Giáo án trải nghiệm sáng tạo môn Toán 7 trò chơi với các hình tam giác

- Cắt các hình tam giác có hình dạng khác nhau. Kích thước các cạnh từ 10-20cm từ các miếng bìa

- Đặt tam giác lên đầu que nhọn dựng đứng sao cho tam giác thăng bằng.

- Đánh dấu điểm tiếp xúc giữa tam giác với đầu que nhọn.

* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi

- Thống nhất luật chơi

- Chơi trò chơi tìm điểm thăng bằng của tam giác.

- Xác định người chiến thắng:

 + Kiểm tra các tam giác hợp lệ

 + Đếm số tam giác hợp lệ để xác định người chiến thắng.

Bạn đang xem: Giáo án trải nghiệm sáng tạo môn toán 7

Giáo án trải nghiệm sáng tạo môn Toán 7 trò chơi với các hình tam giác

Giáo án trải nghiệm sáng tạo môn Toán 7 trò chơi với các hình tam giác

Xem thêm: Nhân Tướng Học: Phụ Nữ Thắt Đáy Lưng Ong Nghĩa Là Gì ? Dáng Người Thắt Đáy Lưng Ong Là Như Thế Nào

Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch trải nghiệm sáng tạo môn Toán lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Làm Ngôi Nhà Bằng Giấy A4, Cách Làm Nhà Bằng Giấy Đơn Giản Và Độc Đáo

TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUKẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TỔ CHUYÊN MÔN TOÁN MÔN TOÁN LỚP 71. Kế hoạch thực hiện trong chương trìnhTuầnTiếtTên bài/chủ đề Hình họcTên bài/chủ đề Hình học2951§3. Quan hệ giữa ba cạnh của tam giác. Bất đẳng thức tam giác.52Luyện tậpBắt đầu tổ chức hoạt động Trải nghiệm sáng tạo: Trò chơi với các hình tam giác (Sách TNST Lớp 7)3257§6. Tính chất ba đường phân giác của tam giácBáo cáo chủ đề Trò chơi với các hình tam giác58Luyện tập2. Nội dung giao nhiệm vụ và báo cáoCác hoạt độngChủ đề 1: TRÒ CHƠI VỚI CÁC HÌNH TAM GIÁCChuẩn bị của giáo viên và học sinh- Lực lượng tham gia: GV, HS- Tài liệu học tập: SGK toán lớp 7, tập 2. - Dụng cụ học tập: Vài miếng bìa đồng chất, bút viết, giấy A4, A0, kéo, thước kẻ, que nhọn, sợi dây mềm.-Thiết bị hỗ trợ: Máy vi tính- Thời gian tổ chức: gồm 2 tiết:+ Tiết 1(Tiết 52): Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại lớp.+ Tiết 2, 3 (Tiết 57, 58): Học sinh lớp báo cáo kết quả trải nghiệm sáng tạo theo nhóm (tổ).Tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin- HS tìm hiểu lại kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng.- HS tìm hiểu khái niệm và các tính chất về đường trung tuyến.- HS tìm hiểu các loại tam giác, phân biệt và biết cách vẽ trung tuyến của các loại tam giác: nhọn, vuông, tù, cân, đều.Hình thành ý tưởng- Học sinh lấy ý tưởng về sự cân bằng của mọi sự vật hiện tượng trong đời sống.Điều tra và xử lí số liệu điều tra* Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị và xây dựng quy tắc trò chơi- Cắt các hình tam giác có hình dạng khác nhau. Kích thước các cạnh từ 10-20cm từ các miếng bìa- Đặt tam giác lên đầu que nhọn dựng đứng sao cho tam giác thăng bằng.- Đánh dấu điểm tiếp xúc giữa tam giác với đầu que nhọn.* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi- Thống nhất luật chơi- Chơi trò chơi tìm điểm thăng bằng của tam giác.- Xác định người chiến thắng: + Kiểm tra các tam giác hợp lệ + Đếm số tam giác hợp lệ để xác định người chiến thắng.Báo cáo sản phẩm*HS thực hiện trên lớp: Thảo luận, trao đổi về kết quả thu được từ trò chơi- Kẻ đường trung tuyến thứ ba của một tam giác hợp lệ.- Nhận xét vị trí của điểm cân bằng và đường trung tuyến thứ ba.- Đo khoảng cách từ một đỉnh đến điểm cân bằng và khoảng cách từ điểm cân bằng tới trung điểm cạnh đối diện với đỉnh đó.- Rút ra các kiến thức thu được từ trò chơi.Đánh giá các hoạt động- GV nêu tiêu chí đánh giá của hoạt động: Về sản phầm:+ Các tam giác hợp lệ thu được có điểm cân bằng trùng với giao điểm của ba đường trung tuyến+ Các kiến thức tổng hợp trên giấy A4 đảm bảo chính xácVề hoạt động: Đánh giá, nhận xét về hoạt động và cảm nhận về ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân- GV hướng dẫn HS tự đánh giá các hoạt động đã thực hiện và mức độ đóng góp của các thành viên trong nhóm theo các tiêu chí trên. PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG Đông Hà, ngày 20 tháng 09 năm 2018. Giáo viênLê Phương Thảo

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

TÊN CHỦ ĐỀ: ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA TAM GIÁC CÂN

– Tiết theo ppct : 34, 35, 36

Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về tam giác đều (Bài 6, Hình học  7, chương 2, tập 1) để thiết kế và chế tạo chiếc lồng đèn tam giác đều. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm độ sáng, thiết kế đẹp … và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm. 

Vận dụng được các kiến thức về của một tam giác đều tạo ra chiếc lồng đèn với tiêu chí cụ thể 

– Tính toán, vẽ được bản thiết kế lồng đèn đảm bảo các tiêu chí đề ra

– Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế

– Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận

– Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm

– Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học

– Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao

– Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp

– Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm

– Tìm hiểu các kiến thức Toán học, cụ thể về các ứng dụng của Toán học trong đời sống;

– Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo sản phẩm một cách sáng tạo;

– Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện; 

– Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá.

– Các thiết bị dạy học: giấy A0, mẫu bản kế hoạch, …

– Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “lồng đèn”:

● Các thanh gỗ, thanh tre, kéo, ống hút, giấy bìa, mêca, ……

● Keo dính, súng keo, dây, …

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO 

a. Mục đích của hoạt động

– Học sinh nắm vững yêu cầu "Thiết kế và chế tạo lồng đèn và kệ sách tam giác cân (đều)” bằng vật liệu thông thường như thanh gỗ, thanh tre, ống hút (do giáo viên cung cấp hay học sinh chuẩn bị) theo các tiêu chí: thiết kế dựa trên tam giác đều, bền và trang trí đẹp, có độ sáng,  dễ sử dụng, có thể sử dụng trang trí ở nhà (phòng khách, lớp học…)

– Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về tam giác đều để thiết kế và thuyết minh thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử nghiệm.

– Tìm hiểu về cấu tạo của lồng đèn và kệ sách kích thước phù hợp, để xác định cách sử kiến thức của một tam giác cân (đều) được ứng dụng trong chế tạo

– Xác định nhiệm vụ chế tạo bằng vật liệu đơn giản với các tiêu chí:

* Sử dụng các vật liệu dễ tìm trong thực tế : giấy bìa, ống hút, thanh tre, mút, …

* Trang trí hài hòa, hợp lý và tiết kiệm

c. Sản phẩm học tập của học sinh

– Mô tả và giải thích được cách chế tạo

– Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo thước theo các tiêu chí đã cho.

– Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về chiếc lồng đèn và kệ sách hình tam giác ,…Với vật dụng có được trong tự nhiên và vận dụng kiến thức tam giác đều có thể thiết kế một cách dễ dàng

– Học sinh ghi lời mô tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn trong nhóm; trình bày và thảo luận chung.

– Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng là tam giác cân (đều) và giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trong sách giáo khoa để giải thích bằng tính toán thông qua việc thiết kế, chế tạo với các tiêu chí 

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

TIÊU CHÍ Điểm tối đa Điểm đạt được

Vật dụng để tạo sản phẩm đẹp 1  

Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ  

a. Mục đích của hoạt động

Học sinh hình thành kiến thức mới về một tam giác đều; đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế thước.

– Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm sau:

* Định nghĩa, định lí của tam cân (SGK Toán 7 tập 1)

* Định nghĩa, định lí 1, định lí 2 và hệ quả của tam đều (SGK Toán 7 tập 1 – Bài 6 – Chương 2)

* Cách sử dụng thước thẳng, thước đo góc (Toán 6), compa

– Học sinh thảo luận về cách thiết kế khả thi và đưa ra giải pháp có căn cứ.

+ Tạo ra các cạnh của tam giác cân (đều) phải bằng nhau

+ Kết dính các tam giác cân (đều) 

+ Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào?

+ Có thể cầm để di chuyển, hay tháo lắp

+ Màu sắc hài hòa, trang trí đẹp mắt, có tính thẩm mỹ

– Học sinh xây dựng phương án thiết kế và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint…). Hoàn thành bản thiết kế (phụ lục đính kèm) và nộp cho giáo viên.

+ Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng và các nguyên vật liệu sử dụng…

+ Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh tính đúng đắn của các giá trị đo. 

– Học sinh tạo được sản phẩm .

– Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế thước đảm bảo các tiêu chí.

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:

+ Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: Tam giác cân (đều)

+ Xây dựng bản thiết kế thước theo yêu cầu

+ Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.

– Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:

+ Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet…

+ Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất

+ Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế thước trên poster

+ Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.

– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Hoạt động 3: TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ

a. Mục đích của hoạt động

Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế lồng đèn và kệ sách tam giác cân (đều) của nhóm mình.

– Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. 

– Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.

– Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm thước 

Bản thiết kế thước sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện. 

– Giáo viên đưa ra yêu cầu về:

+ Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.

– Học sinh báo cáo, thảo luận.

– Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.

Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM

a. Mục đích của hoạt động

– Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo lồng đèn và kệ sách tam giác cân (đều) đảm bảo yêu cầu đặt ra.

– Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần. 

– Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước (ống hút, giấy bìa, thanh tre, keo dính, thước đo góc, khoan, kìm, dao rọc giấy, thước kẻ, bút,…) để tiến hành chế tạo thước theo bản thiết kế.

– Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm, quan sát, đánh giá và điều chỉnh nếu cần.

Mỗi nhóm có một sản phẩm là một lồng đèn và kệ sách tam giác cân (đều) đã được hoàn thiện và thử nghiệm.

–  Giáo viên giao nhiệm vụ:

● Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để chế tạo lồng đèn và kệ sách tam giác cân (đều) theo bản thiết kế

● Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm. 

– Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện sản phầm theo nhóm.

– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần.

Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM 

a. Mục đích của hoạt động

Các nhóm học sinh giới thiệu lồng đèn và kệ sách tam giác cân (đều) trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phẩm. 

– Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.

– Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đề ra:

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ

TIÊU CHÍ Điểm tối đa Điểm đạt được

Sản phẩm có mô hình tam giác 1  

Nguyên liệu dùng thiết kế phải từ các vật liệu dễ tìm 1  

Sản phẩm có kích thước phù hợp 1  

Trang trí hài hòa, hợp lý 2  

Nêu được tiến trình thử nghiệm đánh giá để được sản phẩm hiện tại 1

Nêu được sản phẩm có đủ điều kiện theo yêu cầu 1

Trình bày rõ ràng, logic, sinh động 1

Trả lời được câu hỏi phản biện 1

Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo khác 1

– Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.

* Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và các nhóm khác

* Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm

* Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo thước.

Sản phẩm mô hình tam giác cân (đều) đã chế tạo và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm. 

– Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp và tiến hành thảo luận và chia sẻ sản phẩm của nhóm.

– Học sinh trình diễn lồng đèn và kệ sách tam giác cân (đều)

– Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo .

– Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.

“ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA TAM GIÁC CÂN”

1. Hình ảnh của sản phẩm và bản thiết kế

3. Các nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng: 

STT Tên nguyên vật liệu, dụng cụ Số lượng dự kiến

4. Quy trình thực hiện dự kiến:

Các bước Nội dung Thời gian dự kiến

STT Thành viên Nhiệm vụ Nhận xét