âm đạo (âm hộ). Trichomonas là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do ký sinh trùng gây ra. Các triệu chứng của nhiễm trùng âm đạo bao gồm ngứa, có mùi hôi và dịch tiết màu trắng nặng bất thường từ âm đạo.

- Thuốc đặt âm đạo cũng được sử dụng để điều trị khô âm đạo.

- Thuốc đặt âm đạo cũng có thể được kê đơn cho những phụ nữ mang thai có lượng progesterone thấp trong ba tháng đầu.

- Một số biện pháp tránh thai, như chất diệt tinh trùng cũng có thể được sử dụng theo cách này và liệu pháp nội tiết tố có thể được sử dụng qua thuốc đặt âm đạo để điều trị lạc nội mạc tử cung.

3. Lưu ý khi dùng thuốc đặt âm đạo

Chỉ sử dụng thuốc đặt âm đạo sau khi đã được bác sĩ chuyên khoa xác định bệnh.

Để tránh tương tác bất lợi của thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu sử dụng bất kỳ loại thuốc kê đơn, không kê đơn nào, bao gồm cả vitamin và thảo dược bổ sung trước khi sử dụng. Không sử dụng thuốc đặt âm đạo nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Nếu có bệnh về gan, thận và đường tiêu hóa (tiêu chảy và viêm đại tràng, viêm ruột kết), dị ứng (hen suyễn, sốt cỏ khô, chàm), bệnh tiểu đường và các vấn đề về hệ thống miễn dịch (HIV/AIDS) cần thông báo cho bác sĩ.

Sử dụng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ nếu sử dụng các loại thuốc chống nấm khác.

Hướng dẫn đặt thuốc phụ khoa năm 2024

Sử dụng thuốc đặt âm đạo chính xác theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, trừ khi có hướng dẫn khác của bác sĩ.

- Tác dụng phụ của thuốc đặt âm đạo: Tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng, các tác dụng phụ thường gặp của thuốc đặt âm đạo có thể bao gồm chóng mặt, lú lẫn, đau bụng, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng chậu, nôn mửa, cảm giác nóng rát và đầy hơi...

- Các hiện tượng có thể xảy ra sau đặt thuốc âm đạo: Các hiện tượng có thể xảy ra sau đặt thuốc âm đạo là chảy máu, ra dịch vàng trắng… Nguyên nhân có thể do âm đạo bị tổn thương; do đặt thuốc không đúng cách, thuốc cọ xát vào âm đạo làm trầy xước, chảy máu...

4. Các bước sử dụng thuốc đặt âm đạo

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch bằng nước xà phòng ấm và lau khô bằng khăn sạch.
  • Bước 2: Mở gói thuốc và kiểm tra thuốc có đủ độ cứng để đưa vào không.
  • Bước 3: Đặt thuốc ở tư thế nằm ngửa, hai chân hơi cong về phía bụng, tư thế này sẽ giúp lộ cửa âm đạo. Ngoài ra, có thể đứng với đầu gối hơi cong và hai bàn chân cách nhau.
  • Bước 4: Giữ thuốc bằng 2 ngón tay, đặt thuốc vào âm đạo, sau đó dùng ngón tay đẩy thuốc đi sâu vào trong âm đạo. Nằm yên tại chỗ trong khoảng 30 phút để thuốc tan hết và hạn chế di chuyển.

5. Những điểm cần ghi nhớ khi sử dụng thuốc đặt âm đạo

  • Sử dụng thuốc chính xác theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, trừ khi có hướng dẫn khác của bác sĩ.
  • Chỉ sử dụng để đặt âm đạo, không được uống.
  • Cắt móng tay để tránh trầy xước khi đặt thuốc.
  • Tránh tập thể dục hoặc vận động quá mức trong khoảng một giờ sau khi đặt thuốc.
  • Lưu trữ thuốc ngoài tầm với của trẻ em.

Khi mắc bệnh phụ khoa nên đi bác sĩ khám để được chẩn đoán, kê toa đúng thuốc. Không tự ý mua thuốc đặt âm đạo về dùng vì có thể làm âm đạo viêm nhiễm nặng và khó chữa trị hơn.

Thuốc đặt âm đạo là loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Để thuốc phát huy tối đa hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình sử dụng, người bệnh cần hiểu rõ về tác dụng của thuốc cũng như cách dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Tìm hiểu chung về thuốc đặt âm đạo

Thuốc đặt âm đạo hay thuốc viêm phụ khoa còn được gọi là thuốc trứng hoặc viên đạn vì hình dáng của viên thuốc trông giống một quả trứng thu nhỏ hoặc giống hình viên đạn. Hiện nay bên cạnh các thuốc trứng còn có loại viên nén cũng được dùng để điều trị các bệnh lý về phụ khoa, tuy nhiên một số loại trước khi dùng thì cần phải làm ướt trước khi đưa thuốc vào bên trong âm đạo.

Công dụng chính của các thuốc đặt âm đạo đó là:

  • Điều trị viêm âm đạo do nấm: loài nấm Candida albicans là tác nhân phổ biến gây viêm âm đạo ở nữ giới. Để tiêu diệt nấm Candida, người bệnh cần phải dùng thuốc đặt âm đạo chứa clotrimazole hoặc nystatin, kèm theo kháng sinh đường uống sẽ giúp khắc phục tình trạng viêm âm đạo do nấm;
  • Chữa viêm âm đạo vì các tác nhân khác gây nên:
  • Viêm đường sinh dục do Chlamydia, lậu cầu: cần dùng viên đặt phụ khoa kết hợp với kháng sinh đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch;
  • Viêm âm đạo do nhiễm trùng roi (trichomonas): thuốc đặt âm đạo chứa metronidazol và kháng sinh metronidazol đường uống.

Hướng dẫn đặt thuốc phụ khoa năm 2024

Thuốc đặt âm đạo có hình quả trứng hoặc viên đạn

2. Điểm danh các loại thuốc đặt âm đạo phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc đặt âm đạo chứa các thành phần khác nhau, nhưng đều có chung một mục đích sử dụng là điều trị bệnh lý vùng phụ khoa. Tùy vào tác nhân gây bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định riêng biệt cho từng trường hợp:

  • Thuốc chứa estrogen: estrogen là một loại hormone tự nhiên do cơ thể người phụ nữ tiết ra, có tác dụng làm mềm mại niêm mạc âm đạo và hỗ trợ hoạt động tình dục trở nên trơn tru hơn. Tuy nhiên phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ bị suy giảm đáng kể nồng độ estrogen trong cơ thể, gây mất cân bằng hệ vi sinh trong môi trường âm đạo và tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh tấn công gây viêm nhiễm phụ khoa. Thuốc đặt âm đạo chứa estrogen sẽ khắc phục tình trạng nêu trên của chị em phụ nữ tuổi mãn kinh;
  • Thuốc chứa kháng sinh: thuốc sẽ gồm 1 hoặc nhiều loại kháng sinh kết hợp để tăng hiệu quả tiêu diệt tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa;
  • Thuốc chứa glycogen, acid lactic: công dụng chính của các thuốc này là giúp cân bằng độ pH trong âm đạo, giảm kích ứng và kiểm soát các triệu chứng khó chịu do viêm âm đạo gây ra.

3. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc đặt âm đạo tại nhà

Viên đặt phụ khoa có cách dùng khá đơn giản, người bệnh có thể dùng ngón tay hoặc ống bơm để đặt thuốc vào âm đạo theo các bước như sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ, sau đó lau khô đồng thời rửa sạch tay;
  • Đặt viên thuốc vào bên ngoài âm hộ. Nếu dùng máy bơm thì đặt vào đúng vị trí trên dụng cụ này theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
  • Nên nằm xuống, 2 chân dạng rộng bằng vai, đầu gối gập và hai bàn chân đặt lên bề mặt giường. Hoặc bạn có thể đứng gác một chân lên ghế, 2 tư thế này giúp làm lộ rõ âm hộ nên bạn sẽ dễ dàng đặt thuốc sâu vào bên trong;
  • Dùng ngón tay từ từ nhét viên thuốc vào trong âm đạo. Nếu bạn dùng ống bơm thì nhẹ nhàng đưa ống bơm vào sâu âm đạo;
  • Rút ngón tay hoặc rút dụng cụ ra khỏi âm đạo, sau đó rửa sạch tay.

Hướng dẫn đặt thuốc phụ khoa năm 2024

Vị trí đặt thuốc

Bạn nên đặt thuốc vào thời điểm trước khi đi ngủ vì đây là lúc bạn không phải di chuyển, vận động sẽ tránh làm thuốc bị chảy ra ngoài làm giảm công dụng.

4. Những vấn đề có thể gặp phải khi dùng thuốc đặt âm đạo sai cách

Có nhiều trường hợp nữ giới gặp phải những triệu chứng bất thường khi dùng thuốc đặt âm đạo như: vùng kín có mùi hôi, ngứa ngáy, tiết dịch nhiều, đau rát khi giao hợp,... Điều này có thể xuất phát từ những sai lầm sau khi dùng thuốc:

  • Dùng thuốc khi không được chỉ định: tình trạng này xảy ra rất phổ biến. Người bệnh không đi khám mà tự ý mua thuốc, dùng theo đơn kê của người khác, mua thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ,...;
  • Dùng thuốc trong thời gian dài: theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế nữ giới chỉ nên đặt thuốc âm đạo từ 7 - 10 ngày, không vượt quá 14 ngày. Bởi vì nếu dùng quá thời gian quy định có thể khiến âm đạo bị khô rát, nhờn thuốc, kháng thuốc, loạn khuẩn,... Viêm âm đạo không những không được cải thiện mà còn bị nặng hơn;
  • Quan hệ tình dục khi đang đặt thuốc: việc này sẽ làm tổn thương niêm mạc âm đạo, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình điều trị;
  • Đặt thuốc khi đang có kinh nguyệt: chu kỳ kinh nguyệt khiến môi trường âm đạo trở nên vô cùng nhạy cảm và cổ tử cung rất dễ bị nhiễm khuẩn trong giai đoạn này. Ngoài ra máu kinh có thể cuốn trôi thuốc ra ngoài làm giảm tác dụng của thuốc, vì thế dùng thuốc đặt âm đạo khi đang có “bà dì" ghé thăm sẽ khiến cho tình trạng viêm âm đạo càng nghiêm trọng hơn.

5. Những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc đặt phụ khoa

Để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn khi dùng thuốc đặt phụ khoa, chị em cần lưu ý những điều sau:

  • Trước khi dùng thuốc, bạn hãy rửa tay và vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ để phòng tránh nguy cơ bội nhiễm trong quá trình đặt thuốc;
  • Chỉ dùng thuốc sau khi thăm khám và xác định được bệnh. Sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định và liệu trình do bác sĩ đưa ra. Vì vậy nếu bản thân đang xuất hiện các triệu chứng cảnh báo viêm nhiễm phụ khoa, bạn hãy đi khám càng sớm càng tốt, tuyệt đối không được tự ý điều trị bằng cách tự mua thuốc về dùng, dùng theo đơn thuốc người khác mách bảo hoặc chữa theo phương pháp dân gian, truyền miệng không được kiểm chứng;
  • Mỗi loại thuốc đặt âm đạo sẽ phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân. Không dùng thuốc này để điều trị loại tác nhân gây bệnh khác;
  • Nếu sau khi đã kết thúc liệu trình, tình trạng viêm âm đoạ không được cải thiện thì nên tái khám ngay.

Hướng dẫn đặt thuốc phụ khoa năm 2024

Một số lưu ý quan trọng khi dùng thuốc đặt âm đạo

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc đặt âm đạo. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về bệnh lý phụ khoa cần được tư vấn điều trị chi tiết hơn, hãy đến khám ngay tại Chuyên khoa Sản phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại MEDLATEC sẽ giúp bạn chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Mọi thông tin chi tiết và đặt lịch khám xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.