Gửi tiền ngân hàng mỗi tháng lãi bao nhiêu mới nhất năm 2022

(PLO)- Từ nay, người dân có thể rút một phần tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất cao.

Theo quy định trước đây, khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức…) không được rút một phần tiền gửi mà phải rút hết toàn bộ sổ tiết kiệm và chịu lãi suất tối đa bằng lãi không kỳ hạn. Điều này khiến người gửi tiền chịu nhiều thiệt thòi vì gần như mất trắng lãi suất nếu rút sớm trước hạn.

Tuy nhiên, theo Thông tư 04/2022 của Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, từ ngày 1-8-2022, rút tiết kiệm trước hạn một phần vẫn được hưởng lãi suất hấp dẫn.

Gửi tiền ngân hàng mỗi tháng lãi bao nhiêu mới nhất năm 2022

Nhiều ngân hàng bắt đầu cho phép khách hàng được rút một phần tiền gửi trước hạn. Ảnh: TL

Người gửi tiền có lợi

Thông tư mới nêu rõ: Người gửi tiền rút trước hạn toàn bộ sổ tiết kiệm thì phải chịu mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp (thường không quá 0,1%-0,2%/năm) như trước đây, nói cách khác gần như mất trắng tiền lãi. Nhưng nếu khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi có kỳ hạn thì chỉ phần rút trước hạn chịu lãi suất không kỳ hạn, phần tiền gửi còn lại được ngân hàng giữ nguyên mức lãi suất đang áp dụng.

Điều này có nghĩa là so với quy định cũ, cách tính lãi khi rút trước hạn một phần khoản tiền gửi giúp người gửi tiền có lợi hơn. Ví dụ, một khách hàng gửi 1 tỉ đồng tiết kiệm tại ngân hàng, kỳ hạn một năm, lãi suất 6%/năm. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0,1%/năm. Nhưng do có việc đột xuất, khách hàng rút sổ trước hạn với số tiền 500 triệu đồng thì theo quy định mới, khoản tiền 500 triệu đồng này sẽ được tính lãi không kỳ hạn 0,1%/năm. Khoản tiền gửi còn lại 500 triệu đồng vẫn được tính lãi suất 6%/năm.

Ông Nguyễn Văn Tư, nhà ở quận 2, TP.HCM, chia sẻ: Trước đây, mỗi khi gửi tiết kiệm, ông thường phải chia nhỏ khoản tiền, gửi thành nhiều sổ vì sợ có việc cần dùng phải rút hết toàn bộ tiền, mất lãi nhiều. Nhưng từ nay ngân hàng cho rút một phần tiền trong sổ, vợ chồng ông chỉ cần gửi một sổ tiết kiệm duy nhất, vừa dễ theo dõi mà phần tiền chưa rút vẫn được hưởng lãi suất ban đầu. “Như vậy rất tiện, có lợi cho khách hàng” - ông Tư bày tỏ.

Giám đốc một công ty hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và sát hạch lái xe cho biết: Có thời điểm dòng tiền nhàn rỗi của công ty lên tới vài chục tỉ đồng. Những lúc như vậy, kênh tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng là lựa chọn hàng đầu cho công ty. Tuy nhiên, khi chưa có Thông tư 04/2022, việc rút tiền trước hạn là vô cùng thiệt thòi.

Dẫn chứng cho điều này, vị giám đốc kể: Hồi đầu năm nay, công ty gửi tại một ngân hàng số tiền 75 tỉ đồng, kỳ hạn một tháng, lãi suất 3,5%/năm, tính ra mỗi tháng tiền lãi khoảng 220 triệu đồng. Thế nhưng, do có việc cần tiền gấp buộc công ty phải rút một phần tiền gửi nên toàn bộ số tiền gửi quay về mức lãi suất không kỳ hạn 0,1%/năm, tương đương tiền lãi từ mức 220 triệu đồng/tháng rơi thẳng xuống chỉ còn gần 19 triệu đồng/tháng.

“Như vậy, bỗng nhiên chúng tôi “bay mất” khoản tiền lãi lên đến gần 200 triệu đồng. Đây là số tiền lớn, bởi nó có thể dùng để chi trả lương cho 15-20 nhân viên, tùy theo vị trí công việc. Thậm chí có thời điểm, dòng tiền nhàn rỗi của công ty trong vòng 1-2 tháng lên tới vài trăm tỉ đồng nên số tiền bị “mất oan” do rút trước hạn còn lớn hơn nhiều. Từ nay, với quy định mới về rút một phần tiền gửi trước hạn được áp dụng sẽ giúp chúng tôi hưởng tối đa lãi suất, đồng thời tạo sự chủ động trong việc hoạch định tài chính cho công ty” - vị lãnh đạo công ty nói.

Cách tính lãi khi rút trước hạn một phần khoản tiền gửi giúp quyền lợi của khách hàng được bảo đảm tốt hơn.

Nâng cao quản trị rủi ro, thêm sản phẩm

Ngay khi Thông tư 04/2022 có hiệu lực, hàng loạt ngân hàng đã ra thông báo về việc cho khách hàng được rút trước hạn. Mới đây nhất, Ngân hàng SHB chính thức ra mắt tính năng rút gốc một phần tiền gửi trước hạn đối với các sản phẩm tiết kiệm bậc thang và hợp đồng tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân với phương thức trả lãi cuối kỳ.

Cụ thể, phần tiền gửi rút trước hạn được áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn theo quy định. Lãi suất sẽ do SHB áp dụng theo từng loại tiền tệ tại thời điểm rút và tính trên số ngày thực gửi của khoản tiền. Đặc biệt, số lần rút không giới hạn, phần số dư duy trì đến ngày đáo hạn sẽ tiếp tục được hưởng lãi suất như cam kết tại thời điểm khách hàng tham gia.

Nhiều ngân hàng khác như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, SCB, VietABank, Vietbank… cũng đồng loạt áp dụng quy định mới tại Thông tư 04/2022.

Nhiều ngân hàng đánh giá Thông tư 04/2022 không chỉ đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền mà bản thân các ngân hàng cũng hưởng lợi. Ví dụ, các ngân hàng sẽ hút được nguồn tiền gửi trung, dài hạn từ khách hàng. Lý do, thông tư mới sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm nhiều và dài hạn hơn. Đặc biệt, người gửi tiền có thể tối đa hóa lợi nhuận từ nguồn vốn nhàn rỗi cũng như bớt thiệt hơn trong trường hợp cần vốn đột xuất phải rút tiền gửi trước hạn.

Tuy vậy, phó tổng giám đốc một ngân hàng quốc doanh nêu quan điểm: Quy định mới giúp người gửi tiền được hưởng lợi nhưng khi nguồn vốn huy động được rút linh động trước hạn nhiều có thể dẫn tới nguồn tiền gửi tiết kiệm bị mất tính ổn định và đôi khi sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Để tránh rủi ro về thanh khoản thì ngân hàng có thể phải tăng dự trữ an toàn vốn đối với các sản phẩm có tính linh hoạt cao và điều này đồng nghĩa với việc khiến chi phí vốn của các ngân hàng trở nên đắt đỏ hơn so với trước đây.

“Để khắc phục tình trạng trên và đảm bảo tính ổn định thanh khoản, các ngân hàng phải nâng cao quản trị rủi ro, đồng thời cần có thêm nhiều sản phẩm để khách hàng chọn lựa. Chẳng hạn đầu tư trái phiếu, vì với kênh này khách hàng không được rút trước hạn nhưng đổi lại họ sẽ được nhận mức lãi suất cao hơn so với sản phẩm tiền gửi được rút trước hạn linh hoạt” - vị phó tổng giám đốc ngân hàng cho biết.•

Tiền gửi của người dân vào ngân hàng tăng mạnh

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cho thấy tính đến cuối tháng 5-2022, tổng số dư tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tại các tổ chức tín dụng đạt gần 5,569 triệu tỉ đồng, tăng 5,07% so với cuối năm trước. Trong khi đó, số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt khoảng 5,806 triệu tỉ đồng, tăng 2,86% so với cuối năm 2021.

Nguyên nhân khiến dòng tiền của người dân chảy mạnh vào kênh ngân hàng chủ yếu do lãi suất tiền gửi tăng mạnh. Trong đó, một số ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi lên mức trên dưới 2%, đưa lãi suất tiền gửi vượt mức hơn 7%/năm.

Chẳng hạn, với kỳ hạn 6-9 tháng, lãi suất tiền gửi dao động trung bình quanh mức 4,5%-7,3%/năm. Với kỳ hạn một năm, lãi suất tiền gửi dao động 5,5%-7,5%/năm.

Gửi tiền ngân hàng mỗi tháng lãi bao nhiêu mới nhất năm 2022
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 6/2022? (Nguồn: VTV)

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Với đặc thù của gói tiền gửi này là không có thời hạn ấn định cho nên lãi suất tiết kiệm ngân hàng chỉ rơi vào tầm 0,2-0,1% áp dụng tại quầy và 0,2-1% gửi trực tuyến mà thôi. Đối với hình thức gửi tiền không kỳ hạn, hiện nay ngân hàng VietinBank có mức lãi suất 0,25% áp dụng cho gửi tiền trực tuyến, là cao nhất so với các ngân hàng.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Kỳ hạn được áp dụng của mỗi ngân hàng khá linh hoạt để khách hàng dễ dàng chọn lựa. Hầu hết các ngân hàng đều có sự cạnh tranh lãi suất tiền gửi gay gắt ở gói tiền gửi tiết kiệm này.

Gửi tại quầy:

Ở mức thời hạn từ 1-3 tháng, ngân hàng GPBank có mức lãi suất cao nhất là 4%. Tiếp theo là ngân hàng SCB với 3,95%. Ngoài ra, các ngân hàng còn lại có mức lãi suất dao động không chênh lệch nhiều từ 3-3,5%. Thấp nhất là ngân hàng MBBank với 2,5% cho kỳ hạn 1 tháng, 3,2% cho kỳ hạn 3 tháng.

Với kỳ hạn 6 tháng, GBBank tiếp tục giữ mức lãi suất là 6,5%, cao nhất so với các ngân hàng còn lại. Thấp nhất là các ngân hàng thuộc Big4 (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank), mức lãi suất cán mốc 4%/năm.

Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là SCB với mức lãi suất 7%. Thấp nhất là 4,85%/năm thuộc về ngân hàng MBBank.

Với những kỳ hạn dài hơn như 18, 24, 36 tháng, ngân hàng SCB, VRB có mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng cao nhất là 7%/năm.

Gửi trực tuyến:

Với kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều lãi suất ngân hàng hiện nay ở mức hấp dẫn lên đến 4% bao gồm: GPBank, SCB, PVcomBank.

Đối với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất trung bình 3,5 – 4 %. Thấp nhất là ngân hàng Hong Leong Bank với 3,15%/năm.

Người dân tích cực gửi ngân hàng

Số liệu từ Ngân hàng nhà nước công bố mới đây cho thấy, tiền gửi của người dân trong tháng 3/2022 tăng hơn 14.000 tỷ đồng. Mức tăng này ở các tháng 1/2022 và tháng 2/2022 lần lượt là 103.000 tỷ đồng và 56.000 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, người dân đã gửi ròng gần 174.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng và đưa tổng số tiền gửi của cư dân lên mức 5,47 triệu tỷ đồng, tương đương tăng 3,28% so với cuối năm 2021.

Việc tăng trưởng tiền gửi của cư dân ngay trong quý đầu năm là điều rất hiếm. Bởi lẽ, đây là những tháng cao điểm, người dân thường có xu hướng rút tiền để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu dịp Tết Nguyên đán.

Diễn biến “bất thường” trên chủ yếu được tác động nhờ vào việc các ngân hàng thương mại bắt đầu điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo hướng tăng lên. Nếu so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái, mặt bằng lãi suất huy động tháng 3/2022 đã tăng khoảng 0,5-1,0 điểm phần trăm.

Theo giới chuyên môn, xu hướng trên sẽ tiếp tục thể hiện ít nhất trong kỳ công bố số liệu tháng 4/2022 với 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, từ tháng 3/2022 đến nay, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục tăng thêm từ 0,1-0,3 điểm phần trăm. Thậm chí, một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn cũng bắt đầu tham gia cuộc đua hút tiền gửi nhằm chuẩn bị cho nhu cầu vay vốn tăng nhanh khi gói hỗ trợ lãi suất 2% được áp dụng.

Thứ hai, dòng tiền rút bởi ở các kênh đầu tư nóng trước đó dần quay lại trú ẩn tạm thời tại hệ thống ngân hàng để chờ cơ hội mới.

Điển hình, trong tháng 4/2022, thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, thanh khoản mỗi phiên giao dịch từ khoảng 20.000 tỷ đồng rơi về quanh 12.000 tỷ đồng. Hay như quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp tháng 4 cũng chứng kiến sự sụt giảm, nguồn tiền đãng lẽ tập trung cho thị trường này cũng không có cơ hội để giải ngân.

Thứ ba, quan sát từ dữ liệu lịch sử, tiền gửi cư dân thường có xu hướng tăng dần từ đầu quý II hàng năm.

Đáng chú ý, không chỉ tiền gửi cư dân, mà tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng nhanh.

Riêng trong tháng 3/2022 tăng tới 228.300 tỷ đồng. Tính đến cuối quý I/2022, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 5,86 triệu tỷ đồng, tăng 3,9% so với đầu năm.

Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh đã cho thấy những tín hiệu sáng trở lại, nhưng vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn và khó khăn tiềm ẩn vẫn rất lớn.

Nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra thận trọng khi dành vốn cho hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, tiền vẫn ứ đọng và tranh thủ sinh lời ở ngân hàng, đặc biệt khi mặt bằng lãi suất đang tăng.