Học luật có thể làm ngân hàng được không

Xã hội ngày càng phát triển, tất cả các lĩnh vực đời sống đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Chính vì thế, ngành Luật ngày càng khẳng định vị thế của mình.

Vậy, ngành Luật là gì? học ngành Luật ra làm gì? Để giải đáp những thắc mắc đó, mời quý bạn đọc đến với bài viết Học luật ra làm gì của công ty Luật Hoàng Phi.

Ngành Luật là gì?

Ngành Luật là một ngành học nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.

Các chuyên ngành thuộc ngành Luật rất đa dạng và phong phú, bao gồm:

– Chuyên ngành Luật hình sự;

– Chuyên ngành Luật dân sự;

– Chuyên ngành Luật hành chính-nhà nước;

– Chuyên ngành Luật kinh tế;

– Chuyên ngành Luật quốc tế và thương mại quốc tế.Học ngành Luật ra làm gì?

Ngày nay, các lĩnh vực kinh tế-xã hội ngày càng đa dạng cùng với đó là sự ra đời của nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau. Sự đòi hỏi chặt chẽ về mặt pháp lý, tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật. Vậy Học Luật ra làm gì? Câu trả lời là Người học tốt nghiệp chuyên ngành Luật có thể đảm nhiệm một số công việc sau:

Học luật ra làm Thư ký Tòa án

Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

Như vậy, để trở thành thư ký tòa án, bạn phải có bằng cử nhân ngành Luật và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức của Tòa án.

Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn hư sau:

– Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;

– Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

– Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Học luật ra làm Kiểm sát viên

Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Để trở thành kiểm sát viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau:

– Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

– Có trình độ cử nhân luật trở lên.

– Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.

– Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.

– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Học luật ra làm Luật sư

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Để trở thành Luật sư, cần đáp ứng các tiêu chuẩn là Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Để được hành nghề luật sư cần phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư

Học luật ra làm chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn pháp luật thuộc các lĩnh vực như hôn nhân gia đình, hình sự, dân sự, kinh tế,… Vị trí chuyên viên pháp lý đòi hỏi phải nắm chắc kiến thức pháp luật, giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng. Chuyên viên pháp lý phải thường xuyên nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiên văn bản, hồ sơ pháp lý. Bên cạnh đó, chuyên viên pháp lý cũng thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng và làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước.

Học luật ra làm Công chứng viên

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Để trở thành công viên, Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

– Có bằng cử nhân luật;

– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Học luật ra làm Pháp chế doanh nghiệp

Nhằm mục đích tránh các sai phạm, rủi ro về mặt pháp lý, các doanh nghiệp và ngân hàng thường thành lập các bộ phận pháp chế. Nhiệm vụ của pháp chế doanh nghiệp là thực hiện rà soát hợp đồng nhằm đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng không vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Luật còn có thể làm việc tại các phòng đầu tư, phòng thu hồi nợ,.. của doanh nghiệp và ngân hàng.

Học luật ra làm Thừa phát lại

Thừa phát là một vị trí việc làm còn xa lạ đối với nhiều người. Có thể hiểu, thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

Thừa phát lại thực hiện các công việc sau:

– Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

– Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Để trở thành thừa phát lại, cá nhân phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như sau:

– Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

– Không có tiền án;

– Có bằng cử nhân luật;

– Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

– Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

– Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Học Luật ra làm gì?. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được tư vấn.

Ngành Luật là một trong số ít những ngành khoa học xã hội đem lại nguồn thu nhập cao cùng cơ hội việc làm dồi dào. Theo thống kê Quý 1/2017, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong cả nước hiện có 1,1 triệu người, nhóm người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp đạt 140.000 người, vậy cử nhân ngành Luật có cơ may nằm ngoài con số ấy? Việc làm cho người học Luật có dồi dào? Học Luật có phải chỉ ra làm luật sư và xin việc ngành Luật có khó khăn như bạn vẫn nghĩ? Tất cả sẽ được TopCV giải đáp với bài viết này!

Học luật có thể làm ngân hàng được không

Cẩm nang xin việc ngành Luật

Theo thống kê tháng 3/2017, cả nước có khoảng 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động, và chắc chắn không một doanh nghiệp nào có thể thiếu vắng đi sự hỗ trợ pháp lý trong hoạt động điều hành và kinh doanh. Hơn thế nữa, Theo thông tin từ Bộ tư pháp, cho đến năm 2020, chỉ riêng các chức danh tư pháp cần tới trên 20.000 nhân sự và con số chắc chắn sẽ tăng lên nhiều lần trong bối cảnh Việt Nam đang Hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, nhu cầu nhân lực cho ngành luật chưa bao giờ tăng cao và cấp thiết như hiện nay.

Khi nhắc đến xin việc ngành Luật, không ít người sẽ nghĩ ngay đến và duy nhất Luật sư, tuy nhiên không chỉ có vậy, cử nhân ngành Luật ra trường có thể làm thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lý,... và không chỉ làm việc tại các Bộ, các phòng ban nhà nước, bạn hoàn toàn có thể mở một văn phòng luật sư riêng hoặc tư vấn luật tại các doanh nghiệp lớn.
Một nhầm lẫn nghiêm trọng nữa là mọi người luôn nghĩ rằng việc học ngành Luật đồng nghĩa với việc học thuộc nhưng sự thật không phải vậy, ngay đến các luật sư hay thẩm phán kì cựu cũng không thể thuộc hết tất cả các luật do Nhà nước ban hành. Trí nhớ tốt là điểm cộng cho người học luật, tuy nhiên, hiểu rõ bản chất, nguyên tắc và phương pháp áp dụng của quy định pháp luật mới là yếu tố then chốt.

Học luật có thể làm ngân hàng được không

Xin việc ngành Luật - Những lầm tưởng

Luật sư là việc làm tiêu biểu nhất, thể hiện rõ nhất đặc thù của ngành Luật.

  • Nghiên cứu, phân tích vấn đề luật pháp, soạn thảo và nộp lại văn bản pháp luật.
  • Làm rõ các vấn đề pháp luật, chỉ đạo và định hướng cho khách hàng, doanh nghiệp hành xử và hoạt động theo đúng pháp luật.
  • Tư vấn và đại diện pháp luật cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.
  • Tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật.
  • Tại Việt Nam, sau 4 năm học tại trường luật, sinh viên mới được nhận bằng Cử nhân luật học. Để trở thành luật sư, ứng viên cần bỏ ra 2 năm để học tập tại "Học viện Tư pháp" và tập sự tại công ty hoặc văn phòng luật sư. Sau khi hoàn tất kỳ kiểm tra hết tập sự, ứng viên mới được cấp thẻ luật sư và chính thức hành nghề "Luật sư".
  • Khả năng làm việc nhóm và độc lập hiệu quả, giao tiếp và xử lý tình huống tốt.
  • Khả năng chịu áp lực công việc tốt, quyết đoán, cẩn trọng, tinh thần trách nhiệm cao.
  • Yêu cầu trình độ tiếng Anh khá.
Mức lương trung bình: 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng
  • Tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng.
  • Công chứng và chịu trách nhiệm về Hợp đồng giao dịch, hồ sơ theo quy định Pháp Luật.
  • Soạn thảo và tư vấn các vấn đề về pháp lý.
  • Hỗ trợ việc soạn thảo, thẩm định tính pháp lý của các hợp đồng, thỏa thuận, hỗ trợ luật sư trong các hồ sơ tranh chấp.
  • Có bằng cử nhân luật.
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.
  • Thành thạo tin học văn phòng. Khả năng giao tiếp, xử lí tình huống tốt.
Mức lương trung bình: 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng
  • Kiểm tra, giám sát việc khởi tố các hành vi phạm tội hay buộc tội, các hoạt động điều tra từ đó đề xuất hình phạt thích hợp.
  • Kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử, việc chấp hành pháp luật của mọi người, quyết định của thẩm phán, Tòa án.
  • Tham gia điều tra, truy tố tội phạm, nếu kết quả điều tra không hợp lý, Công tố viên có quyền lật lại vụ án và yêu cầu điều tra lại từ đầu.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của bản thân.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
  • Trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Nắm vững luật, nhiệm vụ của cảnh sát, công tác điều tra tội phạm.
  • Khả năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tranh biện, hùng biện, phân tích và xử lý thông tin, lập văn bản báo cáo,...
  • Phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh vững vàng.
Mức lương trung bình: 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng + 25% phụ cấp /tháng.

Học luật có thể làm ngân hàng được không

Phẩm chất đạo đức là yêu cầu bắt buộc khi xin việc ngành Luật

  • Ghi chép biên bản diễn biến phiên tòa.
  • Quản lý và sắp xếp hồ sơ.
  • Kiểm tra danh sách và phổ biến nội quy phiên tòa với những người được triệu tập.
  • Làm rõ lý do của người vắng mặt và báo cáo với Hội đồng xét xử.
  • Hỗ trợ thẩm phán trong việc tiến hành các công tác liên quan tới quá trình giải quyết vụ án: hướng dẫn đương sự bổ sung thông tin, chứng cứ, ghi chép biên bản các phiên hòa giải…
  • Đã tốt nghiệp đại học Luật / Có bằng cử nhân Luật, đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức của Tòa án.
  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Khả năng thuyết trình, diễn giải, kỹ năng giao tiếp tốt.
Mức lương trung bình: 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng + phụ cấp /tháng.
  • Giảng dạy các bộ môn Pháp Luật tùy theo từng ngành như Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Kinh tế,...
  • Giảng dạy các môn về Dân sự, Tố tụng dân sự, hình sự.
  • Đánh giá rèn luyện sinh viên; thực hiện các công tác học vụ.
  • Có bằng Thạc sĩ trở lên ngành Luật hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi ngành Luật hệ chính quy tại các trường đại học công lập.
  • Trình độ ngoại ngữ tối thiểu Tiếng Anh bằng C.
  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Khả năng giao tiếp, ứng xử tốt, có năng lực sư phạm.
Mức lương trung bình: 7.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng
  • Chủ trì xét xử và điều trần các vụ án.
  • Nghiên cứu và phân tích các vấn đề theo luật pháp, đánh giá các tài liệu, báo cáo.
  • Lắng nghe, xem xét và đánh giá các lập luận, chứng cứ.
  • Quyết định quy trình thực hiện xét xử theo luật pháp và quy tắc, quyết định giam giữ bị cáo đến khi xét xử, phê duyệt lệnh bắt giữ.
  • Đưa ra phán quyết và giải quyết tranh chấp giữa các bên, quyết định và hướng dẫn về các trường hợp.
  • Có bằng cử nhân luật sau đó tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán của Học viện Tư pháp hoặc Học viện Tòa án.
  • Có kỹ năng định hướng, định vị, khả năng xác định và phân tích các vấn đề.
  • Khả năng làm chủ ngôn ngữ, thành thạo Ngoại ngữ (Tiếng Anh).
Mức lương trung bình: 6.000.000 VNĐ + phụ cấp ngành nghề/tháng

Học luật có thể làm ngân hàng được không

Rèn luyện kiến thức, kĩ năng để xin việc ngành Luật ở đâu?

  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Ngoại giao
  • Trường Đại học Công đoàn
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Trường Đại học Luật Hà Nội
  • Trường Đại học Ngoại thương
  • Trường Đại học Thương mại
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Trường Đại học Vinh
  • Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Trường Đại học Luật TP.HCM
  • Trường Đại học Sài Gòn
  • Trường Đại học Mở TP.HCM
  • Trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng
  • Trường Đại học Đà Lạt
  • Trường Đại học An Giang
  • Trường Đại học Cần Thơ

Công ty Luật Trí Minh: Tầng 8, Văn phòng Block - Tòa Tháp Việt, Số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội. Phòng 804, Lầu 8, Số 151 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Công ty Luật ATS:

Tầng 6 Tòa nhà ATS, 252 Hoàng Quốc Việt, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Tầng 9, Tòa nhà TNR, 180-192 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Công ty Luật SB - LAW:

Tầng 18, Center Building, Hapulico Complex, Số 85, Vũ Trọng Phụng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Tầng 8, Toà nhà PDD, số 162, Đường Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, T.P Hồ Chí Minh

Công ty Luật Minh Gia:

Số 1A7 Ngõ 33 Phố Chùa Láng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh:

Số 8, đường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Công ty tư vấn luật Nam Sài Gòn:

102 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Công ty Luật TNHH SMiC:


86 - 88 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

  • Khi xin việc ngành Luật, hãy nhấn mạnh vào tấm bằng Đại học của bạn. Bằng cử nhân Luật học hoặc thẻ luật sư chính là lợi thế để bạn xin vào làm việc trong ngành Luật tại bất kì vị trí nào.
  • Những kinh nghiệm mà làm việc liên quan đến pháp luật kể cả tình nguyện tại một văn phòng trợ lý pháp luật hay việc làm văn phòng, tất cả đều nên có trong CV.
  • CV ứng tuyển ngành Luật chỉ nên dài từ một đến hai trang và việc kiểm tra lỗi font, các lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp đều rất kĩ càng. Hãy kiểm tra lại CV của mình thật kỹ trước khi gửi.

Tham khảo thêm về CV xin việc ngành Luật và một số ngành khác để ứng tuyển thành công.

Khi phỏng vấn xin việc ngành Luật, các câu hỏi tình huống sẽ liên tục được đặt ra để xác nhận năng lực chuyên môn của bạn. Việc đầu tiên là hãy tự tin, không ai có thể nắm hết được các điều luật hay trả lời chính xác mọi câu hỏi. Hãy thành thật và trả lời bằng kiến thức của bản thân. Ngoài ra sẽ có một số dạng câu hỏi như:

  • “Mức lương của ngành Luật (hoặc tại chính công ty bạn ứng tuyển) sẽ tương đối thấp và không có phụ cấp, vậy bạn có chấp nhận không?” Đừng lo lắng và hãy sẵn sàng nhận việc và khẳng định bản thân có năng lực để nâng lương sau này, bởi không kể ở bất kì công ty nào, với ứng viên mới bước chân vào ngành Luật thì trong vòng 3 năm đầu, mức lương bạn nhận được sẽ khá thấp.
  • “Làm Luật sư sẽ phải làm việc quá giờ khá thường xuyên bởi yêu cầu của khách hàng, bạn có ý kiến gì với vấn đề này không?” Tương tự, như câu hỏi trên, tự tin nhận việc bởi thực chất không phải lúc nào cũng có những yêu cầu quá bất thường, tùy theo từng vụ việc sẽ có giờ làm việc khác nhau.

Học luật có thể làm ngân hàng được không

Bí quyết xin việc làm ngành Luật thành công

Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm việc làm và ứng tuyển ngành Luật với mức lương hấp dẫn, đồng thời học thêm các kĩ năng để xin việc ngành Luật thành công thông qua các kênh:

  • Facebook: Group Việc làm: Sinh viên Luật và việc làm, Legal Jobs - Việc làm ngành luật, Việc làm chuyên ngành Luật... Fanpage Cộng Đồng Luật Sư TP.HCM, Hội luật sư Việt Nam, Thư ký tòa án, Nghề Luật sư,...
  • Cổng thông tin tuyển dụng chuyên nghiệp: Topcv.vn, timviecnhanh.com, mywork.com,...
  • Cộng đồng danluat.thuvienphapluat.vn, diễn đàn các trường đại học hutech.edu.vn,...

Với bài viết này, TopCV chúc bạn thành công khi xin việc ngành Luật!