Hướng dẫn cách lắp đặt đường ống nước

Quy trình thi công lắp đặt đường ống cấp thoát nước đơn giản nếu bạn nắm chắc cách thức vận hành trước khi và sau khi lắp đặt. Bài viết này, Dekko sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết cách lắp đặt đường ống cấp thoát nước chuẩn kỹ thuật giúp bạn dễ dàng thực hiện.

1. Đường ống cấp thoát nước là gì?

Đường ống cấp thoát nước là tổ hợp các công trình thu nước, vận chuyển, xử lý, điều hòa và phân phối nước tới các đối tượng sử dụng nước. Một đường ống cấp thoát nước hoàn chỉnh bao gồm ống nước, các phụ kiện ống nước, van vòi, máy bơm,...

Hệ thống đường ống cấp nước được chia thành 3 loại chính:

  • Đường ống cấp nước sinh hoạt.
  • Đường ống cấp nước sản xuất.
  • Đường ống cấp nước cứu hỏa.

Hệ thống đường ống thoát nước chia thành 4 loại chính:

  • Đường ống thoát nước sinh hoạt.
  • Đường ống thoát nước mái.
  • Đường ống thoát nước sản xuất.
  • Đường ống thoát nước hỗn hợp. .jpg) Sơ đồ đường ống cấp thoát nước dân dụng (Nguồn: Sưu tầm)

\>>>> TÌM HIỂU THÊM: Ống nhựa HDPE cấp thoát nước | Bảng giá ống nhựa HDPE mới nhất

2. Quy trình thi công lắp đặt đường ống cấp thoát nước

2.1 Bước đầu định vị lấy dấu

Trước tiên bạn cần nắm rõ sơ đồ đường ống cấp thoát nước từng vị trí và kích thước đầu chờ của các thiết bị sử dụng nước giúp việc thi công dễ dàng hơn. Kích thước của các thiết bị dân dụng thông thường như sau:

  • Đầu chờ bình nước nóng khu WC: +1,75m.
  • Đầu chờ bình nước nóng nhà bếp: +1,8mm.
  • Đầu chờ vòi sen tắm: +0,75m.
  • Đầu chờ lavabo: +0,55m.
  • Đầu chờ chậu rửa bếp: +1,0m.
  • Lộ đi đường ống nước lạnh khu WC: +0,52m.
  • Lộ đi đường ống nước nóng khu WC: +1,0m.
  • Lộ đi đường ống lạnh từ đồng hồ nước vào khu WC: -30mm. .jpg) Vẽ sơ đồ đường ống cấp thoát nước và xác định vị trí các thiết bị khi thi công nhờ có kích thước đầu chờ (Nguồn: Sưu tầm)

2.2 Tiến hành lắp đặt đường ống cấp nước

Trước khi thi công lắp đặt đường ống cấp thoát nước bạn cần phải kiểm tra chất lượng các vật liệu, thiết bị được bảo quản trong kho. Bạn nên lựa chọn 2 loại ống phổ biến hiện nay tại Việt Nam là ống uPVC và ống PPR làm nguyên vật liệu thi công.

Trong hai loại ống này, ống nhựa uPVC có giá thành thấp hơn, lắp đặt đơn giản bằng keo chuyên dụng. Trong khi đó, ống PPR có giá thành cao hơn, việc lắp đặt phức tạp bởi phải sử dụng máy cắt và máy hàn.

.jpg) Ống nhựa uPVC có giá thành thấp và lắp đặt dễ dàng

Khi thi công lắp đặt đường ống cấp thoát nước, bạn cần lắp đường ống đi chìm trong tường của khu vệ sinh. Để việc thi công dễ dàng hơn, bạn nên xác định vị trí đi ống nước và các thiết bị sử dụng nước, từ đó tạo rãnh ống nước trên tường phù hợp. Thông thường độ sâu của rãnh khoảng 3cm - 4cm và độ rộng khoảng 5cm - 10cm, tùy vào vị trí lắp đặt và kích cỡ của ống nước.

Sau khi đặt ống vào tường, bạn trát vữa xi măng để cố định ống lên các vị trí bạn thi công như tường và dưới sàn nhà.

\>>>> XEM THÊM: Ống nước uPVC là gì? Đặc điểm, tính năng nổi bật & ứng dụng

2.3 Thi công lắp đặt trụ cấp nước cùng hệ thống máy bơm

Trụ cấp nước thường được làm từ ống PPR đường kính ≤ D63. Để việc lắp đặt chính xác và dễ dàng hơn bạn nên dựa theo bản vẽ đường ống nước để xác định đúng vị trí. Sau đó, bạn tiến hành lắp đặt theo các bước sau:

  • Bước 1: Cố định trụ đứng bằng các giá treo đỡ ống, khoảng cách giữa các giá đỡ là 1,6m. Để đường ống hoạt động tốt và độ bền bỉ cao thì các giá đỡ ống phải đảm bảo sự chắc chắn.
  • Bước 2: Xác định vị trí đặt máy bơm nước và đổ bê tông bệ bơm để giảm độ rung khi máy bơm hoạt động. .jpg) Kích thước trụ cấp nước tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng

\>>>> ĐỌC NGAY: Ống chịu nhiệt PPR chính hãng | Bảng giá ống nhựa PPR mới nhất

2.4 Thi công lắp đặt đường ống thoát nước

Khi lắp đặt bạn nên tiến hành thi công đường ống cấp thoát nước từ dưới lên trên là thuận tiện nhất. Ngoài ra, các ống thoát nước nên được lắp ở giữa trần của tầng trên và trần bê tông của tầng dưới.

.jpg) Đường ống thoát nước thường được lắp đặt dưới nền (Nguồn: Sưu tầm)

2.5 Bố trí và lắp đặt thiết bị vệ sinh

Khi các công đoạn lắp đường ống nước, trát, ốp, lát và trần hoàn thiện là lúc bạn có thể lắp đặt các thiết bị sử dụng nước. Sử dụng các loại gioăng đồng bộ để ghép nối các thiết bị với đường ống cấp thoát nước. Đối với các thiết bị như lavabo và tiểu treo, bạn cần phải sử dùng nở bằng thép mạ kẽm hoặc Inox để cố định vào tường.

.jpg) Các thiết bị vệ sinh được lắp đặt cuối cùng (Nguồn: Sưu tầm)

Sau khi hoàn thiện tất cả các công đoạn lắp đặt bạn cần phải kiểm tra nước và tốc độ thoát nước. Khi xả nước bạn thấy nước thoát nhanh thì bạn đã thi công cấp thoát nước thành công.

3. Các quy định trong quá trình thi công lắp đặt đường ống cấp thoát nước

Để đường ống cấp thoát nước hoạt động ổn định, khi thi công lắp đặt bạn cần thực hiện một số quy định sau:

  • Các thiết bị cấp nước như van, máy bơm, ống,... phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế cả về chất lượng, chủng loại và nguồn gốc. Các ống nước và thiết bị phải được lắp đặt đúng vị trí và đúng quy định trong thiết kế. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo các mối nối chắc chắn, kín khít và phải có các biện pháp bảo vệ đường ống sau khi lắp đặt để tránh ống bị va đập, bóp méo hay hư hỏng. .jpg) Đi đường ống nước âm tường vừa đảm bảo tính thẩm mĩ vừa bảo vệ đường ống (Nguồn: Sưu tầm)
  • Khi thi công cấp thoát nước hạ tầng bạn nên kết hợp với thợ nề, thợ cốp pha để bố trí ống thông, ống cấp thoát nước qua dầm, sàn tường theo đúng bản thiết kế. Đồng thời bạn cũng cần đảm bảo đường ống không bị đất, cát rơi vào ống trong suốt quá trình thi công.
  • Ren ống và các mối nối phải đảm bảo độ kín tránh tình trạng bị rò rỉ.
  • Đường ống nước ngầm phải được hoàn thiện trước khi thợ nề trát, sơn tường.
  • Sau khi lắp đặt xong, nhà thầu phải thử áp lực cho từng tuyến ống đảm bảo đáp ứng yêu cầu sử dụng cụ thể của từng tuyến ống theo thiết kế. Dụng cụ thử áp lực bao gồm máy bơm áp lực chạy bằng điện, van xả khí và đồng hồ đo áp lực có chỉ số đo từ 0 - 20 kg/cm2. .jpg) Sử dụng đồng hồ đo áp lực để thử áp lực của ống trước khi đưa vào sử dụng (Nguồn: Sưu tầm)
  • Công đoạn kiểm tra sự hoạt động của đường ống phải bơm đầy nước vào ống một cách từ từ và cẩn thận đảm bảo khí thoát hết ra ngoài. Bạn cần đảm bảo đường ống chứa đầy nước trong 24 giờ trước khi tiến hành thử áp lực. Ngoài ra, áp lực thử và thời gian thử cũng phải đúng theo quy định của bản thiết kế và hướng dẫn của chủ đầu tư.

\>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Khái quát về hệ thống cấp thoát nước cho mọi công trình

4. Một số lưu ý khi lắp đặt hệ thống đường ống cấp thoát nước

Để đảm bảo các biện pháp thi công lắp đặt đường ống cấp thoát nước đạt chuẩn chất lượng, đúng kỹ thuật, bạn cần đảm bảo một số lưu ý sau đây:

  • Không nên sử dụng các mối nối phức tạp như nối chữ T và chữ X, cách nối này sẽ khiến cho đường ống dễ bị tắc nghẽn, ứ đọng.
  • Cần bố trí cửa thăm cho đường ống nước thải để giúp thông rửa và dễ dàng sửa chữa đường ống. Cửa thăm được bố trí ở vị trí dễ dàng tiếp cận và thường được để ở bẫy nước hoặc phía đáy đường ống.
  • Trang bị bẫy nước ngăn mùi ở các thiết bị vệ sinh. Đồng thời các hố ga, bể phốt, bể chứa nước thải phải kín khí, kín nước và có đường ống thông khí. Đối với các đường ống thoát nước nằm ngang, cần lắp đặt ống nghiêng một độ nhất định để chất thải, nước thải dễ dàng trôi ra ngoài. .jpg) Không nên sử dụng các mối nối phức tạp như T và X (Nguồn: Sưu tầm)

Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu quy trình thi công lắp đặt đường ống cấp thoát nước chuẩn kỹ thuật. Khi lắp đặt bạn nên lưu ý các tiêu chuẩn và quy định chúng tôi đưa ra để quá trình lắp đặt đơn giản và hệ thống hoạt động tốt hơn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Dekko ngay qua thông tin dưới đây để được giải đáp miễn phí nhé!