Đọng vốn là gì

17/02/2021 0 Quản trị

Nguồn vốn là một trong những yếu tố khiến cho các doanh nghiệp cần phải chú trọng rất nhiều. Vậy nguồn vốn là gì? Có bao nhiêu loại nguồn vốn và các phương thức huy động nguồn vốn trong doanh nghiệp ra sao? Để có câu trả lời chi tiết hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp theo dõi bài viết sau đây.

1. Khái niệm nguồn vốn là gì?

Nguồn vốn là việc tập trung và phân phối vốn cho một hoạt động nào đó để đáp ứng các nhu cầu chung của nhà nước và xã hội. Có thể hiểu đơn giản nguồn vốn chính là nơi mà người ta có thể khai thác một số lượng vốn nào đó để phục vụ cho nhu cầu của những hoạt động kinh tế xã hội.

Nguồn vốn của doanh nghiệp là gì? Là các mối quan hệ tài chính mà thông qua đây đơn vị có thể khai thác hoặc huy động về một khoản tiền nhất định giúp đầu tư tài sản cho các đơn vị. Thông qua nguồn vốn sẽ giúp đơn vị biết được tài sản từ đâu mà có và từ đó giúp đơn vị có trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với nguồn tài sản đó.

2. Phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp

Nắm được về khái niệm nguồn vốn là gì cũng sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu được cách phân loại nguồn vốn. Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sẽ được hình thành qua 2 loại nguồn vốn. Cụ thể là:

2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số tiền, tài sản được các nhà đầu tư và sáng lập viên đóng góp và được hình thành dựa trên các kết quả hoạt động. Nguồn vốn chủ sở hữu không được xem là một khoản nợ. Vì vậy doanh nghiệp sẽ không có trách nhiệm thanh toán. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được hình thành khác nhau và bao gồm 3 loại cơ bản:

  • Vốn góp: Đây là số tiền mà các chủ sở hữu đã đóng góp ngay từ ban đầu khi thành lập nên đơn vị kế toán hoặc nó có thể được bổ sung vào quá trình hoạch động.
  • Lợi nhuận chưa phân phối: Được xem là kết quả hoạt động trong đơn vị kế toán và nó chưa phân phối đã được sử dụng cho hoạt động của đơn vị đó.
  • Vốn chủ sở hữu khác: Bao gồm các nguồn vốn và những nguồn quỹ chuyên dùng trong đơn vị kế toán. Nó được thành dựa trên việc phân phối về mức lợi nhuận.

2.2. Nợ phải trả

Đó là số vốn vay và vốn chiếm dụng trong một tổ chức hay cá nhân mà doanh nghiệp cần phải thực hiện thanh toán. Người ta còn gọi nợ phải trả là hạch toán vốn điều lệ. Có 2 loại nợ phải trả là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

  • Nợ ngắn hạn: Đây là khoản nợ với thời hạn thanh toán ngắn, thường là dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Nợ ngắn hạn bao gồm như vay ngắn hạn, tiền đặt trước của người mua ngắn hạn, các khoản phải trả ngân sách nhà nước, trả cho nhân viên…
  • Nợ dài hạn: Khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm hay trên 1 chu kỳ kinh doanh.

3. Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp sẽ có các hình thức huy động vốn khác nhau. Một số phương thức huy động vốn mà doanh nghiệp có thể tham khảo như:

3.1. Vốn góp ban đầu

Khi thành lập một doanh nghiệp, chủ đầu tư đều phải đầu tư vào một số vốn nhất định. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thì vốn góp ban đầu sẽ là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. Trong các công ty tư nhân vốn góp ban đầu là mức tối thiểu cần phải có theo như quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Trong công ty cổ phần, nguồn vốn sẽ do các cổ đông đóng góp và đây là yếu tố hình thành lên công ty.

Vốn góp ban đầu có ưu điểm là doanh nghiệp được chủ động trong việc sử dụng vốn và không bị phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên nhược điểm đó là vốn góp không lớn, những doanh nghiệp nguồn vốn tự có chỉ chiếm khoảng 20 – 30% tổng số vốn của doanh nghiệp.

3.2. Huy động vốn từ lợi nhuận không chia

Lợi nhuận không chia chính là một phần có trong lợi nhuận của doanh nghiệp và nó sẽ được tích lũy lại nhằm tái đầu tư.

Khi công ty đã để lại một phần lợi nhuận trong năm phục vụ tái đầu tư cũng đồng nghĩa với việc không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần và các cổ đông không được cổ tức. Tuy nhiên họ sẽ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên trong công ty. 

Giá trị được ghi trong sổ cổ phiếu sẽ được tăng lên và việc tự tài trợ thông qua nguồn vốn nội bộ cũng tăng, giúp cho các cổ đông giữ được cổ phiếu lâu dài nhưng lại dễ làm giảm về tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời gian ngắn hạn bởi cổ đông chỉ nhận về một phần cổ tức nhỏ.

3.3. Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu

Phát hành cổ phiếu là việc làm quan trọng trong việc huy động vốn dài hạn đối với một công ty nhờ vào những mối liên hệ trên thị trường chứng khoán.

Ưu điểm của hình thức huy động vốn

Giúp cho doanh nghiệp có được lượng vốn lớn nhằm mở rộng và phát triển quy mô kinh doanh, thích hợp cho các dự án lớn. Doanh nghiệp sẽ không phải trả lại số tiền gốc và không cần trả cho cổ tức trong trường hợp làm ăn không có lãi. Nhờ đó mở rộng quy mô và tăng sức cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.

Đối với nhà nước, phát hành cổ phiếu giúp tăng thu ngân sách nhà nước và tạo động lực làm thị trường chứng khoán phát triển hơn. Từ đó thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả của quá trình cổ phần trong doanh nghiệp nhà nước nói riêng và thực hiện những mục tiêu trong khi sắp xếp lại và nâng cao về hiệu quả của khu vực.

Nhược điểm

Việc phát hành cổ phiếu có thể làm giảm khả năng kiểm soát đối với các chủ sở hữu hiện tại trong doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp nhỏ cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Ngoài ra việc phát hành cổ phiếu cũng thường sẽ làm giảm về giá của cổ phiếu và gây ra ảnh hưởng đối với các nhà đầu tư.

3.4. Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn giữ vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Theo thống kê của hiệp hội ngân hàng Việt Nam, có 40% tổng nhu cầu của các doanh nghiệp được tài trợ thông qua tín dụng ngân hàng và 80% lượng vốn cung ứng đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là thông qua ngân hàng.

Ưu điểm

  • Sử dụng nguồn vốn bằng tín dụng ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp huy động được một khối lượng vốn tương đối lớn và đáp ứng nhu cầu về vốn đối với các mục tiêu khác nhau. Đồng thời giúp làm giảm một phần thuế thu nhập trong doanh nghiệp.
  • Ngoài ra so với việc huy động vốn từ các hình thức khác thì chi phí sử dụng tín dụng ngân hàng được đánh giá là rẻ nhất.

Nhược điểm

  • Để vay được vốn của tín dụng ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có bản báo cáo kế hoạch vốn cụ thể để ngân hàng thực hiện thẩm định. Đồng thời phải có tài sản đảm bảo cho những khoản vay đó.
  • Thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian.

3.5. Huy động vốn bằng tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại còn được gọi là tín dụng người cùng cấp. Hình thức huy động vốn này sẽ được hình thành tự nhiên trong các mối quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hoặc trả góp. Hiện có 3 loại tín dụng thương mại, đó là:

  • Tín dụng thương mại cấp cho các nhà nhập khẩu.
  • Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu.
  • Tín dụng thương mại nhà môi giới cấp cho người nhập và người xuất khẩu.

Ưu điểm

  • Mang tới sự tiện lợi và được sử dụng linh hoạt trong hoạt động kinh doanh.
  • Hỗ trợ mở rộng quan hệ hợp tác trong các doanh nghiệp một cách lâu dài.
  • Chủ động trong việc huy động vốn về thời gian, số lượng cùng với các nhà cung ứng.
  • Huy động nguồn vốn một cách nhanh chóng, dễ dàng.
  • Không phải chịu sự giám sát từ phía các ngân hàng.

Nhược điểm

  • Quy mô tín dụng và các đối tượng vay bị hạn chế.
  • Thời gian vay mượn cũng bị hạn chế bởi nó phụ thuộc vào các chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau.
  • Phụ thuộc vào các mối quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường.
  • Có thể xảy ra một số rủi ro thì phải thay đổi nhà cung ứng.

3.6. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu

Trái phiếu là một loại chứng nhận về nghĩa vụ nợ của người phát hành cần phải trả cho những người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể và trong một thời gian xác định với một lợi tức đã được quy định.

Người phát hành trái phiếu có thể là các doanh nghiệp, tổ chức chính quyền hay chính quyền. Còn người mua trái phiếu có thể là các cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới khái niệm nguồn vốn là gì? Hy vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích để sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập vào website của Khóa Luận Tốt Nghiệp nhé.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Chủ Đề