Học để làm gì học để phục vụ ai

Khắc ghi lời Bác "Làm nghề gì cũng phải học"

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo đến thế hệ học sinh, sinh viên [HS, SV]. Người thường xuyên thăm hỏi, động viên, khuyến khích HS, SV miệt mài học tập và không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng để trở thành những người có đức, có tài, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác coi HS, SV là nhân tố hàng đầu, quyết định vận mệnh của đất nước sau này.

Việc chăm lo đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng thanh niên, trong đó có lớp thanh niên trí thức-những sinh viên đang được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, được Bác quan tâm đặc biệt. Theo Người, ở lứa tuổi thanh niên, sinh viên, việc giáo dục-đào tạo không phải là “cầm tay chỉ việc”, uốn nắn từng chút một, mà quan trọng là phải truyền được cho các em tinh thần tự học, tự khám phá, chủ động, sáng tạo, giúp các em định hướng được mục đích của việc tự học tập, tự xác định con đường phấn đấu cho tương lai. Chỉ như vậy, các em mới có thể kiên trì trên con đường học tập theo phương châm “Học, học nữa, học mãi”.

Tại Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ hai, năm 1958, Bác nhấn mạnh: “Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt lại câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai?". Ngày 19-1-1959, tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Bác chỉ rõ: "Nói chung thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa..." và học "để phục vụ nhân dân, xây dựng Tổ quốc”. Bác nhắc nhở HS, SV Việt Nam rằng: “Làm nghề gì cũng phải học” và mục đích của việc học là để “nâng cao năng lực làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân càng no ấm, vui tươi”. Điều đó có nghĩa rằng, ngay cả đối với một bộ phận thanh niên không theo học đại học, cao đẳng, thì việc học cũng luôn là việc hết sức quan trọng. Học từ các lớp dạy nghề, học từ kinh nghiệm cuộc sống, từ người đi trước, tự học… để nâng cao lối sống tích cực, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, ứng dụng được kiến thức vào lao động sản xuất và làm ăn kinh tế, làm giàu cho bản thân và xã hội. Bác cũng lưu ý HS, SV rằng, để việc học tập thành công và trở nên hữu ích thì học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải đi cùng thực tiễn. Theo Người, “chỉ biết lý thuyết mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa", "học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành”...

Vâng lời Bác dạy, thế hệ HS, SV Việt Nam ngày nay nhận thức sâu sắc rằng, nhiệm vụ của thanh niên trí thức thời đại mới không chỉ là ra sức học tập để làm chủ tri thức, công nghệ mới, mà còn phải xác lập được cho mình lý tưởng đúng đắn. Những di huấn của Bác mãi là tình cảm, là tư tưởng, là định hướng và là kim chỉ nam cho các thế hệ sinh viên Việt Nam luôn cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Theo: Báo Quân đội Nhân dân

Bài viết liên quan

  • HỌC TẬP VÀ THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
  • KỶ NIỆM 136 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG [1/5/1886 – 1/5/2022] 🇻🇳
  • Kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [30/4/1975 – 30/4/2022]
  • HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 🇻🇳 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên
  • HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 🇻🇳 Quan điểm của Bác Hồ và của Đảng ta về thanh niên và công tác thanh niên
  • CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC MÔN THỂ THAO TRUYỀN THỐNG
  • Dòng chữ 'Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại' nổi bật trên Google Maps sau khi bạn nhập vào ô tìm kiếm tọa độ: 18.683500, 105.485750.
  • Khắc ghi lời Bác "Làm nghề gì cũng phải học"
  • DI CHÚC BÁC HỒ- BẢO VẬT QUỐC GIA
  • Đề cương SHCD: tuyên truyền về các nghị quyết, chủ trương của Đảng; nghị quyết, kết luận, chương trình của Đoàn.

Tự học tập và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc [năm 1947], Bác viết: “Lấy tự học làm cốt”. Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.

Bác viết: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích đó thì phải: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Như vây, quan niệm về học tập của Bác rất toàn diện: Học tập tri thức đi đôi với rèn luyện đạo đức cách mạng; học tập nhằm hoàn thiện đạo làm người, nâng cao trình độ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; học để phục vụ lợi ích của Đảng, nhân dân, Tổ quốc và cả nhân loại.


Ảnh: Tư liệu.

Bác Hồ phê phán nghiêm khắc tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cho mình là giỏi nhất thiên hạ. Năm 1957, Người nói với lớp lý luận chính trị khóa I trường Nguyễn Ái Quốc: “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”. Năm sau, trong bài đạo đức cách mạng đăng trên tạp chí Học tập số 12, năm 1958, Bác viết: “Hiện nay, chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình là cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng và chỉ muốn làm thầy quần chúng”.

Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa Phương Đông và văn hóa Phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Phát biểu với sinh viên Trường Đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói đại ý: Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…


Ảnh: Tư liệu.

Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường thấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để đầy sách báo đang xem. Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Bác trả lời, giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là vấn đề nắm vững tình hình chứ!”. Những cuốn sách Người đọc ở thời gian cuối đời là các cuốn: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông.

Cuộc đời của Bác là một quá trình: vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Người là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời để chúng ta noi theo.

Bài học:

Mỗi người chúng ta đều phải xem việc học là một công việc suốt đời, ai cũng nên đề ra cho mình một lộ trình, một mục tiêu và một phương pháp tự học phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân, của gia đình. Xã hội ngày một phát triển không ngừng, nếu bản thân tự thỏa mãn với kiến thức vốn có sẽ trở nên lạc hậu, chậm tiến bộ. Chỉ có tự học mới có thể tiếp thu đầy đủ thi thức của nhân loại và hoàn thiện nhân cách của chúng ta trong xã hội tiên tiến.

Một trong những điều mà Bác rất quan tâm là làm cho mọi thanh niên hiểu rõ mục đích học tập: “Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”. Lời dạy quan trọng này được Bác nêu ra từ năm 1954 cho đến nay gần tròn nửa thế kỷ song vẫn giữ nguyên giá trị tư tưởng, giá trị định hướng đối với hiện tại và tương lai, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước cho tất cả thanh niên ta lúc này. Bác còn nhấn mạnh: “Ngày nay Đảng yêu cầu cán bộ chẳng những thạo về chính trị mà còn phải giỏi về chuyên môn”. Bác phân tích sâu sắc rằng: “Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người” và “Muốn xây dựng CNXH thì nhất định phải có học thức”. Học thức mà Bác đề cập ở đây cần được hiểu theo nghĩa đầy đủ, toàn diện chức không chỉ là học văn hoá , vì vậy Bác khuyên: “Học hỏi là một việc tiếp tục suốt đời... còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”.

Tư tưởng xuyên suốt của Bác trong việc chỉ dẫn cho thanh niên ta học tập, rèn luyện là: “Học phải đi đôi với hành... Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” và “khoa học phải từ sản xuất mà ra và trở lại phục vụ sản xuất” ... Bác luôn phê phán lối học vẹt, học suông, học để cốt lấy được mảnh bằng, chạy theo hư danh... Bác gọi đó là “Học để trang sức chứ không phải để vận dụng vào công việc”. [Trong xã hội ta hiện nay có bạn trẻ lười học, không chịu học nhưng lại muốn có bằng nên đã làm những điều không hay, cần đấu tranh khắc phục]. Hơn nữa, Bác còn rất quan tâm dạy cho thanh niên cách học, là “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân ... học tập trong việc làm hàng ngày, trong việc lớn cùng như việc nhỏ”.

Bác khuyến khích thanh niên trau dồi nghề nghiệp: “Trong xã hội ta không có nghề nào thấp kém chỉ có những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ... Tất cả lao động có ích cho xã hội đều là vẻ vang”. Bác luôn khen ngợi thanh niên có tinh thần hăng hái, có nguyện vọng được làm việc để cống hiến cho đất nước nhưng do chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nên có lúc làm việc chưa đạt kết quả như ý muốn, thậm chí thất bại đâm ra nản lòng, thối chí. Vì vậy, Bác đặt ra yêu cầu và chỉ dẫn cho thanh niên là học gì, làm gì đều phải có chương trình, kế hoạch, có tinh thần phấn đấu cao và nghị lực lớn, nhưng Bác nhắc nhở: Chớ đặt những chương trình, kế hoạch mênh mông đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được”. Bác biết thanh niên có nhược điểm là hay chuộng hình thức, thích phô trương, ít chú ý hiệu quả nên Người căn dặn: “Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được thì phải làm cho được” và “Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao” v.v... Người khẳng định: “Một chương trình nhỏ mà thực hiện hẳn hoi hơn là một trăm chương trình to tát mà không làm được”.

Hơn bao giờ hết, trong thời kỳ cách mạng mới chúng ta cần ra sức thấm nhuần và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu kết hợp chặt chẽ từng bước học với hành, đây chính là con đường đưa thanh niên ta tiến tới thành đạt.

Văn Tùng - Nhà sử học

* Những câu đặt trong ngoặc kép của bài này được trích nguyên văn từ sách “Hồ Chí Minh về giáo dục Thanh niên” của NXB TN - 1980 và “Những lời dạy của Bác Hồ đối với học sinh” của NXB Sự thật - 1973.

Nguồn: Báo Tiền phong. Số 99, ngày 19 tháng 5 năm 2003

Video liên quan

Chủ Đề