Giá trị của hợp đồng kỳ hạn là gì

Nếu các bạn quan tâm đến tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán thì không thể không biết đến chứng khoán phái sinh. Thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới đã hoạt động từ rất lâu, nhưng tại Việt Nam, thị trường này chỉ mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10/08/2017, gần 3 năm tính đến thời điểm hiện tại. Tuy mới nhưng thị trường này lại thu hút rất đông sự quan tâm của nhà đầu tư, tính đến cuối năm 2019, có đến hơn 36 triệu hợp đồng được giao dịch, một con số khá ấn tượng tại một thị trường chứng khoán phái sinh mới mẻ như Việt Nam.

Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại:

  • Hợp đồng kỳ hạn [Forward Contract]
  • Hợp đồng tương lai [Future Contract]
  • Hợp đồng quyền chọn [Option Contract]
  • Hợp đồng hoán đổi [Swap]

Tuy nhiên, hiện nay, sàn giao dịch chứng khoán phái sinh Việt Nam chỉ cung cấp 7 mã sản phẩm hợp đồng tương lai, bao gồm 4 hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 và 3 hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm. Trong thời gian tới, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đang có kế hoạch sẽ tiếp tục mở rộng thêm các sản phẩm khác như hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu hay chỉ số…

Nếu ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về hợp đồng tương lai thì trong bài viết này sẽ là hợp đồng kỳ hạn, từ đó các bạn sẽ dễ dàng so sánh sự khác nhau giữa 2 loại chứng khoán phái sinh này.

Tại Việt Nam, hiện nay chỉ có hợp đồng kỳ hạn ngoại hối là phổ biến nhất nhưng nó chỉ được thực hiện bởi các tổ chức lớn, còn đối với những nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta thì sao? Sẽ có một sân chơi khác dành cho các bạn, hãy theo dõi ở những nội dung sau của bài viết, nhưng trước hết hãy cùng nhau tìm hiểu hợp đồng kỳ hạn là gì và cách thức hoạt động của loại chứng khoán phái sinh này.

Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn [Forward Contract] là sự thỏa thuận giữa 2 bên trong việc mua và bán một tài sản cơ sản tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá đã ấn định trước tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

Với định nghĩa trên thì một hợp đồng kỳ hạn bao gồm những yếu tố sau:

  • Tài sản cơ sở: có thể là tài sản thực như cà phê, gạo, lúa mỳ… hoặc các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ…
  • Thời điểm xác định trong tương lai chính là ngày đáo hạn, là ngày mà 2 bên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ mua hay bán của mình.
  • Thời gian từ ngày ký hợp đồng đến ngày đáo hạn gọi là kỳ hạn hợp đồng.
  • Mức giá ấn định trước chính là giá kỳ hạn, là mức giá mà tài sản cơ sở được trao đổi tại thời điểm đáo hạn cho dù giá cả trên thị trường lúc đó như thế nào đi nữa.

Ví dụ: vào ngày 7/5/2020 ông A ký một hợp đồng kỳ hạn 3 tháng với ông B, mua 10 tấn gạo với mức giá ấn định là 12,000 VND/kg.

  • Người mua là ông A và người bán là ông B.
  • Ngày đáo hạn là ngày 7/8/2020.
  • Giá kỳ hạn là 12,000 VND/kg

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

  • Vào ngày ký kết hợp đồng, 2 bên không thực hiện thanh toán tiền và trao đổi tài sản cơ sở mà hoạt động này sẽ được thực hiện vào ngày đáo hạn.
  • Đến ngày đáo hạn, các bên phải bắt buộc thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận và ký kết bởi 2 bên, không qua trung gian và không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
  • Tài sản cơ sở là bất kỳ loại tài sản nào mà không cần phải được chuẩn hóa về khối lượng, chất lượng hay giá trị… như hợp đồng tương lai.
  • Hợp đồng kỳ hạn không được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung như hợp đồng tương lai và chỉ được giao dịch trên thị trường OTC.
  • Người tham gia hợp đồng kỳ hạn có thể đóng vị thế bằng cách mở một vị thế ngược đối với một hợp đồng kỳ hạn tương tự.
  • Không thực hiện ký quỹ
  • Tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn thấp dẫn đến rủi ro cao hơn.

Ý nghĩa và rủi ro của hợp đồng kỳ hạn

Ý nghĩa cơ bản nhất của hợp đồng kỳ hạn chính là phòng ngừa rủi ro trước sự biến động bất thường của giá cả hàng hóa, tài sản tài chính hay lãi suất.

Doanh nghiệp sử dụng hợp đồng kỳ hạn để cố định một khoản chi phí, thông thường là chi phí nguyên vật liệu để phòng ngừa rủi ro sự leo thang của giá cả.

Đối với các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia hay các nhà đầu tư tài chính, công ty xuất nhập khẩu, những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự biến động của tỷ giá hối đoái thì hợp đồng kỳ hạn chính là công cụ tốt để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Các bên tham gia của hợp đồng kỳ hạn sẽ phải đối mặt với 2 rủi ro chính: rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh toán.

  • Rủi ro thanh khoản: thị trường hợp đồng kỳ hạn không phát triển bằng hợp đồng tương lai, đặc biệt là ở Việt Nam. Vì không được niêm yết trên một sàn giao dịch nào cả mà chỉ là hợp đồng riêng biệt giữa 2 bên nên hợp đồng kỳ hạn không được trao đổi trên thị trường, dẫn đến tính thanh khoản thấp. Trong trường hợp nhận thấy rủi ro cao hay nhu cầu đối với tài sản cơ sở thay đổi thì việc chuyển nhượng hợp đồng hay đóng hợp đồng bằng một vị thế đối lập cũng rất khó khăn.
  • Rủi ro thanh toán: thứ nhất là không có bất kỳ một khoản tiền ký quỹ nào giữa các bên, thứ hai là không có trung gian đứng ra làm nhiệm vụ thanh toán bù trừ và lời lỗ của hợp đồng kỳ hạn sẽ được thanh toán khi hợp đồng đáo hạn, như vậy, rủi ro thanh toán của hợp đồng kỳ hạn cao trong khi hợp đồng tương lai có thể phòng ngừa được loại rủi ro này.

Kết quả của hợp đồng kỳ hạn

Kết quả của hợp đồng kỳ hạn chính là lãi hoặc lỗ của các bên tham gia trong hợp đồng. Nếu bên mua lãi thì bên bán sẽ lỗ và ngược lại.

Gọi S[t] là giá của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn

K là giá kỳ hạn [giá tài sản cơ sở được ấn định trước]

Người mua kỳ vọng giá tài sản cơ sở sẽ tăng lên trong tương lai nên giá trị họ nhận được ở hợp đồng kỳ hạn là S[t] – K.

Ngược lại, người bán hy vọng giá tài sản cơ sở sẽ giảm xuống để họ được bán với mức giá cao hơn, vì thế, giá trị nhận được của người bán là K – S[t].

Nếu S[t]>K, thì người mua có lãi, người bán lỗ. Nếu S[t]

Chủ Đề