Hình vị là gì cho ví dụ trong tiếng Việt

2.a. Từ được cấu tạo nhờ các hình vị. Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định. Ví dụ:

Từ tiếng Anh Antipoison = anti + poison
Từ tiếng Nga nucaтeль = nuca + тeль

Vậy hình vị là gì?

Quan niệm thường thấy về hình vị, được phát biểu như sau:

Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp.

Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu Âu vốn rất mạnh về hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ biến hình. Chẳng hạn, trong dạng thức played của tiếng Anh người ta thấy ngay là: play và -ed. Hình vị thứ nhất gọi tên, chỉ ra khái niệm về một hành động, còn hình vị thứ hai biểu thị thời của hành động đặt trong mối quan hệ với các từ khác trong câu mà played xuất hiện.

Các hình vị được phân chia thành những loại khác nhau. Trước hết là sự phân loại thành các hình vị tự do và hình vị hạn chế (bị ràng buộc).

Hình vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc lập. Ví dụ: house, man, black, sleep, walk… của tiếng Anh; nhà, người, đẹp, tốt, đi, làm… của tiếng Việt.

Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: -ing, -ed, -s, -ity… của tiếng Anh; ом, uх, е… của tiếng Nga.

Trong nội bộ các hình vị hạn chế, người ta còn chia thành hai loại nữa: các hình vị biến đổi dạng thức (các biến tố) và các hình vị phái sinh.

– Hình vị biến tố là những hình vị làm biến đổi dạng thức của từ để biểu thị quan hệ giữa từ này với từ khác trong câu. Ví dụ:

cats, played, worked, singing … trong tiếng Anh
доме, pуку, читаю … trong tiếng Nga

– Hình vị phái sinh là những hình vị biến bổi một từ hiện có cho một từ mới.

kind – kindness; merry – merryly, (to) work – worker… của tiếng Anh hoặc như trường hợp дом – домuк; nucать – nucателъ của tiếng Nga.

Lĩnh vực nghiên cứu về cấu tạo từ chú ýe trước hết đến các hình vị tự do và hình vị tái sinh.

Nếu căn cứ vào vị trí của hình vị trong từ, người ta có thể phân chúng thành hai loại lớn: gốc từ (cái mang ý nghĩa từ vựng chân thực, riêng cho từng từ) và phụ tố (cái mang ý nghĩa ngữ pháp, chung cho từng lớp, nhiều từ). Tuỳ theo phụ tố đứng ở trước gốc từ, trong gốc từ hay sau gốc từ, người ta gọi chúng lần lượt là tiền tố, trung tố và hậu tố.

2.b Từ trong các ngôn ngữ được cấu tạo bằng một số phương thức khác nhau. Nói khác đi, người ta có những cách khác nhau trong khi sử dụng các hình vị để tạo từ.

1+ Dùng một hình vị tạp thành một từ. Phương thức này thực chất là người ta cấp cho một hìnhvị cái tư cách đầy đủ của một từ, vì thế, cũng không có gì khác nếu ta gọi đây là phương thức từ hoá hình vị. Ví dụ các từ: nhà, người, đẹp, ngon, viết, ngủ,… của tiếng Việt; các từ: đây, tức, phle, kôn,… của tiếng Khmer, các từ: in, of, with, and,… của tiếng Anh là những từ được cấu tạo theo phương thức này.

(Thật ra, nói “dùng một hình vị tạo thành một từ” hoặc “từ hoá hình vị” là không hoàn toàn chặt chẽ về logic, vì điều đó ngụ ý rằng hình vị phải là cái có trước từ. Trong khi đó, xét tới ngọn nguồn và tổng thể ngôn ngữ thì từ phải là cái có trước, còn đơn vị mang tư cách hình vị và những “hình vị được từ hoá” chỉ là các kết quả có được ở hậu kì. Do vậy, đây chỉ là cách nói cho giản tiện trong việc phân loại và miêu tả mà thôi).

2+ Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo thành từ.

2.a. Phương thức phụ gia

a.1. Phụ thêm tiền tố vào gốc từ hoặc một từ có sẵn.

Ví dụ: tiền tố y- npu- беэ-… trong tiếng Nga: бежать – убежать, npuбежать; лететь – npuлететь…

Tiền tố anti-, im-, un-… trong tiếng Anh: foreign – antiforeign, possible – impossible

Tiền tố ch, -m trong tiếng Khmer: Lơ (trên) – chlơ (đặt lên trên); hôp (ăn) – mhôp (thức ăn)…

a.2. Phụ thêm hậu tố

Ví dụ: Hậu tố -uк, -ка, -шuк… của tiếng Nga trong các từ домuк, студентка, каменшuк.

Hậu tố -er, -ness, -less, -li, -ity… của tiếng Anh trong các từ player, kindness, homeless…

a.3. Phụ thêm trung tố

Ví dụ: Trung tố -uзн-, -uв- của tiếng Nga trong các từ болuзна, красuвый… Trung tố -n của tiếng Khmer trong các từ kout (thắt, buộc) – khnout (cái nút), back (chia) – phnack (phần bộ phận)… Trung tố -el, -em trong tiếng Indonesia ở các từ gembung (căng, phồng lên) – gelembung (mụn nước, cái bong bóng) guruh (sấm, sét) Œ gemuruh (oang oang)…

2.b. Ghép các yếu tố (hình vị) gốc từ

Phương thức này cũng gọi là phương thức hợp thành.

Ví dụ:

trong tiếng Anh: homeland, newspaper, inkpot…

trong tiếng Việt: đường sắt, cá vàng, sân bay…

Hình vị là gì cho ví dụ trong tiếng Việt

Ðặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt

1. Yếu Tố Cấu Tạo Từ : (Từ Tố # Hình Vị)

Có hai quan điểm khác nhau * Quan điểm 1. Ðơn vị âm tiết hay các tiết hình vị là đơn vị cấu tạo từ * Quan điểm 2. Hình vị là đơn vị cấu tạo từ. Nói cách khác, yếu tố cấu tạo từ tiếng Việt là các hình vị. Thế hình vị là gì? Hình vị là đơn vị có hình thức ngữ âm nhỏ nhất, có ý nghĩa, xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một ý nghĩa và có chức năng kết hợp với nhau hoặc độc lập tạo nên từ Ví dụ: xe; nhà; cà phê; radô; hỏa; thủy... xe, nhà :một hình vị, một âm tiết, có ý nghĩa là một loại phương tiện di chuyển, một loại phương tiện để ở. Cả hai có thể độc lập tạo từ như: xe chạy ngoài đường; mua một cái xe; sang một cái nhà; nhà anh đẹp quá... hoặc có thể kết hợp: xe đạp, nhà xe; nhà nước. . xe, nhà : xét về chức năng cấu tạo từ đó là hình vị cà phê , radô : một hình vị, hai âm tiết, có ý nghĩa là một thức uống, một loại phương tiện truyền tin. Cả hai có thể dùng độc lập : cho hai cái cà phê; cà phê này thơm quá; mua một cái radô; radô của anh tốt quá!...; hoặc có thể kết hợp với các hình vị chè, míït; tivi. để thành các từ cà phê chè, cà phê mít; radô tivi.... cà phê, radô : xét về chức năng cấu tạo từ đó là hình vị hỏa, thủy :một hình vị, một âm tiết, có ý nghĩa nhưng không có độc lập cấu tạo nên từ; trừ trường hợp đặc biệt từ được dùng trong nghề nghiệp của đông y: hỏa, hàn...; nhưng nó có thể kết hợp với những hình vị khác để tạo nên các từ như : xe hảo, tàu hỏa; bình thủy, lính thủy.... hỏa, thủy : xét về chức năng cấu tọ từ đó là hình vị Kết luận rút ra, không phải hình vị nào cũng độc lập tạo nên từ và đặc biệt, khi nói đến hình vị ta không nói đến số lượng âm tiết.

2. Cách Phân Loại


Nếu xuất phát từ căn cứ trên ta có thể phân loại hình vị theo nhiều cách * Cách 1: phân loại hình vị độc lập / hình vị không độc lập. Hình vị độc lập. Là hình vị một mình có thể tạo nên từ. Ví dụ : nhà, cửa, sông, núi, thương, ghét; Hình vị không độc lập không thể một mình tạo nên từ mà phải kết hợp vưới các hình vị khác mới tạo nên từ. Ví dụ : quốc, gia, sơn, giang, hải... * Cách 2: phân loại theo nguồn gốc. Hình vị thuần Việt : xe, gạch, nhà, nước, sông, biển ...; Hình vị vay mượn : thường là vay mượn từ tiếng Hán, nhưng cũng có một số hình vị vay mượn ở tiếng Anh : Mít tinh , tiếng Pháp: xà bông, cà phê, ở tiếng Nga: Xô Viết. * Cách 3: Có cách phân chia theo năng lực cấu tạo từ . Có những hình vị có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ bằng cách kết hợp với các hình vị khác như xe ( xe hơi, xe đạp, xe tăng...), máy ( máy cày , máy bơm, máy nổ ...), viên ( giáo viên, học viên, nhân viên...). Cũng có những hình vị hầu như cho đến nay không tạo nên từ nào khác . Chẳng hạn, nheo ( nheo mắt). Ở đây do đặc trưng ý nghĩa mà khả năng kết hợp có hạn chế. Có một loại hình vị tự bản thân không có nghĩa và là những hình vị duy nhất .Những hình vị tự bản thân không có nghĩa là những hình vị xuất hiện trong một từ mà trong từ đó đã có một hoặc một vài yếu tố rõ ràng là hình vị thì lúc này hình vị tự bản thân không có nghĩa chỉ được xem nnư hình vị có nghĩa phân biệt bổ sung . Chẳng hạn: xanh lè; đỏ au, thì lè ; au là những hình vị tự bản thân không có nghĩa , nghĩa của nó là góp phần làm phần làm phân biệt : xanh / xanh lè ; đỏ / đỏ au... Ở trường hợp này, chúng ta cũng phải công nhận nó là hình vị mặc dù chúng ta không biết , hoặc tạm thời chưa biết nghĩa của nó là gì. Những hình vị duy nhất , tức là những hình vị tự bản thân không có nghĩa và chỉ xuất hiện trong một từ. Chẳng hạn: lè (xanh lè) ; au (đỏ au) ; hấu (dưa hấu)...Có cả những hình vị tuy cũng tự bản thân không có nghĩa nhưng lại xuất hiện hàng loạt trong một kiểu như : ang trong gọn gàng, dễ dàng, nhẹ nhàng, lẹ làng... và ai trong dễ dãi, mỉa mai...

3. Các Kiểu Cấu Trúc Của Đơn Vị

Các loại từ tiếng Việt xét về mặt cấu tạo có thể chia thành hai loại từ lớn · Loại 1: từ đơn · Loại 2: từ phức

3.1. Từ đơn

Từ đơn trong tiếng Việt là từ chỉ gồm một bộ phận không chia nhỏ được, thường được gọi bằng thuật ngữ ngữ âm là âm tiết. Nói khác đi, từ đơn là từ chỉ có một thành tố, mỗi thành tố là một hình vị ( từ tố - thuật ngữ Nguyễn Văn Tu) Căn cứ vào số lượng âm tiết chúng ta có thể chia · Từ đơn đơn âm · Từ đơn đa âm * Từ đơn đơn âm. Từ gồm một hình vị và hình vị này đồng thời cũng là một âm tiết Ví dụ: nhà, xe, chợ, cây, bàn, ghế, chạy, nhảy, trắng, đen... * Từ đơn đa âm. Từ gồm một hình vị và hình vị này có thể mang hai âm tiết trở lên Ví dụ: cà phê, ra dô, ra đa, tivi...

3.2. Từ phức.

Từ phức là những từ có từ hai hình vị kết hợp với nhau tạo nên. Nói rộng hơn, từ phức là từ do hơn một hình vị tạo nên . Chẳng hạn: Quốc gia , lính thủy , tàu hỏa , nhà nước; dễ dàng , gọn gàng , mỉa mai , dễ dãi, ... Trong từ phức có hai loại: từ láy và từ ghép. * Từ láy. Từ láy là những từ có một hình vị gốc gọi tắt là G có nghĩa và một hình vị láy; hình vị láy có dạng ngữ âm trùng lặp toàn bộ hoặc là bộ phận với hình vị G. Ta phân chia từ láy theo số lượng âm tiết thành những loại sau: Láy đôi: đo đỏ, chầm chậm, nhè nhẹ, tim tím, trăng trắng, vui vui, thương thương, nhơ nhớ,... Láy ba: sạch sành sanh, khỏe khòe khoe, tỉ tì ti... Láy tư : bổi hổi bồi hồi, lử khử lừ khừ, khấp kha khấp khểnh, thủ thỉ thù thì... Số lượng láy ba và láy tư không nhiều, tiểu loại cũng đơn giản. Các từ láy đôi có thể chia thành láy toàn phần và láy bộ phận. Láy toàn phần: xanh xanh, đỏ đỏ, đen đen, vui vui, thương thương, nhớ nhớ, buồn buồn... Láy toàn phần có biến thanh theo nguyên tắc. Ví dụ: - đo đỏ, trăng trắng, tim tím, mơn mởn; chòng chọc, chầm chậm, dễ dàng, dò dẫm. Láy toàn phần có biến vần teo nguyên tắc phụ âm cuối. p((m; t(( n; ch, c(( nh, ng. Ví dụ: bẹp bèm bẹp; đẹp đèm đẹp; tốt tôn tốt; mát man mát; nhạt nhàn nhạt; ngạt ngàn ngạt; áïc ang ác; bạc bàng bạc; bạch bành bạch; sạch sành sạch Láy bộ phận: có láy âm và láy vần Láy âm: phụ âm đầu của G được lập lại tronh hình vị láy, còn vần thì thay đổi. Thanh điệu thì biến đổi theo hai nhóm trên. Ví dụ: dễ ( dễ dàng, gọn ( gọn gàng, chim ( chim chóc, mạnh ( mạnh mẽ, vui ( vui vẻ, khỏe ( khỏe khoắn. Láy vần: phụ âm đầu có thể khác nhau, nhưng vần của hình vị G thì được lặp lại trong hình vị láy như trường hợp : lúng túng, bèo nhèo, bối rối, lừ đừ, co ro, bỡ ngỡ, thò lò, khép nép, lủi thủi... Ghi chú: Có một số từ láy không có phụ âm đầu như: uể oải, ê a, ủ ê... xem qua thì hình như không có yếu tố ngữ âm nào chung cả, nhưng chúng ta vẫn phải xem chúng là các từ láy và thuộc kiểu láy phụ âm đầu tức láy âm. Ở đây sự vắng mặt phụ âm đầu được lặp lại trong cả hai âm tiết. Có thể lập luận đây là trường hợp láy phụ âm đầu đây là âm tắc thanh hầu không được biểu hiện trên con chữ. Mẫu láy này nằm trong mẫu láy:dễ dãi, rề rà, ru rê * Từ ghép. 1. Khái niệm. Ðối với từ láy , mặc dù còn một số vấn đề mắc mớ như vấn đề xác định một số hình vị gốc trong một số trường hợp; nhưng nói chung, nhóm từ láy là những từ mà tính chất chặt chẽ cố định về hình thức là khá rõ ràng. Cho nên, người ta không còn băn khoăn gì về việc từ láy có phải là từ phức hay không. Ðối với các từ ghép thì vấn đề không đơn giản như vậy. Lí do, chúng ta biết, các từ ghép chiếm vị trí rất quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Vì chúng là phương tiện chủ yếu để phát triển về mặt số lượng từ phục vụ cho những đòi hỏi, những nhu cầu giao tiếp ngày càng cao và đa dạng của xã hội đối với ngôn ngữ. Tình hình này làm cho quan hệ về từ ghép vốn dĩ đã phức tạp nay lại càng phức tạp hơn. Có những vấn đề cụ thể như sau Từ ghép là những từ có ít nhất hai thành tố kết hợp với nhau. Mỗi thành tố có thể là một hình vị đơn, có thể là một6 hình vị đa âm tiết hay là một tổ hợp hình vị; đồng thời mỗi thành tố đều tự bản thân phải có nghĩa. Ví dụ : xe đạp có 2 thành tố là xe và đạp và xe, đạp là những hình vị đơn âm tiết. Cà phê chè : 2 thành tố : cà phê và chè: Cà phê: hình vị đa âm tiết; Chè: hình vị đơn âm tiết. Chất đốt lỏng : 2 thành tố : chất đốt và lỏng: Chất đốt: tổ hợp hai hình vị đơn; Lỏng: hình vị đơn âm tiết. Lưu ý: Có những trường hợp hình thức có vẻ như láy, nhưng thực ra là từ ghép do chỗ các thành tố ban đầu đều có nghĩa, nhưng thời gian ít nhiều nghĩa bị mai một đi. Bên cạnh đó, sự gặp gỡ về mặt ngữ âm tuy là ngẫu nhiên, nhưng cũng làm cho nhiều người đặt vấn đề nó là từ láy. Ðó là những từ như: đền đài, đất đai, tuổi tác, hỏi han. đài, đai, tác, han... vốn là những từ thực. Có một số trường hợp, một thành tố hiện nay đã mất nghĩa, nhưng giữa các thành tố lại có sự trùng lập về ngữ âm. Cho nên, chúng ta nhập chúng vào nhóm từ ghép là hợp lý hơn. Ðó là những từ xanh lè, dưa hấu, đỏ au, bếp núc, chợ búa, tre pheo... 2. Tính chất cơ bản của từ ghép. Như chúng ta đã thấy, từ ghép là kết quả của sự kết hợp hai hay nhiều thành tố, mà các thành tố này có thể là hình độc lập, cũng có thể là hình vị không độc lập. Tuy nhiên, mỗi thành tố đều tự thân có nghĩa. Chẳng hạn: xe đạp có hai hình vị độc lập đều có nghĩa; bình thủy , lính thủy :một độc lập, một không, cả hai đều có nghĩa. Bởi vậy, sự kết hợp các hình vị để thành từ ghép phải có tính chất chặt chẽ về hình thức và về ý nghĩa

2.1. Chặt chẽ về hình thức

Sự chặt chẽ về hình thức thể hiện ở chỗ trong tiếng Việt các hình vị trong từ ghép luôn luôn đi với nhau. Từng hình vị không thể tách rời nhau, điều đó cũng có nghĩa mỗi thành vị không thể có thành phần phụ riêng cho mình. Nếu không thỏa mãn những yêu cầu thì ý nghĩa ban đầu của từ ghép bị phá vỡ. Ta có những trường hợp không chặt chẽ nhà gỗ , bàn cây , ghế sắt Khi nói nhà gỗ, bàn cây, ghế sắt., chúng ta hiểu đây là cái nhà bằng gỗ , cái bàn bằng cây , cái ghế bằng sắt . Vì vậy, khi chúng ta thêm hoặc bỏ từ bằng đi thì nghĩa cơ bản không thay đổi. Trường hợp nhà gỗ, bàn cây, ghế sắt , chúng ta có thể tách ra để nói: cái nhà này làm bằng gỗ, cái bàn này đóng bằng cây, cái ghế nọ làm bằng sắt thì nghĩa vẫn không thay đổi nhà gỗ có thể là nhà của tôi bằng gỗ lim hoặc tôi mới mua nhà mới bằng gỗ lim ... bàn cây, ghế sắt cũng vậy, chúng đều có thể có thành phần xen. Ta có những trường hợp chặt chẽ khác: đường sắt , nhà đá . đường sắt có hai nghĩa. Nghĩa hẹp: đường thiết bị đặc biệt dành riêng cho xe lửa. Ðường sắt theo nghĩa này không phải là đường nói chung, hay một loại đường giao thông làm bằng sắt đơn thuần như đường đất, đường nhựa mà đây là một loại đường nhất định. Nghĩa rộng: chỉ toàn bộ một ngành giao thông riêng có điều kiện tổ chức vận tải bằng tàu hỏa. Với những nghĩa này ( nghĩa hẹp + nghĩa rộng ). Ta thấy đường sắt không thể rơi mất đi một trong hai hình vị; cũng không thể tách rời theo kiểu nhà gỗ, bàn cây, ghế sắt và đồng thời mỗi hình vị cũng không thể có thành phần phụ riêng. Vì vậy, đường sắt là một từ ghép vì bản thân nó có hình thức rất chặt chẽ nhà đá có hai nghĩa. nhà đá là nhà làm bằng đá ong . Hình thức không chặt chẽ; còn nhà đá là nhà để nhốt tội phạm . Ví dụ: Mày phạm pháp tao nhốt mày vào nhà đá thì có hình thức chặt chẽ.

2.2. Chặt chẽ về nội dung

Sự chặt chẽ về nội dung có nhiều mức độ khác nhau, mức độ cao nhất là có tính thành ngữ. Tính thành ngữ được hiểu: khi ý nghĩa của một dơn vị hoặc toàn bộ một tổ hợp nào đó không thể giải thích được bằng ý nghĩa của từng yếu tố tạo nên nó, thì ta nói đơn vị đó , tổ hợp đó có tính thành ngữ. Chúng ta thử so sánh các từ: Từ bò, mèo, rì rào... là những từ không có tính thành ngữ. Vì nội dung của nó có thể tạm giải thích bằng hình thức ngữ âm hiện đại . Ở đây, có sự mô phỏng âm thanh : gọi như vậy vì âm thanh của sự vật phát ra gần giống như vậy. Hay nói khác đi, đây là sự mô phỏng âm thanh để định danh sự vật. Từ gà , trâu, xe... là những từ có tính thành ngữ cao. Vì không có lí do nào để giải thích cho được nội dung của vỏ ngữ âm đó. Nếu nói như vậy, hầu hết các hình vị đơn của hệ thống từ vựng đều có tính thành ngữ rất cao. Ðiều này phù hợp với nguyên lý tính võ toán của ngôn ngữ. Chẳng hạn: từ người, nhà, bàn, áo, quần, ghế, cửa. Chúng ta thử so sánh tổ hợp các hình vị mát tay, lắm miệng. Tổ hợp mát tay ( chữa bệnh giỏi ). Ta chẳng hiểu vì sao chữa bệnh giỏi gọi là mát tay. Ý nghĩa của tổ hợp, tức ý nghĩa chùng ta không thể giải thích được bằng ý nghĩa mát + tay. Ở trường hợp này tổ hợp mát tay có tính thành ngữ. Tổ hợp lắm miệng ( nói nhiều làm cho người ta khó chịu ). Lắm miệng không phải là nhiều miệng mà ở đây có nghĩa là nói nhiều.Rõ ràng ta cũng không thể giải thích ý nghĩa này bằng nghĩa của từng thành tố cộng lại. Dù rằng tính thành ngữ của tổ hợp này không cao bằng tính thành ngữ của tổ hợp mát tay. Vậy thì, ở trường hợp này tổ hợp lắm miệng có tính thành ngữ Kết luận về mặt ý nghĩa ta có thể nói: một từ ghép chặt chẽ về mặt ý nghĩa khi tính thành ngữ đạt đến mức cao nhất. Tuy nhiên, tính thành ngữ ở mỗi từ có mức độ khác nhau nhất định. Cho nên, ngay cả trường hợp mà ý nghĩa của toàn bộ tổ hợp có thể giải thích được bằng ý nghĩa của từng yếu tố thì nó vẫn còn một phần nào đó tính thành ngữ trong một từ ghép. Chẳng hạn: Chúng ta có từ ghép xe đạp. Ở từ này rõ ràng tính thành ngữ rất thấp, vì rằng chúng ta có thể giải thích được nghĩa của từ một mức độ nào đó; còn trường hợp nhà máy, máy bay cũng vậy. Nó vẫn có tính thành ngữ. Nghĩa của nó không phải là nghĩa của nhà + máy; máy + bay Thế nên, ý nghĩa của các từ ghép phải chỉ một khái niệm nào đó độc lập như một loại, một bộ phận được quan niệm tách rời khỏi một loại chung, có đặc tính riêng. Ðây là điểm cần chú ý.

Ví dụ : giữa từ áo và áo dài. Aïo dài là từ ghép. Aïo dài có ý nghĩa hoàn chỉnh chặt chẽ. Aïo dài không có nghĩa bất cứ cái áo nào mà nói dài ; trái lại, đây là một kiểu áo nhất định. Nếu không may theo kiểu đó thì dù có chiều dài đến đâu, người ta cũng không gọi kiểu đó là áo dài . Cho nên, khi nói đến áo là chúng ta nghĩ đến sự đối lập: áo quần ( đối lập loại lớn với loại lớn ); khi nói đến áo dài là chúng ta nghĩ đến sự đối lập:áo dài, áo sơ-mi, áo may ô. áo bu lông ( đối lập loại nhỏ với loại nhỏ ).

3. Lưu ý các trường hợp trong từ ghép. Có một số trường hợp đặc biệt là những từ ghép mà có ít nhất một hình vị không độc lập, như : bình thủy, lính thủy, cứu hỏa. Ðối với những trường hợp này tính chất chặt chẽ của chúng khá rõ ràng; có một số từ như khái niệm, tư duy, quốc gia có hai hình vị không độc lập. Do đó tính chặt chẽ càng cao. Với những trường hợp này nói chung không có vấn đề gì bàn cả

Ðối với những từ ghép do các hình vị độc lập kết hợp lại với nhau theo kiểu xe đạp, nhà máy, xe hơi thì thường có vấn đề. Vì lúc này, do chỗ các hình vị đều có khả năng hoạt động độc lập như từ ở những trường hợp khác. Cho nên, rất dễ lẫn với những nhóm từ tự do, tức là sự kết hợp của các từ theo quan hệ cú pháp thông thường. Ngoài ra lại còn một số trường hợp, tuy ý nghĩa vẫn giữ được tính chặt chẽ của từ ghép, nhưng trong lời nói thì hình thức lại không giữ được tính chặt chẽ cần thiết. Có mấy trường hợp như sau:

Ưu diểm, khuyết diểm. Có khi nói tắt ưu khuyết điểm; Nhà nghiên cứu. Có khi nói nhà nghiên cứu văn học; Nhà trẻ. Trong khi nói: nhà giữ trẻ, nhà gửi trẻ.

Ðể diễn tả sắc thái mỉa mai, đay nghiến, người ta thêm vào từ với vào giữa từ ghép, Chẳng hạn xe với đạp, nhà với nước, quốc với gia, nhà với máy Những trường hợp nêu trên đã làm cho từ ghép và nhóm từ tự do trở nên rắc rối thêm Có thể nói rằng, cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào viết về từ ghép tiếng Việt lại có sức thuyết phục một cách thỏa đáng

4. Giải pháp. Ðể giải quyết vấn đề ta cần nắm một số nguyên tắc sau:

Cần Phân biệt hiện tượng ngôn ngữ và hiện tượng lời nói. Chúng ta có thể chấp nhận dạng ngôn ngữ của các từ ghép và những biến thể từ vựng trong lời nói của những dạng ngôn ngữ đó. Ví dụ: nhà trẻ : dạng ngôn ngữ còn nhà giữ trẻ: biến thể từ vựng trong lời nói hay ưu điểm, khuyết điểm : 2 dạng ngôn ngữ của hai từ ghép còn ưu khuyết điểm: biến thể từ vựng trong lời nói hoặc nhà nghiên cứu: dạng ngôn ngữ còn nhà nghiên cứu văn học dân gian: biến thể dạng ngôn ngữ trong lời nói.

Trong ngôn ngữ, đặc biệt trong các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, những hiện tượng trung gian là những hiện tượng thường thấy. Cho nên, phải thừa nhận có những trường hợp vừa có tính chất của từ ghép lại vừa đang còn những tính chất của nhóm từ tự do. Trường hợp từ ghép cũng có những hiện tượng tương tự như vậy. Ví dụ: nhà nghiên cứu Thật ra hiện tượng trung gian là một phạm trù có tính chất biện chứng. Vì không phải riêng trong ngôn ngữ mà đây là hiện tượng phổ biến. Ðó là sự vật, hiện tượng đã chuyển giai đoạn nhưng còn mang dấu vết của thời kì trước nó. Cần phải tránh quan niệm về sự phân loại tuyệt đối. Có nghĩa là đòi hỏi quá đáng giữa các loại phải có một ranh giới dứt khoát. Chấp nhận hiện tượng trung gian không có nghĩa là phủ nhận đặc trưng của các loại. Nói chấp nhận hiện tượng trung gian là đòi hỏi xác định đặc trưng của từng loại một cách rõ ràng. Còn những sự kiện cụ thể thì có thể mang đặc trưng của kiểu này, kiểu khác.

Các từ ghép lại có thể có những kiểu khác nhau. Mỗi kiểu có đặc trưng cấu tạo riêng và đặc trưng ý nghĩa riêng. Trong mỗi kiểu thì có những trường hợp tiêu biểu cho những kiểu đó ( tức là những trường hợp này mang đầy đủ yêu cầu của kiểu ) và những trường hợp trung gian của kiểu