Giáo án so sánh phân số toán 6 năm 2024

Giáo án toán 6 - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 3: So sánh phân số. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô

Xem toàn bộ: Giáo án toán 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: SO SÁNH PHÂN SỐ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức, kĩ năng

- Biết so sánh hai phân số

- Biết sắp xếp một phân số theo thứ tự từ bé đến lớn hay ngược lại

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học (sắp xếp các phân số theo thứ tự, so sánh theo cách hợp lí)

  1. Phẩm chất

Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: sgk, máy chiếu
  3. Đối với học sinh: vở ghi, đồ dùng học tập, sgk

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

Câu 1: Nêu quy tắc quy đồng mẫu nhiều phân số.

Câu 2: Khi so sánh hai phân số và , hai bạn Nga và Minh đều đi đến kết quả là nhưng mỗi người giải thích một khác:

+ Nga cho rằng: vì = , = mà < nên <

+ Minh giải thích: vì 3<4 và 4<5 nên <

Theo em, bạn nào đúng? Vì sao.

GV hỏi: Em có thể lấy 1 vd khác để chứng minh cách suy luận của Minh là sai không ?

  1. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
  2. Tổ chức thực hiện:

Gv trình bày vấn đề: Ở tiểu học. các con đã được học cách so sánh hai phân số cùng mẫu và khác mẫu với tử và mẫu là các số tự nhiên và mẫu khác 0. Bằng cách vận dụng kiến thức so sánh hai phân số ở Tiểu học, các con đã so sánh được hai phân số và . Bây giờ, Nga và Minh muốn so sánh hai phân số nhưng chưa biết làm thế nào? Để giúp hai bạn tìm ra cách làm, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: So sánh hai phân số có cùng mẫu số

  1. Mục tiêu: Học sinh biết cách so sánh hai phân số cùng mẫu
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dùng HĐKP 1 yêu cầu HS đưa ra dự đoán, sau đó GV giới thiệu quy tắc thứ nhất

- GV giới thiệu ví dụ 1 và yêu cầu hs đưa ra ví dụ khác

- Thực hành 1: GV yêu cầu HS thực hiện trước khi cho phát biểu cách so sánh trong trường hợp hai phân số có cùng mẫu nhưng mẫu âm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

Hoạt động 1:

Giải:

Công ty A đạt lợi nhuận ít hơn, do <

Thực hành 1:

Giải:

\>

Hoạt động 2: So sánh hai phân số khác nhau

  1. Mục tiêu: HS biết cách so sánh hai phân số khác nhau

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cách `2`: Trong hai phân số có tử và mẫu đều dương, nếu cùng tử thì phân số nào có mẫu nhỏ hơn, phân số đó sẽ lớn hơn.

Trong một số trường hợp cụ thể, tùy theo đặc điểm của các phân số ta còn có thể so sánh bằng một vài phương pháp khác. Dưới đây sẽ là một số phương pháp đặc biệt để so sánh hai phân số mà không quy đồng mẫu hoặc tử (chỉ xét các phân số có tử và mẫu dương).

PHƯƠNG PHÁP `1`: Dùng số `1` làm trung gian

Nếu `a/b >1` và `c/d <1` thì `a/b > c/d`

Ta sử dụng phương pháp trên khi nhận thấy một phân số có tử số lớn hơn mẫu số và phân số còn lại có tử số bé hơn mẫu số

Ví dụ `1`: So sánh hai phân số `(2019)/(2018)` và `(2020)/(2021)`.

Vì `(2019)/(2018) >1` ; `(2020)/(2021) <1` nên `(2019)/(2018) > (2020)/(2021)`.

PHƯƠNG PHÁP `2`: Dùng phân số làm trung gian

Thường có `2` cách chọn phân số trung gian:

Cách `1`: Chọn một phân số trung gian có cùng tử với phân số này, cùng mẫu với phân số kia

Ta sử dụng cách trên nếu nhận thấy tử số của phân số thứ nhất bé hơn tử số của phân số thứ hai và mẫu số của phân số thứ nhất lớn hơn mẫu số của phân số thứ 2

Ví dụ `2`: So sánh `(64)/(85)` và `(73)/(81)`.

Để so sánh hai phân số trên, ta sẽ chọn phân số trung gian sao cho phân số này có tử là tử của phân số thứ nhất, có mẫu là mẫu của phân số thứ `2` (hoặc ngược lại)

* Cách 1: Chọn phân số `(64)/(81)` làm trung gian

Vì `(64)/(85) < (64)/(81)` ; `(64)/(81) < (73)/(81)`

`=> (64)/(85) < (73)/(81)`

Vậy `(64)/(85) < (73)/(81)`.

* Cách 2: Chọn phân số `(73)/(85)` làm trung gian

Vì `(64)/(85) < (73)/(85)` ; `(73)/(85) < (73)/(81)`

`=> (64)/(85) < (73)/(81)`

Vậy `(64)/(85) < (73)/(81)`.

Cách `2`: Chọn một phân số trung gian có mối quan hệ với hai phân số đã cho

Ta sử dụng cách trên nếu nhận thấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất bé hơn tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhưng cả hai phân số đều xấp xỉ với một phân số nào đó.

Ví dụ 3: So sánh `(12)/(47)` và `(19)/(77)`.

Ta thấy hai phân số `(12)/(47)` và `(19)/(77)` đều xấp xỉ `1/4` nên ta chọn `1/4` làm trung gian Ta có: `(12)/(47) > (12)/(48) = 1/4`; `(19)/(77) < (19)/(76) = 1/4 => (12)/(47) > (19)/(76)`

Vậy `(12)/(47) > (19)/(76) `.

PHƯƠNG PHÁP `3`: So sánh “phần thừa” hoặc “phần thiếu” của hai phân số

Cách `1`: So sánh “phần thừa”

Nếu `a/b =m+A` ; `c/d = m+B`; mà `A>B` thì `a/b > c/d`

`A` và `B` theo thứ tự gọi là “phần thừa” so với `m` của hai phân số `a/b` và `c/d`

Ví dụ `4`: So sánh `(79)/(76)` và `(86)/(83)`.

Ta có: `(79)/(76) =1 + 3/(76)` ; `(86)/(83) = 1 + 3/(83)`

Vì `3/(76) > 3/(83) => (79)/(76) > (86)/(83)`.

Cách `2`: So sánh “phần thiếu”

Nếu `a/b =m-E` ; `c/d = m-F`; mà `E>F` thì `a/b < c/d`

`E` và `F` theo thứ tự gọi là “phần thiếu” so với `m` của hai phân số `a/b` và `c/d`

Ví dụ `5`: So sánh `(456)/(461)` và `(123)/(128)`.

Ta có: `(456)/(461) =1 - 5/(461)` ; `(123)/(128) = 1- 5/(128)`

Vì `5/(461) < 5/(128) => 1 - 5/(461) > 1- 5/(128) => (456)/(461) > (123)/(128)`

Vậy `(456)/(461) > (123)/(128)`.

PHƯƠNG PHÁP `4`: Viết phân số dưới dạng hỗn số

Trong hai hỗn số dương:

- Hỗn số nào có phần nguyên lớn hơn thì hỗn số đó lớn hơn.

- Nếu hai phần nguyên bằng nhau thì hỗn số nào có phần phân số kèm theo lớn hơn thì hỗn số đó lớn hơn.

Ví dụ `6`: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần: `(498)/(31); (466)/(29); (513)/(34)`.

Ta có: `(498)/(31) = 16 2/31` ; `(466)/(29) = 16 2/29` ; `(513)/(34) = 15 3/34`

Vì `15 3/34 < 16 2/31 < 16 2/29 => (513)/(34) < (498)/(31) < (466)/(29) `

Vậy `(513)/(34) < (498)/(31) < (466)/(29) `.

PHƯƠNG PHÁP `5`: Cộng cùng một số nguyên dương vào tử và mẫu của một phân số

Với `a,b, m in NN^(**)` ta có:

Nếu `a/b < 1` thì `a/b < (a+m)/(b+m)`

Nếu `a/b > 1` thì `a/b > (a+m)/(b+m)`

Ví dụ `7`: Cho các phân số `A= (10^(20) +2)/(10^(21) +2)` ; `B= (10^(19) +1)/(10^(20) +1)` . So sánh `A` và `B`.

Dễ thấy `A= (10^(20) +2)/(10^(21) +2) <1`

`=> A = (10^(20) +2)/(10^(21) +2) < ((10^(20) +2)+8)/((10^(21) +2)+8) = (10^(20) +10)/(10^(21) +10) = (10.(10^(19) +1))/(10.(10^(20) +1)) < (10^(19) +1)/(10^(20) +1)`

Vậy `A < B`.

Một số bài tập tự luyện

Bài `1`. Không thực hiện quy đồng; hãy so sánh các phân số:

`a)` `(77)/(95) ; (76)/(99)` `b)` `(59)/(101) ; (56)/(105)` `c)` `(18)/(91)` ; `(23)/(114)` `d)` `(58)/(89) ; (36)/(53)`

Bài `2`. Không thực hiện quy đồng; hãy so sánh các phân số:

`a)` `(2011)/(2010)` ; `(2012)/(2011)` `b)` `(2020.2021 +1)/(2020.2021)` ; `(2021.2022 +1)/(2021.2022)`

`c)` `(145)/(149) ; (673)/(677)` `d)` `(53)/(57) ; (531)/(571)`

Bài `3`. So sánh `A= (5.(11.13-22.26))/(22.26 -44.52)` và `B= (138^2 -690)/(137^2 -548)`.

Bài `4`.

`a)` Cho các phân số `A= (10^(11) -1)/(10^(12) -1)` và `B=(10^(10) +1)/(10^(11) +1)`. So sánh `A` và `B`.

`b)` Cho các phân số ` C= (100^(2015) +1)/(100^(2014) +1)` và `D=(100^(2016) +1)/(100^(2015) +1)` . So sánh `C` và `D`.

Bài 5.

`a)` Viết các phân số sau theo thứ tự giảm dần: `(155)/9 ; (87)/5 ; (123)/8`.

`b)` Viết các phân số sau theo thứ tự tăng dần: `(659)/(217) ; (1711)/(341) ; (721)/(143) ; (221)/(71)`.