Hướng dẫn cách địu em bé năm 2024

Địu em bé được rất nhiều ba mẹ lựa chọn sử dụng. Đặc biệt là những bố mẹ bận rộn và không có nhiều thời gian bên con. Sử dụng địu giúp cho ba mẹ và bé gần nhau hơn, bố mẹ yên tâm hơn. Và có nhiều thời gian để làm việc hơn. Nhưng chắc hẳn nhiều ba mẹ chưa biết cách sử dụng địu em bé đúng cách. Nhất là bố mẹ lần đầu có con. Hãy cùng Jumy’stìm hiểu cách sử dụng địu đúng cách và an toàn cho bé nhé!

Video hướng dẫn cách sử dụng địu em bé

Những điểm cần lưu ý khi chọn mua địu em bé

  • Các loại địu tốt trên thị trường hiện nay đều được thiết kế theo tư thế ngồi chữ M, tạo bệ ngồi thoải mái và giúp xương phát triển hoàn hảo nhất.
    Hướng dẫn cách địu em bé năm 2024
    địu em bé
  • Về bề mặt địu, tốt nhất nên được làm bằng cotton để có đủ độ mềm mại với da em bé, tránh cho bé cảm giác khó chịu hay thậm chí là bị xước da thay vì lựa chọn sợi nhân tạo, nylon khá thô cứng. Đó là lý do mà nhiều mẹ bĩm sữa tin dùng loại địu vải.
  • Địu nên được làm từ vật liệu thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của bé, ít bị biến đổi theo thời tiết.
  • Các đường chỉ may của địu cần đều đẹp, chắc chắn, không thừa chỉ, với địu có dùng khóa thì bạn nên kiểm tra kỹ khóa trước khi nhận hoặc mua hàng.
  • Phần duỗi chân của bé nên có kích thước phù hợp với cân nặng, để tránh bé cảm thấy bí bách, hoặc bị tuột cả người xuống.
  • Tùy theo nhu cầu mà có thể chọn loại địu đơn hoặc đa năng, nên chọn loại địu có kích thước không quá nhỏ để khi bé lớn hơn vẫn dùng được.
  • Với trẻ sơ sinh, bạn có thể chọn loại địu tư thế nằm vì lưng và cổ của bé còn chưa phát triển chắc chắn. Các y bác sĩ khoa Nhi khuyến khích mọi gia đình sử dụng địu vải cho bé sơ sinh, vừa an toàn, vừa giúp bé ngủ ngon trong vòng tay mẹ.
    Hướng dẫn cách địu em bé năm 2024
    Cách sử dụng địu em bé đơn giản nhất

3 cảnh báo quan trọng về cách đeo địu sai tư thế khiến trẻ gặp nguy hiểm

Một số ba mẹ nghĩ rằng việc đeo địu thì không cần quan tâm nhiều, cứ mua địu rồi mặc vào, cho bé lên là xong. Đây là cách suy nghĩ vô cùng hờ hệch, chủ quan, dẫn đến nhiều tác hại cho trẻ, nhất là khi chọn địu cho trẻ sơ sinh. Đeo địu không đúng cách, cách đeo địu bị sai sẽ dễ khiến bé bị chân vòng kiềng, lệch cột cống… và còn nhiều mối nguy hại khác.

Sau đây là 3 cảnh báo về cách đeo địu sai tư thế ba mẹ nên xem ngay

1. Lựa chọn địu sai cỡ, vận động nhiều khi địu trẻ, đung đưa quá nhiều sẽ dẫn đến các nguy cơ gây trật cổ, gãy đốt sống cổ, có thể làm bé ngừng thở bất cứ lúc nào.

2. Địu bé ở tư thế bập bênh “chân thấp, chân cao”, sẽ dễ khiến trẻ bị vòng kiềng, đi hai hàng, làm bé khó chịu, ko hợp tác.

3. Vô tư địu bé sau lưng khi bé dưới 10 tháng tuổi sẽ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường.

Vì thế khi mua bất kỳ loại địu của bất kỳ hãng nào, ba mẹ nên tham khảo hướng dẫn sử dụng cẩn thận từ các hãng để biết cách đeo địu đúng cách, tránh những tác hại cho bé.

Hướng dẫn cách địu em bé năm 2024

Trên thị trường hiên nay có rất nhiều loại địu, mẹ nên chọn loại địu vải cotton mềm mịn vì tư thế địu chuẩn khớp háng cho con và chia sức nặng đều lên vai, hông, bụng của người địu. Tư thế khớp háng chuẩn có thể nói là tư thế khi mình bồng bé lên bé sẽ tự kéo chân theo như vậy. Tư thế đó còn gọi là tư thế chữ “M”, “con ếch”, “ngồi xổm rộng”. Tư thế này đầu gối bé cao hơn phần mông và góc hai đùi tạo góc 60-160° (xoạc to hơn cũng không tốt).

Khi địu bé nên để ý 2 phần khớp háng (khớp chậu-đùi), nhất là khi trẻ có nguy có trật khớp háng (khi còn nhỏ đầu xương đùi không nằm hẳn trong khớp xương chậu, nếu phần này phát triển chưa hoàn chỉnh thì tư thế giữ chân bé bành ra và co lên là tốt nhất.

Theo các chuyên gia, nếu khi địu mà phần hông cùng đầu gối của bé duỗi thẳng và hai chân chụm vào nhau sẽ gây nguy cơ loạn sản xương hông lớn hơn, đặc biệt nếu tư thế này được duy trì trong một thời gian dài. Bác sĩ Siow Hua Ming (Giám đốc Y khoa Khoa Chỉnh hình tại Trung tâm Chuyên khoa Mount Elizabeth Novena) chia sẻ trên trang The Asian parents rằng tư thế tốt nhất cho phần hông của trẻ sơ sinh là khi hông dạng rộng một cách tự nhiên sang hai bên cùng phần đùi hỗ trợ và hông cùng đầu gối cong lại.

Hướng dẫn cách địu em bé năm 2024

Hy vọng qua cách sử dụng địu em bé và những lưu ý khi dùng sản phẩm cho bé ở trên sẽ giúp các mẹ có thêm những kinh nghiệm hay ho trong việc sử dụng địu, để bảo vệ sức khoẻ cho bé cũng như đem đến sự tiên dụng nhất có thể dành cho các ba mẹ bận rộn.

Địu em bé luôn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bà mẹ bim r mẹ vừa có thể trông em, vừa làm việc nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng địu em bé đúng cách, đặc biệt là địu 6 tư thế. Dưới đây là hướng dẫn cách đeo địu 6 tư thế chi tiết nhất cho mẹ

Kinh nghiệm chọn địu em bé

Chọn địu em bé loại nào tốt rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến dức khỏe, an toàn và sự thoải mái của cả bé và mẹ. Nó cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Dưới đây là một số tiêu chí để bạn có thể đưa ra được những lựa chọn phù hợp nhất.

Hướng dẫn cách địu em bé năm 2024
Các kinh nghiệm chọn địu cho bé

Chất liệu mềm mại, an toàn: da của bé rất nhạy cảm, nếu chất liệu địu không mềm mại, an toàn có thể làm da bé mẩn đỏ, dị ứng, ngứa ngáy…

Sự thoải mái cho mẹ: Hãy chọn địu có đai rộng, đệm tốt, vải chắc chắn để phân phối trọng lượng em bé đồng đều trên vai, cổ và lưng. Ngoài ra, cũng nên chọn địu em bé có thể đeo với nhiều tư thế khác nhau để thay đổi tránh hiện tượng đau mỏi, khó chịu.

Sự thoải mái cho bé: Địu em bé loại nào tốt có phần đệm ngồi cho bé duỗi chân đủ rộng, không làm co bắp đùi bé. Bé của bạn có thể ngủ trong địu nên hãy ưu tiên loại địu có phần đỡ cho đầu và cổ.

Sự chắc chắn và an toàn: Trước khi mua địu em bé, hãy kiểm tra phần ghế đệm, dây đai, các khóa nút cố định. Hãy đảm bảo rằng tất cả chúng đều an toàn, bền chắc và hoạt động tốt.

Dễ dàng sử dụng: Khi sử dụng địu em bé có thể ăn uống và làm bẩn địu. Do đó, hãy chọn địu em bé có thể dễ dàng vệ sinh, làm sạch và nhanh khô.

Cấu tạo và thiết kế: Địu em bé loại nào tốt có thể điều chỉnh được kích cỡ để được sử dụng phù hợp bởi nhiều người to nhỏ khác nhau. Đơn giản, nhỏ gọn giúp bạn có thể gấp gọn chiếc địu em bé mang theo trong vali. Ngoài ra, điều này cũng gián tiếp góp phần sử dung, dễ dàng vệ sinh địu hơn.

Thời gian sử dụng: Tốt nhất là sử dụng địu em bé phù hợp với lứa tuổi. Nhưng để tiết kiệm, bạn luôn mong muốn thời gian sử dụng địu càng lâu càng tốt. Em bé của bạn sẽ lớn lên. Do đó nên chọn loại địu có phần hỗ trợ dùng được cho trẻ sơ sinh. Có kích thước, độ chắc chắn để có thể dùng cả khi bé lớn.

  • Thiết kế thông minh của địu 6 tư thế có 4 vị trì chủ yếu:
  • Ẵm ngửa bé từ 0-6 tháng
  • Bế trẻ dựng đứng, áp mặt vào người bố mẹ: bé từ 6 -24 tháng
  • Bế trẻ quay mặt ra ngoài: bé từ 12-24 tháng
  • Cõng trẻ trên lưng: bé từ 12 – 30 tháng

Sau đây là hướng dẫn cha mẹ địu con đúng cách giúp bé thoải máu và luôn được an toàn:

Bước 1: Bước đầu tiên mẹ sẽ cài băng dính và chốt an toàn ở phần đai vào hông của mình, điều chỉnh phần đai sao cho phù hợp với hông.Khi địu phải để bé ở trước ngực kiểu kangaroo, nên địu theo hướng để bé thấy mặt bố mẹ, bé sẽ thấy an toàn hơn.

Bước 2: Khi cho bé nằm trong địu, con cần được tựa vững chắc vào bố mẹ nhưng không để cằm chạm vào ngực vì sẽ mất tầm nhìn của trẻ với mặt bố mẹ. Với tư thế địu trước ngực mặt hướng ra ngoài khi sử dụng địu ở tư thế này các mẹ cần đặc biệt chú ý đến bé của mình. Thường tư thế này chỉ dành cho những bé từ 6 – 18 tháng khi mà các bé đã biết khám phá thế giới xung quanh. Vì thế độ tuổi từ 6 – 18 tháng rất thích hợp để mẹ địu bé ở tư thế này.

Tránh để bé nằm quá thấp trong địu vì có thể khiến con ngạt thở.

Hướng dẫn cách địu em bé năm 2024
Các tư thế chính khi địu em bé

Bước 3: Không để bé nằm trong tư thế khom người, cằm chạm sát ngực vì có thể ảnh hưởng đến đường thở của bé.

Mẹ cũng cần lưu ý khi địu cho trẻ sơ sinh thì không nên nấu nướng hay vận động mạnh. Hãy luôn để mắt đến trẻ để đảm bảo rằng con không bị ngạt hay nhiệt độ trong địu làm con nóng bức, khó chịu.