Hàn kèo như thế nào cho đúng

Người ta thường nói: “kèo có vững thì mái mới bền”, mối quan hệ giữa khung kèo, mái tôn và phần thân công trình giống như một chiếc kiềng ba chân mà chỉ cần thiếu đi một yếu tố trong đó thôi thì tuổi thọ toàn bộ ngôi nhà cũng có thể bị rút ngắn. Chính vì kèo mái tôn có ý nghĩa quan trọng như vậy nên trong bài viết này, hãy cùng với Tamlopolympic.vn bỏ túi ngay phương pháp lắp đặt kèo mái tôn đảm bảo tính bền vững tuyệt đối cho công trình của bạn nhé!

1. Kèo – nền móng của mái tôn

Trước khi xây dựng một ngôi nhà, người ta thường chú ý đến việc lắp đặt phần móng sao cho vững chắc để có thể chống đỡ được sức nặng của toàn bộ công trình. Kèo mái tôn cũng có ý nghĩa tương tự như vậy, đây chính là bộ phận gánh trên vai toàn bộ sức nặng của hệ thống mái để mang lại sự bền vững cho công trình.

Vậy kèo mái tôn là gì?

Trong thiết kế hệ thống mái, kèo là bộ phận gắn kết các phần của kết cấu mái. Kèo thường có hình dáng như một tam giác cân với hai cạnh dốc về hai phía để nâng đỡ hai mặt của mái nhà. Trong tam giác cân đó, cạnh đáy chính là xà giang, cạnh nghiêng là những thanh kèo và xà gồ được đặt vuông góc trên thanh kèo để tạo thành kết cấu mái dốc. 

Hàn kèo như thế nào cho đúng

Kèo giúp gắn kết giữa mái nhà với các bộ phận khác của công trình

Kèo kết hợp cùng các thanh vuông góc với mặt phẳng của ngôi nhà sẽ tạo thành hệ thống vì kèo, giúp chống đỡ toàn bộ sức nặng của mái nhà. 

Vào những ngày mưa gió lớn, hệ thống kèo gắn chặt với mái tôn sẽ giúp giảm sự rung lắc của mái, ngăn ngừa tình trạng tốc mái gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Chính nhờ có kết cấu ràng buộc chắc chắn như vậy mà hệ thống khung kèo đảm bảo cho ngôi nhà luôn là điểm dừng chân vững chãi và an toàn cho gia chủ sau những ngày dài làm việc.

2. Hướng dẫn cách lắp đặt kèo mái tôn chi tiết 

Để giúp cho khung kèo mái tôn luôn bền vững với thời gian, một điều mà gia chủ cần đặc biệt chú trọng chính là lắp đặt hệ thống kèo đúng quy trình. Dưới đây là những bước thi công kèo mái tôn chi tiết mà gia chủ nên tham khảo trước khi bắt tay vào quá trình xây dựng:

2.1. Xác định độ dốc mái

Tính toán độ dốc mái không chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo khả năng thoát nước cho mái tôn, mà còn ảnh hưởng đến việc chuẩn bị nguyên vật liệu cũng như tính toán khoảng cách xà gồ mái sao cho phù hợp.

Mái càng dốc càng có khả năng thoát nước nhanh, ngăn ngừa thấm dột tốt, nhưng lại tốn nhiều nguyên vật liệu trong quá trình lắp đặt. Chính vì vậy gia chủ nên cân nhắc độ dốc mái sao cho phù hợp với nhu cầu của gia đình mình.

Hàn kèo như thế nào cho đúng

Tính toán độ dốc mái có ý nghĩa quan trọng trong lắp đặt khung kèo

Công thức tính độ dốc mái cơ bản là: I = H/ L

Trong đó:

+ I: Độ dốc mái

+ H: Chiều cao mái

+ L: Chiều dài mái

Từ độ dốc của mái nhà, ta có thể tính toán được diện tích mái theo công thức: Chiều dài x Chiều rộng x Độ dốc mái.

Việc tính toán này càng chính xác bao nhiêu thì khả năng dự tính nguyên vật liệu và chi phí xây dựng cho công trình của bạn càng chi tiết bấy nhiêu.

2.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu và một vị trí làm việc

Dựa trên những số liệu được tính toán ở trên bạn có thể xác định được diện tích tôn lợp và số lượng các vật liệu khác như kèo, xà gồ, đinh vít và các phụ kiện mái tôn khác cần sử dụng. 

Hàn kèo như thế nào cho đúng

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ giúp quá trình lắp đặt diễn ra nhanh chóng

Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ hỗ trợ quá trình xây dựng như cưa, máy khoan, mũi khoan và súng bắn ghim để đảm bảo việc lắp đặt được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ.

Một điều rất quan trọng trong quá trình lắp đặt chính là phải có một khu vực phù hợp để làm việc. Khu vực làm việc không chỉ cần đảm bảo được an toàn cho người thợ lắp đặt, mà còn phải có đủ không gian để đặt các dụng cụ và phế liệu thi công. Đừng quên chuẩn bị thêm một khu vực để bảo quản các loại máy móc và vật liệu xây dựng để đề phòng thất thoát hoặc hư hỏng nhé!

2.3. Bắt đầu lắp đặt

Bước lắp đặt này có độ khó cao hơn và đặc biệt yêu cầu kỹ thuật, vì vậy gia chủ nên thuê đơn vị thi công chuyên trách để tiến hành thực hiện.

Ở bước này, đơn vị thi công sẽ tiến hành chia kèo, cắt vật tư sao cho phù hợp với những số liệu đã tính toán ở phần trên. 

Các thanh cánh kèo, bụng kèo và thanh chống sẽ được cố định với nhau bằng vít chắc chắn và toàn bộ quá trình lắp đặt này sẽ diễn ra dưới đất để đảm bảo an toàn. 

Hàn kèo như thế nào cho đúng

Quá trình lắp đặt cần đảm bảo độ chính xác và an toàn

Khung kèo sau khi lắp đặt xong sẽ được di chuyển lên khu vực cần thi công. Tại đây, khung kèo sẽ được cố định vào tường bằng bê tông hoặc mối hàn sao cho chính xác với thiết kế đã đề ra. 

Một điểm cần chú ý đặc biệt trong công đoạn này chính là đơn vị thi công cần sử dụng thước đo để đảm bảo các vị trí nối tiếp không có sự sai lệch, đồng thời số vít và mối hàn cần được lắp đặt đầy đủ, tránh tình trạng thiếu sót mối nối làm giảm tính vững chắc của công trình.

2.4. Hoàn thành lắp đặt

Hệ thống khung kèo sau khi cố định cần phải được kiểm tra thêm một lần nữa trước khi tiến hành lắp đặt mái tôn. 

Hàn kèo như thế nào cho đúng

Tăng độ bền cho khung kèo bằng sơn chống rỉ

Để tăng độ bền và tuổi thọ cho khung kèo, gia chủ nên quét sạch bụi bẩn trên các thanh kèo, sử dụng sơn chống rỉ cho xà gồ và tại các điểm có mối hàn để ngăn nước thấm qua vết hàn làm hỏng kết cấu khung kèo.

Chỉ khi khung kèo thực sự khô rào và đúng thiết kế thì gia chủ mới nên tiếp tục chuyển đến bước lắp đặt mái tôn.

Xem thêm: Một số lưu ý quan trọng và cần thiết để lợp mái tôn đúng kỹ thuật

3. Chi phí mua kèo mái tôn

Tùy thuộc vào vật liệu được sử dụng và đơn vị thi công mà bạn lựa chọn, chi phí lắp đặt kèo mái tôn có thể sẽ có những sự chênh lệch nhất định.

3.1. Nên lựa chọn loại kèo nào cho mái tôn công trình?

Trước kia hệ thống khung kèo bằng gỗ rất được ưa chuộng trong các công trình nhà ở truyền thống vì sở hữu nhiều điểm cộng như mang tính thẩm mỹ cao và thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên vật liệu gỗ lại vướng phải những hạn chế nhất định như dễ mối mọt, ẩm mốc và tốn kém chi phí bảo dưỡng. Chính vì vậy ngày nay, các gia chủ thường sử dụng vật liệu thép làm vì kèo cho mái tôn công trình. 

Hàn kèo như thế nào cho đúng

Kèo bằng vật liệu thép ngày càng được các gia chủ ưa chuộng sử dụng

Kèo bằng vật liệu thép hiện đại sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội như sau:

+ Độ bền cao: Kèo thép có khả năng thích ứng tốt với những tác động từ môi trường tự nhiên, không mang nguy cơ bắt cháy. 

+ Trọng lượng nhẹ: Đa số các thanh thép được sử dụng để làm khung kèo hiện nay đều có kết cấu rỗng ruột giúp giảm bớt trọng lượng của hệ thống kèo lên phần móng của công trình. 

+ Tiết kiệm chi phí: Kèo thép không những dễ dàng vận chuyển, lắp đặt mà còn có tuổi thọ cao, do đó đây là sự lựa chọn giúp gia chủ tiết kiệm cả chi phí lắp đặt và bảo dưỡng cho công trình.

3.2. Tham khảo giá lắp đặt kèo cho công trình mái tôn

Dưới đây là chi phí lắp đặt kèo và mái tôn trọn gói dành mà gia chủ có thể tham khảo để lên kế hoạch chi phí cho công trình của mình:

Tên sản phẩm

Độ dày tôn

(mm)

Đơn vị

Đơn giá

(VNĐ/m2)

Khung thép mái tôn 2 mái;

1 mái thái kèo hộp kẽm 40x40x1,1mm, xà gồ kẽm 40x40x1,1mm, tôn Olympic

Tôn xốp + 120.000VNĐ/m2

0,35

m2

380.000

0,4

m2

400.000

0,45

m2

430.000

Khung thép mái tôn 2 mái, 1 mái thái kèo hộp kẽm 50x50x1,1mm, xà gồ kẽm 50x50x1,1mm, tôn Olympic

Tôn xốp + 120.000VNĐ/m2

0,35

m2

420.000

0,4

m2

440.000

0,45

m2

470.000

Đơn giá này đã bao gồm:

+ Thuế giá trị gia tăng (VAT)

+ Chi phí thi công lắp đặt hoàn thiện

+ Chi phí vận chuyển

+ Bảo hành sau thi công

+ Máy móc thiết bị cần sử dụng

4. Những lưu ý khi lắp đặt kèo mái tôn

Hãy cùng lưu lại ngay những chú ý sau đây để đảm bảo công trình mái tôn của bạn luôn bền vững với thời gian nhé:

+ Khi vận chuyển khung kèo: Trong quá trình vận chuyển kèo lên mái nhà, gia chủ cần lưu ý không để đầu kéo lê trên các bề mặt khác, đặc biệt tránh va đập làm giảm xước lớp chống rỉ bên ngoài cây kèo. 

Hàn kèo như thế nào cho đúng

Các mối hàn chuẩn xác giúp đảm bảo độ bền chắc cho khung kèo

+ Khi hàn khung kèo: Đây là một bước đặc biệt quan trọng giúp tạo nên sự liên kết cho toàn bộ công trình kèo mái tôn. Trước khi bắt đầu, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để quá trình hàn diễn ra suôn sẻ, không gián đoạn. Các mối hàn cần được thực hiện chuẩn xác, tránh không để mối hàn làm thủng khung kèo, tạo lỗ hổng cho nước mưa ngấm vào công trình.

Hàn kèo như thế nào cho đúng

Tôn Olympic bảo vệ công trình của bạn trước mọi tác động của thời tiết

+ Lựa chọn mái tôn chất lượng cao: Cho dù khung kèo có vững chắc đến đâu mà mái tôn nhanh xuống cấp thì gia chủ vẫn phải bỏ thêm chi phí để sửa chữa và thay mới. Chính vì vậy, khi chọn mua tôn lợp mái, gia chủ nên tham khảo các sản phẩm đến từ những thương hiệu uy tín hàng đầu như tôn Olympic. Các dòng tôn Olympic không chỉ được đảm bảo về chất lượng mà còn sở hữu vẻ ngoài thẩm mỹ, hiện đại, đáp ứng được mọi kiểu dáng công trình.

Mong rằng với phương pháp lắp đặt kèo mái tôn mà Tamlopolympic.vn vừa cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp gia chủ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị tốt nhất cho công trình của mình. Nếu bạn mong muốn nhận được tư vấn tận tình thì đừng ngần ngại liên hệ đến HOTLINE 1800 5777 86 (miễn phí cước gọi đến) hoặc tổng đài 0243 733 0886 (số máy lẻ 02) để mua tôn lợp mái.