Giá cổ phiếu giảm bao nhiêu thì mất tiền outroom năm 2024

Nhu cầu hiện thực hóa lợi nhuận đã dâng cao trong phiên sáng nay, ép chỉ số đỏ liên tục và độ rộng cực hẹp ngay sau khi mở cửa. Hiện bên mua đã thoái lui xuống các mức giá rất sâu trong khi bên bán vẫn đang dò dẫm chọn giá, khiến thanh khoản giảm đáng kể so với phiên trước.

VN-Index kết phiên sáng giảm 9,42 điểm tương đương -0,82%, độ rộng chỉ còn 70 mã tăng/383 mã giảm. Áp lực bán khống chế giá trong toàn bộ phiên giao dịch, độ rộng không có thời điểm nào được cải thiện một cách rõ ràng. Nếu cổ phiếu có hồi giá thì cũng chỉ là thoát đáy trong vùng giảm.

VN30-Index cũng giảm 0,81% với 6 mã tăng/21 mã giảm. May mắn là trong nhóm trụ còn có VCB tăng 0,12%, BID tăng 0,12% và VNM tăng 0,4%. Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất hầu hết là giảm: VHM giảm 1,37%, GAS giảm 1,28%, VIC giảm 1,4%, HPG giảm 2,13%, VPB giảm 1,6%, CTG giảm 1,69%.

Một điểm còn khá tích cực là thanh khoản sáng nay chưa nhiều: Hai sàn mới khớp thành công gần 6.387 tỷ đồng giảm 18% so với sáng hôm qua. HoSE giảm giao dịch 19% với 5.535 tỷ đồng. Thông thường trong nhịp giảm do chốt lời, thanh khoản xuống thấp là tín hiệu tốt vì bên bán chưa có hành động bán tháo bất chấp giá. Dù vậy HoSE cũng đang có tới 179 cổ phiếu sụt giảm trên 1% so với tham chiếu, đây là tỷ lệ lớn. Điều này nghĩa là cùng với áp lực bán chưa mạnh, bên mua hầu như cũng dừng lại không đỡ giá cao.

Giá cổ phiếu giảm bao nhiêu thì mất tiền outroom năm 2024
Diễn biến chỉ số VN-Index sáng nay.

Thống kê cho thấy trên HoSE sáng nay có tới 62% số cổ phiếu phát sinh giao dịch vẫn chứng kiến biên độ trượt giảm hơn 1%, trong đó gần 100 cổ phiếu trượt giảm hơn 2% chỉ trong buổi sáng. Nhiều mã trong nhóm này xuất hiện thanh khoản vượt trội so với mặt bằng chung, thể hiện áp lực bán là rất khác nhau ở từng mã, dù tổng thể thanh khoản thị trường là thấp. Ví dụ HPG giảm 2,13% thanh khoản tới 227,4 tỷ, VND giảm 2,49% thanh khoản 224,6 tỷ, VIX giảm 3,77% với 184,6 tỷ, DIG giảm 3,36% với 101,4 tỷ…

Sàn HoSE đang có 12 cổ phiếu thanh khoản trên 100 tỷ đồng thì duy nhất 2 mã tăng là MWG tăng 1,03% và KBC tăng 0,93%. Phân bổ thanh khoản cho thất tới 34% tổng giá trị khớp lệnh của sàn HoSE tập trung ở các cổ phiếu có giá sụt giảm quá 2% giá trị. Khoảng 27,5% thanh khoản tập trung trong nhóm giảm với biên độ 1% tới 2%. Nếu nhìn từ góc độ này thì ngay cả trong bối cảnh thanh khoản chung khá thấp thì từng nhóm cổ phiếu cũng chịu áp lực bán tháo mạnh.

Với 70 cổ phiếu đang đi ngược dòng, chỉ có 17 mã đạt thanh khoản từ 10 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ rất nhỏ, cho thấy nhóm này cũng chủ yếu là các mã ít giao dịch. Vài cổ phiếu nổi bật có thể điểm tới là PVP tăng 3,4% thanh khoản 19,4 tỷ, OGC tăng 2,34% với 18 tỷ, GIL tăng 1,52% với 30,3 tỷ, MWG tăng 1,03% với 275,7 tỷ.

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang bán ròng ngay cả khi lực cầu rất đuối. Khoảng 175,2 tỷ đồng bị rút ròng khỏi HoSE. Tuy vậy mức rút vốn này tập trung chủ đạo vào số ít mã là HPG -73,6 tỷ, MWG -69,3 tỷ, VPB -21,5 tỷ. Phía mua ròng có DGC +17,2 tỷ là lớn nhất.

Hoạt động chốt lời ngắn hạn không phải đến sáng nay mới xuất hiện mà đã có từ hôm qua, khi thanh khoản cải thiện nhưng đà tăng giá bị kiềm chế và thị trường dao động hẹp. Sáng nay chỉ là hiệu ứng của việc giảm mua trong khi lượng bán hạ giá tăng lên. Thanh khoản phiên chiều có thể sẽ nhiều hơn khi có thêm lượng hàng mới về tài khoản và “lấp lửng” về biên độ lợi nhuận.

Trước đây Ủy ban Chứng khoán nhà nước từng phát đi cảnh báo về lỗ hổng bảo mật của công ty chứng khoán. Theo đó, có một số đối tượng tìm cách truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin của công ty chứng khoán thông qua các lỗ hổng bảo mật.

Mặc dù khối ngoại đã giảm bán ròng so với phiên trước nhưng dòng tiền của nhà đầu tư trong nước vẫn dè dặt khiến thanh khoản thị trường tiếp tục giảm.

Giá cổ phiếu giảm bao nhiêu thì mất tiền outroom năm 2024
Thị trường chứng khoán 14-12 chìm trong sắc đỏ

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên giao dịch 14-12 quay đầu giảm điểm do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư lên cao độ nên dòng tiền vẫn đứng ngoài thị trường.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán là “hoa tiêu” thị trường cũng không còn giữ được sắc xanh khi chốt phiên mà đã quay đầu giảm điểm: VDS giảm 1,22%; VCI, VND, VIX, HCM, VFS… đều giảm gần 1%.

Nhóm bất động sản, xây dựng tiếp tục giảm sâu: NVL giảm 4,12%, DIG giảm 2,71%, VCG giảm 2,44%, HDC giảm 2,3%, CII giảm 2,03%, KDH giảm 1,76%. Bộ 3 nhà Vingroup, có VHM giảm 1,1%, VRE và VIC giảm gần 1%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng giảm của thị trường. Tuy nhiên, một số cổ phiếu ngân hàng vốn hóa lớn như VCB, TCB, ACB, HDB còn giữ được sắc xanh giúp VN-Index không giảm sâu. Còn lại EIB, STB, SHB, TPB, LPB, VIB, VPB… đồng loạt giảm.

Nhóm sản xuất cũng có nhiều cổ phiếu giảm trên 1% như DCM giảm 1,85%, MSN giảm 1,22%, HPG giảm 1,1%, GEX giảm 1,54%, SAB giảm 1,56%...

Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,07 điểm (0,37%) còn 1.110,13 điểm với 384 mã giảm, 138 mã tăng và 85 mã đứng giá. Chốt phiên tại sàn Hà Nội, HNX-Index cũng giảm 1,19 điểm (0,52%) còn 227,23 điểm với 113 mã giảm, 50 mã tăng và 63 mã đứng giá.