Harbin là ở đâu

Ở Liên Xô thời trước, có một từ đôi khi được dùng với ý nghĩa ''phân biệt vùng miền'' là Харбинец (đọc là ''Harbinite''), nghĩa là ''người ở Harbin''. Tên Harbin trong từ đó ngày nay chính là thành phố Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc. Nhưng không phải là người Liên Xô khinh rẻ người Trung Quốc, mà mặc dù có khinh rẻ thật đi nữa thì họ cũng gọi người Trung Quốc là ''Kitai'' (Китай) - chứ không gọi là ''Харбинец''. Vậy ''Харбинец'' là ai, tại sao họ bị coi thường? Câu trả lời, ''Харбинец'' là tên để chỉ những thế hệ người Nga đã sống nhiều đời ở thành phố Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc, kể từ khi Đế quốc Nga đặt những viên gạch đầu tiên xây thành phố này.

Điều đó có nghĩa là nhiều người trong số ''Харбинец'' vốn sinh ra trên đất Trung Quốc. Đã có những thời điểm, cụ thể là vào những năm 1920s, từng có đến 300.000 người Nga ở Cáp Nhĩ Tân. Đến những năm 60s, con số này mất 4 số 0, chỉ còn khoảng 30. Và sau đó thì về 0. Vậy điều gì đã diễn ra với những ''Харбинец''. Hãy cùng tìm hiểu số phận của họ qua những thông tin dưới đây. Vào cuối thế kỷ 19, Đế Quốc Nga đã lấy được cho mình những miếng bánh lớn trên đại lục Trung Hoa. Vùng Mãn Châu chiến lược và giàu có ở Đông Bắc Trung Quốc bị người Nga kiểm soát, sau khi những vùng rộng lớn khác xung quanh đã bị sáp nhập từ trước và là vùng Viễn Đông Nga ngày nay.

Mãn Châu, trên thực tế, đã trở thành thuộc địa của Đế chế Nga. Để phục vụ việc khai thác thuộc địa, Đế quốc Nga đã đưa dân cư từ khắp nơi trên đế quốc Nga tới những vùng đất chiếm được ở Mãn Châu. Mãn Châu thời đó đối với người Nga được coi là vùng đất hứa, gần giống như Ấn Độ, Trung Hoa hay Tân Thế giới đối với châu Âu nhiều thế kỷ trước. Từ những tầng lớp thấp kém như nông dân nghèo, đến tinh hoa như kỹ sư đường sắt hay chiến binh Cossack trong Đế quốc Nga, đều có những người lên đường sang Viễn Đông kiếm sống. Khi dân số nhập cư từ Đế quốc Nga bắt đầu tăng lên chóng mặt, chính quyền bắt đầu xây dựng những khu định cư lớn để sống lâu dài.

Một trong những làng chài nhỏ của người Mãn bên sông Tùng Giang (hay sông Tùng Hoa), đã được người Nga chọn để nên thành phố mà sau này người ta biết tới nó với cái tên Cáp Nhĩ Tân. Cùng thời điểm đó, một sự kiện khác cũng tác động lớn đến dân cư vùng này. Đó là việc Đế quốc Nga xây đường sắt xuyên qua lãnh thổ Mãn Châu để nối các vùng đất nội địa Nga với thành phố cảng Vladivostok. Thành phố Cáp Nhĩ Tân may mắn nằm ngay chính giữa tuyến đường sắt này. Vì thế, nó đã thu hút thêm hàng vạn công nhân từ khắp các dân tộc trên Đế quốc Nga rộng lớn đến đây. Tổng cộng, Cáp Nhĩ Tân lúc đó có tới 55 dân tộc cùng sống, nói 45 thứ tiếng khác nhau.

Đông nhất là các dân tộc Nga, Ukraine, Hán, Do Thái, Ba Lan, Tatar,... Đến năm 1913, Cáp Nhĩ Tân chính thức được Nga đặt dưới quy chế thuộc địa, tương đương lãnh thổ Nga. Dân số của Cáp Nhĩ Tân chịu một tổn thất lớn vào năm 1910, khi đại dịch hạch Mãn Châu bùng nổ làm hàng vạn người chết, chủ yếu là người Trung Quốc. Tuy nhiên không lâu sau đó, dân số Cáp Nhĩ Tân bước vào một thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ và kèm theo sự phổ biến toàn diện của văn hóa Nga. Nguyên cớ của việc đó, là từ sự thất bại của phe Bạch Vệ trong cuộc nội chiến Nga. Sau khi bị Hồng quân Xô Viết đánh bại, hàng trăm nghìn quân Bạch Vệ và gia đình đã rời khỏi nước Nga Xô Viết để tới các vùng đất khác bên ngoài lãnh thổ Nga.

Đa phần ở phương Tây trước đây hay đề cập đến những người Bạch Vệ di cư đến Pháp, Ý, Nam Mỹ,... nhưng thực ra vùng Mãn Châu mới là nơi có nhiều người Bạch Vệ di cư nhất. Chỉ riêng xung quanh Cáp Nhĩ Tân, ước tính đến năm 1920 đã có tới hơn 200.000 quân Bạch Vệ Nga cùng gia đình tới lánh nạn. Dân số thành phố tăng đột biến từ khoảng gần 100.000 lên thành 300.000 người, với dân số gốc Nga chiếm hơn 70%. Quan trọng hơn, những người Bạch Vệ Nga di cư đến Mãn Châu được cho là những người nắm giữ những kho báu kếch sù của Đế quốc Nga ở Viễn Đông, nên họ đã có một cuộc sống xa hoa tại vùng đất mới.

Nhiều người phương Tây thời đó từng có cái nhìn khinh rẻ những người Bạch Vệ Nga tị nạn tới Paris, London hay Rome,... vì thường là những kẻ nghèo khổ, phải làm ăn xin hoặc gái đ*** trên đường phố châu Âu, thì sau đó đã choáng ngợp và thay đổi toàn bộ sau khi chứng kiến cuộc sống quý tộc của những người Bạch Vệ Nga ở Mãn Châu. Theo lời kể lúc đó, những người Bạch Vệ Nga đã vung tiền thâu tóm toàn bộ cửa hàng, nhà hát, tòa soạn, trường học, bệnh viện, sòng bài,... ở Cáp Nhĩ Tân. Họ còn xây thêm nhà thờ chính thống giáo, buộc trường học phải dạy bằng tiếng Nga, xuất bản các ấn phẩm báo chí bằng tiếng Nga lấn át tiếng Trung Quốc,...

Tóm lại là biến Cáp Nhĩ Tân trở thành lãnh địa thiên đường với người Nga lúc đó. Cùng với sự gia tăng dân số, là sự du nhập và phổ biến văn hóa Nga vào Cáp Nhĩ Tân lấn át văn hóa Trung Quốc bản địa. Đường phố, nhà hàng tràn ngập các biển hiệu tiếng Nga, nhà thờ chính thống giáo mọc như nấm, đường bộ tràn ngập người châu Âu trong khi vắng bóng người Trung Quốc,... Thời kỳ đỉnh cao của văn hóa Nga ở Cáp Nhĩ Tân đó kéo dài hơn một thập kỷ trước khi những biến động lịch sử liên tiếp ập vào vùng đất này. ''Thiên đường'' Cáp Nhĩ Tân của quân Bạch Vệ tồn tại được gần 1 thập kỷ thì đến năm 1929, nguyên soái Trương Học Lương của quân phiệt Bắc Dương ở Đông Bắc Trung Quốc liều lĩnh phát động cuộc chiến tấn công Liên Xô với ý định giành lại các lãnh thổ mà Nga chiếm của nhà Thanh trước đó.

Dĩ nhiên là Liên Xô dễ dàng đè bẹp quân Bắc Dương của Trương Học Lương. Nhưng trên đường truy kích quân Bắc Dương, Liên Xô đã tận dụng để đưa quân vào tiếp quản luôn những thành phố mà những người Bạch Vệ đang kiểm soát (nên nhớ rằng những vùng đất đó có quy chế thuộc địa của Đế quốc Nga, quân Bạch Vệ có quyền chính danh để kiểm soát, Trung Quốc không được can thiệp). Năm 1930, quân Liên Xô đường hoàng bước chân vào Cáp Nhĩ Tân. Thay vì các hoạt động trả thù ngay lập tức với quân Bạch Vệ, Hồng quân sử dụng biện pháp đã rất thành công trước đó ở Tân Cương và Mông Cổ: biến quân Bạch Vệ thành lính đánh thuê phục vụ cho mình.

Vì lẽ đó, ngoài việc tài sản của những trùm tư sản Bạch Vệ đầu sỏ nhất bị tịch thu, còn lại đa phần người Nga ở Cáp Nhĩ Tân không bị ảnh hưởng nhiều từ sự tiếp quản của Liên Xô bất chấp sự thù địch ý thức hệ. Nhưng đến năm 1935 thì mọi chuyện không còn được êm đềm như nước sông Đông nữa. Lúc này, Nhật Bản đã mở rộng cuộc xâm lược Mãn Châu, và nhăm nhe chiếm những lãnh thổ Liên Xô kiểm soát ở đây. Liệu khó giữ được, chính quyền Liên Xô của Stalin đã quyết định bán đi những lãnh thổ và lợi ích này cho Nhật để lấy nguồn tài chính về xây dựng quân đội trong nước. Năm 1935, thương vụ mua bán hời như Alaska được Liên Xô và chính quyền Mãn Châu Quốc (thực chất do Nhật đứng sau) tiến hành. Còn tiếp...

Nguồn: Phạm Đăng - Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử

So với các thành phố khác ở Trung Quốc, Cáp Nhĩ Tân có lịch sử tương đối ngắn (khoảng 110 năm), nhưng nó đã trở thành thành phố lớn nhất ở phía đông bắc Trung Quốc với dân số khoảng 10 triệu người và là thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang.

Tuy nhiên thành phố này không thu hút được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài nên vẫn duy trì được cấu trúc cũ. Có rất nhiều công trình kiến trúc có niên đại từ những thập niên đầu của thế kỷ 20 khi Cáp Nhĩ Tân là một thành phố quốc tế với dân cư là những người đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm 1920, phần lớn dân số sinh sống tại đây là người Nga, và nhiều tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Nga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Cáp Nhĩ Tân có biệt danh "hòn ngọc trên cổ thiên nga" vì hình dáng sông Hắc Long Giang giống như một con thiên nga, hoặc "Moskva" hay “Paris" Phương Đông do kiến trúc của nó. Cáp Nhĩ Tân cũng được gọi là "thành phố băng" vì mùa đông lạnh và kéo dài ở đây.

Harbin là ở đâu

Lễ hội băng đăng rực rỡ sắc màu diễn ra trong khoảng tháng giêng và tháng hai hàng năm. Ảnh: foreignpolicy.

Những điểm tham quan nổi bật

Vào tháng giêng và tháng hai hàng năm, Lễ hội băng đăng Cáp Nhĩ Tân (Harbin Ice Lantern Festival) lại được tổ chức. Những thợ điêu khắc đến từ Trung Quốc và khắp nơi trên thế giới sẽ quy tụ tại đây để làm ra những tác phẩm điêu khắc từ băng tuyết, tạo nên một thế giới băng tuyết lung linh tuyệt đẹp ở Cáp Nhĩ Tân.

Harbin là ở đâu

Cáp Nhĩ Tân cũng được biết đến với các tác phẩm điêu khắc từ băng đá tuyệt đẹp. Ảnh: amusingplanet.

Ngoài ra còn rất nhiều những điểm đến nổi bật khác cho chuyến ghé thăm thành phố này bao gồm khu phố trung tâm (Central Street); các tòa nhà cổ theo lối kiến trúc Nga và nước ngoài, đặc biệt là Nhà thờ Saint Sophia; công viên Đảo Mặt trời (Sun Island Park); công viên Hổ Siberian (Siberian Tiger Park), và khu chợ Trung - Nga, và một điểm đến ở gần đó là khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Yabuli (Yabili Ski Resort) cách khoảng 3 giờ đi tàu về phía đông nam.

Cách đến

Bạn có thể đi đến Cáp Nhĩ Tân từ Bắc Kinh bằng tàu hỏa hoặc máy bay.

Sân bay cách khoảng 30 km từ quận trung tâm Daoli. Một chuyến đi taxi từ sân bay mất khoảng 45 phút hoặc một giờ. Bạn sẽ mất ít nhất khoảng 2 giờ đồng hồ để di chuyển từ Bắc Kinh tới Cáp Nhĩ Tân.

Hầu hết các chuyến tàu từ Bắc Kinh đến Cáp Nhĩ Tân đều chạy qua đêm, khởi hành vào buổi chiều và đến nơi vào sáng sớm hôm sau.

Harbin là ở đâu

Công viên Hổ Siberian là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở Cáp Nhĩ Tân. Ảnh: peopledaily.com.cn.

Lưu ý:

- Mùa đông ởCáp Nhĩ Tân rất lạnh. Vào tháng giêng, nhiệt độ trung bình khoảng từ -13 đến -25 độ C. Vì vậy, bạn nên mặc nhiều lớp quần áo để giữ ấm.

- Ở Cáp Nhĩ Tân nói riêng hay các nơi khác ở Trung Quốc nói chung, khi bạn lựa chọn di chuyển bằng taxi thì hãy đảm bảo rằng lái xe đã bật đồng hồ tính cước hoặc đã thương lượng trước về giá cả. Nếu không khi đến nơi, lái xe sẽ tính theo giá riêng, vô cùng đắt đỏ. Ngoài ra, bạn nên chú ý mang theo tiền với mệnh giá nhỏ, bởi vì rất có thể bạn sẽ bị đưa lại cho tiền giả khi đổi tiền.

- Tại sân bay hoặc nhà ga, tốt hơn hết là bạn nên bắt taxi đang đợi ở đường đợi chính thức dành cho xe taxi để tránh gặp phải rắc rối.

- Nếu bạn muốn tới các quán bar thì lời cảnh báo là: các quán bar ở Cáp Nhĩ Tân nổi tiếng với những cuộc ẩu đả. Nếu có một cuộc ẩu đả xảy ra nơi bạn đến, cách tốt nhất là rời đi một cách nhanh chóng.

Trương Thu Cúc tổng hợp