Genk lý giải nguyên nhân người giàu

Mười người giàu nhất thế giới đã chứng kiến khối tài sản của mình tăng gấp đôi, lên đến 1.500 tỷ USD kể từ thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát. Sự gia tăng giá cổ phiếu và bất động sản đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, theo Guardian.

Tài sản của tỷ phú Elon Musk đã tăng 10 lần, đạt 294 tỷ USD trong 20 tháng đầu của đại dịch, giúp ông vượt qua Jeff Bezos - nhà sáng lập của Amazon - trở thành người giàu nhất thế giới.

Trong giai đoạn cổ phiếu công nghệ tăng vọt ở Phố Wall, tài sản ròng của Bezos tăng 67% lên 203 tỷ USD, tài sản của Mark Zuckerberg tăng gấp đôi lên 118 tỷ USD, trong khi tài sản của người sáng lập Microsoft, Bill Gates, tăng 31% lên 137 tỷ USD.

Genk lý giải nguyên nhân người giàu

Tài sản ròng của 10 tỷ phú giàu nhất thế giới tăng gấp đôi trong đại dịch. (Ảnh: Guardian)

Báo cáo của Oxfam chỉ ra đại dịch đã khiến khoảng cách giàu nghèo tiếp tục tăng. Thu nhập của 99% dân số thế giới giảm từ tháng 3/2020 đến tháng 10/2021, trong khi tài sản của 10 vị tỷ phú tăng 1,3 tỷ USD mỗi ngày. 10 tỷ phú này sẽ mất 414 năm để tiêu hết tài sản của họ với tốc độ một triệu đô la mỗi ngày.

"Sự bùng nổ của tài sản các tỷ phú trong bối cảnh tình trạng nghèo đói ngày càng tăng phản ánh những lỗ hổng cơ bản trong nền kinh tế của chúng ta", ông Danny Sriskandarajah, giám đốc điều hành của Oxfam GB cho biết.

Giá cổ phiếu giảm mạnh ở những tuần đầu của đại dịch, nhưng đã tăng mạnh khi các ngân hàng trung ương và bộ tài chính trên thế giới tung ra những gói kích thích kinh tế.

Lãi suất thấp kỷ lục và nguồn tiền tăng thông qua việc mua trái phiếu đã đẩy thị trường chứng khoán tăng vọt, đặc biệt ở các công ty công nghệ như Amazon, Google, Apple và Facebook, khi nhu cầu mua sắm và làm việc tại nhà gia tăng.

Oxfam cũng cho biết, do giá cả thực tế trong đại dịch đã tăng lên nên họ điều chỉnh theo lạm phát bằng cách sử dụng chỉ số CPI của Mỹ.

Genk lý giải nguyên nhân người giàu

Báo cáo của Oxfam cũng dựa trên số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết tình trạng không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nạn đói, bạo lực giới và biến đổi khí hậu đã khiến cho cứ 4 giây lại có một người chết.

Theo tổ chức này, 160 triệu người đang sống dưới mức 5,5 USD/ngày - mức nếu không có tác động của đại dịch. WB sử dụng mức 5,5 USD/ngày làm thước đo tỷ lệ nghèo đói ở các nước có mức thu nhập dưới mức trung bình.

Đại dịch đang buộc các nước đang phát triển cắt giảm chi tiêu xã hội khi các khoản nợ quốc gia tăng lên. Vấn đề bình đẳng giới cũng đang được đặt ra với 13 triệu phụ nữ đi làm hiện nay ít hơn so với năm 2019 và hơn 20 triệu trẻ em gái có nguy cơ không bao giờ được đến trường.

Ông Sriskandarajah cho rằng, ngay cả thời kỳ khủng hoảng toàn cầu, các hệ thống kinh tế không công bằng vẫn mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho giới giàu nhất nhưng lại không bảo vệ được những người nghèo nhất.

Đầu tháng này, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cũng đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc gia tăng bất bình đẳng toàn cầu và cho rằng tác động của lạm phát và các biện pháp giải quyết có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn cho các nước nghèo hơn.

Tham khảo: The Guardian

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: ‘Việc nào không thể làm tốt nhất được thì phải chịu thua và chấp nhận bỏ thôi!’

Trong một khoảnh khắc tại phiên giao dịch ngày hôm nay, Musk đã tụt xuống vị trí thứ hai trong danh sách Tỷ phú thời gian thực (Real-Time Billionaires) của Forbes, nhường vị trí đứng đầu cho Bernard Arnault, CEO thương hiệu xa xỉ Pháp LVMH.

Tuy nhiên, chỉ khoảng 2 giờ sau đó, vị trí này nhanh chóng được Elon Musk giành lại. Khối tài sản của 2 vị tỷ phú chỉ hơn kém nhau 200 triệu USD nên thay nhau chiếm ngôi giàu nhất hành tinh là chuyện bình thường, Forbes nhận định. Theo Forbes hiện tài sản của Musk là 184,9 tỷ USD, cao hơn một chút so với tài sản của Arnault là 184,7 tỷ USD.

“Tài sản của hai người đàn ông gần như ngang nhau, chỉ cách 200 triệu USD. Vì vậy sẽ không có gì ngạc nhiên nếu họ thay phiên đứng đầu bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới của Forbes,”, đại diện Forbes cho biết.

Theo CNN, vị trí tài sản của Arnault phần lớn do cổ phiếu LVMH hầu như không thay đổi trong năm nay, trong khi Musk lại trải qua “đợt sụt giảm nghiêm trọng trong giá cổ phiếu Tesla”: lao dốc gần 56% sau gần 12 tháng. Đà giảm này được cho là lớn hơn nhiều so với mức giảm 29% của Chỉ số Nasdaq 100 thiên về công nghệ. Trước đó, tài sản của Musk chạm đỉnh vào tháng 11/2021, đạt 320 tỷ USD.

Genk lý giải nguyên nhân người giàu

Trong một khoảnh khắc tại phiên giao dịch ngày hôm nay, Musk đã tụt xuống vị trí thứ hai trong danh sách Tỷ phú thời gian thực (Real-Time Billionaires) của Forbes

Mới đây, Musk bán khoảng 4 tỷ USD cổ phiếu Tesla để phục vụ thương vụ mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD. Hồi đầu năm, Musk cũng đã bán khối lượng cổ phiếu Tesla trị giá tổng cộng 15,4 tỷ USD sau khi thỏa thuận mua Twitter được công bố. Theo Bloomberg, sự phụ thuộc của Tesla vào Musk được xem là một trong những yếu tố rủi ro đối với hãng, nhấn mạnh rằng “dù Musk dành thời gian đáng kể cho Tesla và rất tích cực trong công việc quản lý, song lại không thực sự quan tâm hãng xe điện này”.

Hiện nền tảng mạng xã hội đang gặp phải một số vấn đề, bao gồm những thay đổi trong bộ máy nhân sự, doanh thu sụt giảm, trong khi các nhà quảng cáo thận trọng không tin tưởng tầm nhìn của Musk.

Theo Forbes, việc ước tính sự giàu có của Musk nói chung là một nhiệm vụ khó khăn, bởi phần lớn tài sản gắn liền với các công ty tư nhân, bao gồm công ty tên lửa SpaceX, công ty đào hầm The Boring Company và Neuralink - startup công nghệ muốn đưa chip máy tính vào não người.

Bất chấp thua lỗ, Musk vẫn vượt xa tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani - người đang sở hữu khối tài sản trị giá 134,8 tỷ USD và nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos với khoảng 111,3 tỷ USD.

Genk lý giải nguyên nhân người giàu

Neuralink - startup công nghệ của Musk muốn đưa chip máy tính vào não người.

Tại Bloomberg Billionaires Index, Musk vẫn giữ vững vị trí người giàu nhất thế giới với khối tài sản ròng trị giá 179 tỷ USD. Arnault đứng ở vị trí thứ hai với 165 tỷ USD. Danh sách này cập nhật hàng ngày sau khi thị trường đóng cửa.

Ước tính chỉ sau 1 năm, tài sản Elon Musk mất tổng cộng 100,5 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ ai trong giới tỷ phú, sau khi đạt đỉnh hơn 300 tỷ USD hồi năm 2021. Nguyên nhân phần lớn là do Tesla, công ty đóng góp phần lớn vào tài sản của Elon Musk, đang phải vật lộn với các lệnh hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 tại Trung Quốc - thị trường lớn nhất của hãng bên ngoài nước Mỹ. Công ty có trụ sở tại Austin, Texas mới đây còn thông báo thu hồi hơn 300.000 mẫu xe do lỗi đèn hậu, đồng thời đối mặt với những khó khăn trong chuỗi cung ứng và chi phí nguyên vật liệu tăng cao.

Mới đây nhất, vụ việc xe Tesla đâm chết người trên sắp được đưa ra xét xử tại Hàn Quốc cũng một lần nữa dấy lên câu hỏi lớn về tính an toàn của Tesla trong bối cảnh hãng này đang đối mặt với một loạt vụ kiện và bị các cơ quan quản lý siết chặt giám sát.

Theo: CNN

Làm thế nào Elon Musk có thể làm hòa với Apple mà vẫn không phải trả tiền hoa hồng 30% trên App Store?