Hạch toán thuế GTGT phí ngân hàng

Các hoạt động của doanh nghiệp sẽ thường xuyên dẫn đến nhu cầu giao dịch kinh tế, chuyển tiền thông qua ngân hàng; đồng thời họ phải chi trả một khoản phí đáng kể khi sử dụng các dịch vụ này. Số tiền phí này được xem như một phần chi phí hoạt động của doanh nghiệp và phải được hạch toán minh bạch. Vậy cụ thể phí chuyển tiền ngân hàng hạch toán như thế nào?

Bản chất của việc chuyển tiền giao dịch qua lại giữa các doanh nghiệp, hoặc giữa doanh nghiệp với cá nhân chính là nhờ ngân hàng đứng giữa thực hiện thu hộ hoặc chi hộ. Phí chuyển tiền phát sinh khi sử dụng dịch vụ này do ai chịu thì sẽ tùy theo từng trường hợp dưới đây:

Trong trường hợp này thì bên chi tiền sẽ chịu phí. Trong Ủy nhiệm chi được lập cần có riêng một dòng “Phí chuyển tiền”.

Trường hợp kế toán lập riêng một “Uỷ nhiệm chi trả tiền nhà cung cấp”, thì ngoài chứng từ này cần lập thêm một Ủy nhiệm chi khác ghi rõ số phí chuyển tiền để phục vụ cho việc hạch toán ở giai đoạn sau.

Lúc này bên nào thu tiền thì bên đó sẽ chịu phí. Trong chứng từ Thu tiền gửi cần có riêng một dòng “Phí chuyển tiền”. Trường hợp kế toán lập chứng từ ghi rõ “Thu tiền gửi từ khách hàng” thì nên lập thêm một Ủy nhiệm chi khác, trong đó ghi rõ số phí chuyển tiền ngân hàng.

Khi doanh nghiệp chuyển tiền trong nội bộ công ty như: tạm ứng phí công tác, tạm ứng tiền lương, tạm ứng chi phí thu mua,... giữa doanh nghiệp và người lao động cần có thỏa thuận trước với nhau về việc ai sẽ chịu phí ngân hàng. Trong trường hợp này thường là doanh nghiệp chịu phí.

Phí chuyển tiền ngân hàng hạch toán như thế nào cho đúng cách luôn là vấn đề gây băn khoăn trong công tác kế toán doanh nghiệp. Để thuận tiện cho các quá trình đối chiếu công nợ, thanh tra kiểm tra của cơ quan Thuế… bạn có thể hạch toán phí ngân hàng như sau.

Hạch toán phí chuyển tiền khi trả tiền nhà cung cấp

  • Nợ TK331/ Có TK112: Số tiền chuyển
  • Nợ TK6428/ Có TK112: Phí chuyển tiền


Hạch toán phí chuyển tiền khi thu tiền khách hàng

  • Nợ TK112/ Có TK131: Số tiền chuyển
  • Nợ TK6428/ Có TK131: Phí chuyển tiền



Trường hợp hạch toán phí chuyển tiền khi tạm ứng trong nội bộ công ty: Phí chuyển tiền đưa vào Nợ TK642.

Khi chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng này sang tài khoản ngân hàng khác, phí chuyển tiền ngân hàng hạch toán theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Kế toán thanh toán hoặc kế toán ngân hàng lập một trong các chứng từ: Uỷ nhiệm chi/ Lệnh chuyển tiền/ Séc chuyển khoản. Sau khi lập xong thì chuyển tới Kế toán trưởng hoặc Giám đốc ký duyệt.
  • Bước 2: Chuyển Ủy nhiệm chi/ Lệnh chuyển tiền/ Séc chuyển khoản tới ngân hàng. Ngân hàng sẽ căn cứ vào chứng từ trên để tiến hành thủ tục trích tiền từ tài khoản và chuyển tới người thụ hưởng.
  • Bước 3: Sau khi thực hiện lệnh thành công, ngân hàng nơi chuyển tiền đi sẽ lập giấy báo Nợ hoặc chứng từ hạch toán. Ngân hàng nơi nhận tiền đến sẽ lập giấy báo Có. Các chứng từ này đều gửi về kế toán doanh nghiệp.
  • Bước 4: Căn cứ vào những tài liệu trên, kế toán ghi Sổ tiền gửi ngân hàng và tiến hành hạch toán phí chuyển tiền ngân hàng vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo hai bước:

+ Hạch toán chứng từ chuyển tiền nội bộ. Khai báo đầy đủ các thông tin chi tiết ghi trên chứng từ, bao gồm cả số tài khoản chi tiền và số tài khoản nhận tiền.

+ Hạch toán phí chuyển tiền. Khai báo rõ ràng các thông tin trên chứng từ chi tiền, bao gồm cả phương thức thanh toán, tài khoản nào chịu phí chuyển tiền.


Nhìn chung, phí chuyển tiền ngân hàng hạch toán như thế nào sẽ tùy theo từng trường hợp giao dịch của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi người thực hiện nghiệp vụ kế toán phải có chuyên môn vững để hạch toán đúng và đủ, tránh được những sai sót có thể gây khó khăn cho quá trình đối chiếu sổ sách về sau.

Bởi: Einvoice.vn - 19/06/2020 Lượt xem: 15146 Cỡ chữ

Nếu bạn đang thắc mắc chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng là gì hay khi lập và sử dụng chứng từ dùng cho thu phí dịch vụ ngân hàng cần lưu ý các quy định gì, vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để cập nhật cho mình những thông tin chi tiết nhất về các quy định liên quan đến việc thu phí dịch vụ ngân hàng mới nhất 2020.

Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng là gì?

1. Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng là gì?

Hiện nay, các ngành hàng không, hàng hải hay ngân hàng khi cung cấp dịch vụ đều đã sử dụng chứng từ theo đúng chuẩn thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như: vé hàng không in theo tiêu chuẩn Hiệp hội hàng không quốc tế [ATA], chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng được in từ máy tính theo đúng tiêu chuẩn của các ngân hàng quốc tế,... Các chứng từ này hiện đều được khách hàng chấp nhận thanh toán và được coi là cơ sở để các ngành ngân hàng hay hàng không, hàng hải hạch toán doanh thu. Thực tế, trước đây các chứng từ này không được công nhận là hóa đơn nên các ngân hàng, hàng không, hàng hải vẫn phải lập thêm hóa đơn để tiến hành khai thuế. Tuy nhiên, điều này không chỉ gây bất tiện mà còn rất tốn kém thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Do đó, Bộ Tài chính hiện đã công nhận các chứng từ thu phí ngân hàng hay các chứng từ vận tải quốc tế khác, được lập theo đúng thông lệ quốc tế, chính là một loại hình hóa đơn, được dùng trực tiếp cho việc kê khai thuế được dễ dàng, nhanh chóng. Như vậy, chứng từ dùng để thu phí dịch vụ ngân hàng chính là các chứng từ thể hiện, ghi nhận các khoản thu của ngân hàng đối với khách hàng có sử dụng dịch vụ thanh toán, chính là giá hoặc phí để thực hiện dịch vụ thanh toán chưa có thuế GTGT.

>> Tham khảo: Hướng dẫn kê khai thuế gtgt.

2. Các loại hình dịch vụ thanh toán ngân hàng sẽ thu phí dịch vụ

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Quyết định số 448/2000/QĐ-NHNN2 do Ngân hàng Nhà nước ban hành, các phí thu dịch vụ ngân hàng sẽ bao gồm các loại hình sau:

  • Phí cung ứng các phương tiện thanh toán như: séc, thẻ ngân hàng, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi và những phương tiện khác nhằm dùng cho việc thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo đúng các quy định về chế độ thanh toán hiện hành.
  • Phí dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng bao gồm: Dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản ở khác đơn vị ngân hàng [sở giao dịch hay chi nhánh]; chuyển tiền cấp phát kinh phí, điều chuyển vốn; chuyển tiền đến ngân hàng khác; trả lương vào tài khoản; yêu cầu hủy hoặc sử việc chuyển tiền; phí thu hộ hay chi hộ trong nước; hoặc các dịch vụ thanh toán trong nước cho các khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Phí dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng. Cụ thể: phí chuyển tiền ra nước ngoài; nhận tiền từ nước ngoài chuyển đến; thu hộ hay chi hộ với nước ngoài [nhận, xử lý hay gửi các chứng từ đi nước ngoài, nhờ thu và thanh toán kết quả nhờ thu]; phí các dịch vụ thanh toán khác với các nước có ngân hàng được phép thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, tại Điều 7 của Quyết định này, Ngân hàng Nhà nước đã quy định các trường hợp không được lập chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng với các trường hợp sau:

  • Trường hợp là các khoản thanh toán trực tiếp giữa khách hàng với ngân hàng, nơi mở tài khoản trả nợ, trả lãi, trả phí dịch vụ, trả tiền mua giấy tờ in hoặc phương tiện thanh toán.
  • Trường hợp là các khoản vay - trả giữa các tổ chức tín dụng khi tham gia vào thị trường liên Ngân hàng.

3. Cách tính thuế và thu thuế GTGT khi tiến hành thu phí dịch vụ ngân hàng

Cách tính thuế và thu thuế GTGT khi tiến hành thu phí dịch vụ ngân hàng?

Khi tiến hành tính thuế hay thu thuế GTGT với các chứng từ dùng trong thu phí dịch vụ ngân hàng thì các ngân hàng cần lưu ý những điều sau:

  • Ngân hàng Nhà nước không được tính thu thuế giá trị gia tăng khi tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán.
  • Các tổ chức tín dụng sẽ được tính cộng thuế giá trị gia tăng khi tiến hành thu phí dịch vụ thanh toán theo đúng như quy định của Bộ Tài chính.

4. Quy định đồng tiền và chứng từ được sử dụng thu phí dịch vụ ngân hàng

Quy định đồng tiền được sử dụng thu phí dịch vụ ngân hàng?

4.1. Quy định về đồng tiền

Khi phải sử dụng đến chứng từ dùng để thu phí dịch vụ ngân hàng thì đồng tiền sử dụng khi thanh toán dịch vụ trong nước là Đồng Việt Nam. Còn đối với các dịch vụ thanh toán với nước ngoài thì sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ như Đô la Mỹ [USD] hoặc các ngoại tệ khác theo đúng như thỏa thuận với ngân hàng phục vụ mình và phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối. Ngoài ra, các giao dịch thanh toán trong nước cũng được phép sử dụng ngoại tệ hoặc các dịch vụ thanh toán nước ngoài cũng được sử dụng Đồng Việt Nam theo đúng quy định pháp luật.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

4.2. Quy định về chứng từ

Hiện nay, chứng từ sử dụng để thu phí dịch vụ thanh toán của Ngân hàng Nhà nước không có các yếu tố về thuế. Còn các chứng từ thu phí dịch vụ thanh toán của tổ chức tín dụng sẽ phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về hóa đơn, chứng từ GTGT. Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp đến bạn các quy định liên quan đến chứng từ dùng để thu phí dịch vụ ngân hàng mới nhất 2020.

Mọi thắc mắc về chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng hoặc để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:


CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

 

Các tin tức liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề