Giấm đỏ mua ở đâu hải châu, quảng châu

Giấm ăn là dung dịch acid acetic [khoảng 4 – 7%], được lên men tự nhiên từ rượu loãng. Ngoài acid acetic, nó còn có vitamin, acid succinic, acid oxalic, đường, cồn và aldehyd… Rượu loãng được chế biến từ táo, nho, dâu, lúa mì, gạo… 

Các loại giấm 

Giấm được phân loại theo nguồn nguyên liệu lên men và màu sắc của giấm. Có những loại sau:

Giấm gạo

Loại này được làm từ rượu gạo [gạo tẻ hay gạo nếp]. Loại này được dùng rộng rãi ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn quốc, Nhật Bản… Giấm gạo có màu trong suốt, vàng nhạt, đỏ hay đen tùy theo loại gạo.

Giấm táo

Đây là loại được làm từ nước táo cho lên men thành rượu, sau đó thành giấm. Chúng thường có màu vàng nhạt; thường thấy ở phương Tây.

Giấm gạo

Giấm nho

Được làm từ rượu vang [rượu nho], loại này có màu vàng nhạt hay đỏ, tùy thuộc vào màu sắc của rượu vang, thường thấy ở khu vực Địa Tung Hải.

Giấm hóa học

Giấm hóa học là loại giấm sản xuất bằng cách pha loãng acid acetic, có tính kháng khuẩn mạnh nên được dùng để làm sạch vật dụng trong gia đình.

Lợi ích 

Theo Đông y, ngũ vị bổ ngũ tạng, chua thì bổ can. Loại thực phẩm này có vị chua nên có tác dụng bổ dưỡng gan. Y học ngày nay đã chứng minh: Những người mắc bệnh gan mãn tính đặc biệt là viêm gan và xơ gan, lượng chất toan giảm, độ chua thấp, không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn từ khoang miệng vào dạ dày, do đó phần trên ruột non có rất nhiều vi khuẩn sinh trưởng, dễ gây nhiễm khuẩn toàn thân, làm cho bệnh gan càng nặng, thậm chí biến chuyển xấu đi. 

Ngoài ra, thực phẩm này còn có thể điều chỉnh độ kiềm toan trong máu, giúp điều hòa lượng amin thừa trong quá trình trao đổi chất của những người bị bệnh gan mạn tính.

Kích thích tiêu hóa

Khi nấu nướng cho thêm một chút gia vị chua này vào sẽ  làm vị chua tăng lên, từ đó kích thích thèm ăn, làm tăng tiết nước bọt và tăng cường tiêu hóa. 

Có thể sử dụng: Gừng tươi 250g, giấm ăn 500ml. Gừng tươi rửa sạch thái nhỏ, ngâm ngập giấm 1 ngày 1 đêm. Mỗi lần lấy 3 lát gừng ngâm, thêm ít đường đỏ, hãm trong nước sôi uống thay trà.

Hỗ trợ sát khuẩn đường ruột

Giấm có tác dụng sát khuẩn, ngăn thối rữa, giết tụ cầu, salmonella, trực khuẩn trong ruột. Uống chúng có thể nâng cao khả năng diệt khuẩn ở đường ruột vào mùa lưu hành bệnh truyền nhiễm đường ruột. Ngoài ra loại gia vị thực phẩm có vị chua này có thể chế ngự được nhiều loại vi khuẩn, giúp phòng bệnh, tăng cường sức khỏe. Liều thường dùng 5 – 30ml.

Làm tăng hấp thụ calci và bảo vệ nguồn vitamin C

Khi nấu thực phẩm từ động vật [như xương sườn, vịt] nên thêm một chút giấm. Vì chúng có thể hòa tan calci chứa trong thực phẩm và chúng ta dễ hấp thụ calxi trong ruột non.

Khi nấu rau thêm chút giấm để giảm bớt thất thoát vitamin C trong rau.

Phòng xơ cứng động mạch

Người tăng huyết áp trước khi ăn, nên uống 1 thìa giấm ăn hòa lẫn đường phèn; hoặc mỗi buổi sáng sớm ăn 10 hạt đậu phộng ngâm cùng loại gia vị này cũng có tác dụng giảm huyết áp và phòng xơ cứng động mạch.

Người tăng huyết áp nên ăn đậu phộng ngâm giấm tác dụng giảm huyết áp và phòng xơ cứng động mạch.

Chữa đau bụng do giun 

Lấy 50ml giấm ăn hòa với 50mml nước ấm, uống từ từ có thể chữa đau bụng do giun chui ống mật.

Giúp giảm béo

Mấy năm gần đây giấm đã trở thành món ăn giảm béo rất thịnh hành ở một số nước Âu Mỹ. Nghiên cứu cho thấy acid acetic làm chậm tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, làm kéo dài cảm giác no dẫn đến giảm nhu cầu và lượng calo tiêu thụ và giúp giảm cân.

Làm sạch môi trường

Giấm trắng có đặc tính kháng khuẩn, nên được dùng như chất khử khuẩn nhà và làm sạch bề mặt cho các vật dụng và thiết bị trong gia đình. 

Trong gian phòng, cứ một mét khối không gian dùng 10ml giấm, thêm gấp đôi lượng nước rồi chưng cho cạn giấm. Trong khi chưng đóng hết các cửa. Mỗi ngày làm 1 lần, làm liền trong 3 ngày có thể ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, viêm màng não, viêm tuyến nước bọt. 

Trong mùa dịch COVID-19, có thể dùng dung dịch acid acetic 5% để làm sạch môi trường chứ không dùng giấm ăn.


TS. Nguyễn Đức Quang

Khi chế biến các món ăn có vị chua, người ta sẽ nghĩ ngay đến nguyên liệu như me, giấm hoặc mẻ. Giấm là loại gia vị quen thuộc được sử dụng phổ biến trong căn bếp của gia đình Việt với nhiều loại khác nhau như: giấm gạo, giấm táo,… Vậy bạn đã từng nghe đến cái tên giấm bỗng chưa? Nếu chưa, hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu xem giấm bỗng là gì nhé!


Giấm bỗng thường được dùng trong chế biến món ăn. Ảnh: Internet

Giấm thường được dùng để chế biến nên nhiều món ăn ngon và hấp dẫn khác nhau như: Salad, ruột non nấu giấm, chân gà, tai heo ngâm giấm,… Là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin, axít amin và axít hữu cơ, giấm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng cường chức năng gan, thận và thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể,…

Giấm Bỗng Là Gì?

Giấm bỗng là loại gia vị phổ biến ở miền Bắc, rất được nhiều người yêu thích bởi vị chua được lên men tự nhiên từ hèm rượu.

Cách làm giấm bỗng như sau: Nấu nếp thành xôi, cho men vào ủ rồi thêm nước và chưng cất thành rượu trắng. Phần xác cơm rượu được gọi là hèm. Người ta dùng hèm nấu đi nấu lại nhiều lần cho ra rượu nước hai, nước ba. Sau đó, lược vắt lại một ít, cất vào chai, để tự nhiên qua một hai ngày, hèm sẽ trở nên chua và được sử dụng, gọi là giấm bỗng. Nếu để nhiều ngày, giấm bỗng sẽ rất chua và không thể sử dụng được.

Do được lên men từ hèm rượu, ít cồn nên rất dễ đánh át mùi tanh của các loại thủy hải sản, gia cầm. Vì vậy, giấm bỗng thường được dùng để sơ chế hoặc kết hợp cùng gà, vịt, thủy hải sản,… Đặc biệt phải kể đến món bún ốc huyền thoại cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn.


Giấm bỗng là nguyên liệu không thể thiếu cho món bún ốc miền Bắc. Ảnh: Internet

Giấm Bỗng Có Phải Là Cơm Mẻ?

Nếu người miền Bắc ưa chuộng giấm bỗng thì ở miền Nam, cơm mẻ được xem là loại gia vị mà nhà nào cũng có.

Cơm mẻ có thành phần gồm con mẻ, nấm men và vi khuẩn lên men acid lactic. Con mẻ là một loại tuyến trùng hữu ích mang tên Nematode, có kích thước rất nhỏ nhưng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thức ăn của con mẻ là nấm men, chúng có hàm lượng protein rất cao, có vai trò hỗ trợ dinh dưỡng.

Cơm mẻ màu trắng đục và có vị chua nhưng hoàn toàn không phải là giấm bỗng. Cơm mẻ được lấy ra khỏi hũ đựng, tán mịn với chút muối ăn, sau đó khuấy với ít nước và lọc qua rây bỏ xác để lấy được thành phẩm dạng nước sánh đặc, trắng đục, chua thơm.


Cơm mẻ rất được ưa chuộng tại miền Nam. Ảnh: Internet

Cơm mẻ được sử dụng trong vô số các món ăn của ẩm thực Việt Nam trải khắp ba miền, đặc biệt là ở miền Nam, như: canh chua, các món om, lẩu, chả nướng,…

Có rất nhiều cách để tạo ra cơm mẻ và nuôi mẻ làm gia vị lâu dài, nếu như biết cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh thật tốt con mẻ. Cách đơn giản nhất là bạn nên xin một ít cơm mẻ cho vào đáy keo, rồi dầm cơm để nguội phủ lên phía trên sau đó đậy nắp lại, nhưng không được đậy chặt kín tuyệt đối. Quan sát, khi thấy cơm có màu trắng đục như sữa và mùi chua dịu nhẹ, tức mẻ đã ngấu, bạn có thể đem ra sử dụng.

Hy vọng với những nội dung được chia sẻ, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích cho quá trình chế biến món ăn cũng như tìm được câu trả lời cho câu hỏi giấm bỗng là gì? Giấm bỗng và cơm mẻ có khác nhau không?

Để có thể cập nhật nhiều thông tin ẩm thực thú vị, hãy theo dõi thường xuyên các bài viết trên website của Hướng Nghiệp Á Âu hoặc tham gia lớp học, bồi dưỡng bí quyết nấu ăn ngon cho mình bằng cách điền thông tin vào form đăng ký bên dưới. Mọi thắc mắc vui lòng gọi về số điện thoại 1800 6148 [miễn phí cước gọi] để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề