Anh hùng giải phóng dân tộc là gì

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị anh hùng giải phóng của dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất; vị lãnh tụ thiên tài và là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Không chỉ vậy, Hồ Chí Minh còn là chiến sĩ cách mạng kiên cường là người bạn rất thân thiết của các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng phong phú, cao đẹp. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, và góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1980 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến.  Người sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước - giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX khi bao cuộc khởi nghĩa đấu tranh anh dũng, bất khuất giành độc lập và thống nhất Tổ quốc đều lần lượt thất bại. Phong trào cứu nước của nhân dân Việt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối.

Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu

Đi theo con đường cách mạng của Lê Nin

Đây là quyết định hết sức có ý nghĩa đối với con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và vận mệnh dân tộc. Từ đầu thế kỷ XX, chứng kiến sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và chế độ phong kiến, Người đã suy nghĩ rất nhiều trước những lầm than, cực khổ của nhân dân và thất bại của những bậc tiền bối, các phong trào kháng pháp.

Tấm lòng yêu nước, thương dân thôi thúc Nguyễn Tất Thành tìm cách cứu giúp đồng bào nhưng Người không tán thành những con đường của các bậc tiền bối và các sĩ phu đương thời. Hấp dẫn bởi khẩu hiệu “TỰ DO, BÌNH ĐẲNG, BÁC ÁI” của cách mạng Pháp, Người đã quyết định đến Pháp là nước đô hộ dân tộc mình và các nước phương Tây xem họ làm thế nào để về hướng dẫn đồng bào giành lấy độc lập tự do.

Nhận làm phụ bếp trên một con tàu thủy để đến nước Pháp, sau khi đến nước Pháp, vừa lao động vừa kiếm sống, vừa tìm hiểu tình hình thực tế, Nguyễn Tất Thành còn đến nhiều quốc gia trên thế giới, đến tận nước Mỹ, quê hương của Tuyên ngôn độc lập năm 1776, nơi có tượng Thần Tự do đặt bên bờ biển…và đã phát hiện ra rằng ở đâu cũng có hai hạng người bóc lột và bị bóc lột.

Từ cuối năm 1971, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp và tham gia các hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp vì Người nhận thấy có nhiều mối liên hệ của Đảng với khát vọng giải phóng dân tộc mình. Năm 1919, tại Pháp, với cái tên Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi Bản yêu sách đến hội nghị Véc Xây [hội nghị các cường quốc chiến thắng trong thế chiến thứ nhất] đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng Bản yêu sách của Người đã có tiếng vang lớn trên chính trường quốc tế.

Trong khoảng giữa tháng 6/1920, tham gia sinh hoạt trong Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ánh sáng và con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa trong bản Luận cương của Lênin. Người hoàn toàn tin theo Lênin, lãnh tụ của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại và quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Lênin. Ngày 30/12/1920, tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế Cộng sản do Lênin lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc đã đến Liên Xô, quê hương của Lênin và Cách mạng tháng Mười học tập và hoạt động trong các tổ chức của Quốc tế cộng sản. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu [Trung Quốc] liên hệ với các tổ chức yêu nước Việt Nam và thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, sáng lập báo Thanh niên nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận cách mạng và huấn luyện, đào tạo cán bộ, tuyển chọn những người ưu tú để đưa sang Liên Xô đào tạo. Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị các điều kiện, nhất là mở các lớp huấn luyện cán bộ từ trong nước sang để tiến tới thành lập Đảng.

Đầu năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại diện của Quốc tế cộng sản đã tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc đề ra đã được các đại biểu nhất trí thông qua, trở thành ngọn cờ tập hợp toàn dân, đoàn kết đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự do.

Từ khi ra đời, Đảng lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong quá trình phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, với bản lĩnh của một đảng cách mạng chân chính, dày dạn kinh nghiệm, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng ta luôn xứng đáng là một đảng “Đạo đức và văn minh”; mỗi đảng viên luôn có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gắn bó với nhân dân, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Người khẳng định rằng: “Nước ta là nước dân chủ”, vì vậy: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”. 

Bác đã đi xa, nhưng mỗi cán bộ, đảng viên huyện Việt Yên nói riêng và cán bộ, đảng viên cả nước nói chung sẽ thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cách mạng của Đảng, tự giác kiểm điểm mình “tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, tệ hại”. Tiếp thu, đổi mới và ứng dụng những kết quả, phương pháp làm việc hiệu quả và để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự vừa “hồng” vừa “chuyên” theo mục tiêu xây dựng con người Xã hội chủ nghĩa của Đảng; nguyện trung thành với Đảng và Nhà nước; quyết tâm “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh” để xứng đáng là người dân nước Việt và xứng đáng với những hy sinh của thế hệ cha anh mong muốn cho đất nước được độc lập, dân ta được tự do và sánh vai được với các cường quốc năm châu trên thế giới.

Tên tuổi và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. Người đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là: Tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995

2. Hồ Chí Minh, Với các lực lượng vũ trang, Nxb QĐND, Hà Nội, 1975

Đặng Hoàn - BTGHU

Hình ảnh "Anh hùng giải phóng dân tộc" và "Danh nhân văn hóa" đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.



Trong quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, dân tộc ta đã hình thành và phát triển nền văn hóa dân tộc rực rỡ, mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, ý chí đấu tranh bất khuất, tinh thần nhân ái, khoan dung và ý thức cộng đồng, đại đoàn kết dân tộc để làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội. Chính nền văn hóa ấy cùng những ảnh hưởng tích cực của văn hóa phương Đông đã hun đúc nên nhân cách Hồ Chí Minh và góp phần to lớn vào sự hình thành và phát triển tư tưởng của Người.
Từ giữa thế kỷ 19, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, mặc dầu các phong trào yêu nước, chống Pháp liên tục diễn ra, người trước ngã, người sau vẫn đứng lên, sẵn sàng “Đúc gan sắt để dời non lấp biển, xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”, nhưng tất cả các cuộc nổi dậy ấy đều “trăm thất bại mà không có lấy một thành công”. Nguyên nhân có nhiều, nhưng suy cho cùng, nguyên nhân chủ yếu là chưa có một đường lối đúng.
Chứng kiến những thất bại đau đớn của các vị yêu nước tiền bối, cảnh nhân dân sống lầm than, cực khổ dưới ách thực dân tàn bạo, Người thanh niên ưu tú của dân tộc Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Với hành trang ban đầu là lòng yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, khát vọng độc lập tự do, Người đã chọn con đường không giống với con đường mà các bậc cách mạng đàn anh đã đi.
Suốt nhiều năm xông pha, Người đã có mặt ở nhiều nước, tiếp xúc với nhiều lớp người, thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Khi đến các nước tư bản phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ, Người nhìn thấy cảnh giai cấp công nhân bị áp bức, bóc lột thậm tệ. Khi sang các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ-La tinh, Người lại tận mắt thấy nhiều dân tộc bị thực dân thống trị hết sức hà khắc, dã man. Người thấy rõ ý chí quật cường của các dân tộc bị áp bức, tinh thần đấu tranh kiên cường của giai cấp công nhân, những người lao động cùng khổ ở khắp mọi nơi, kể cả nhân dân lao động ở chính nước Pháp. Nhận ra kẻ thù chung, Người đi đến một kết luận quan trọng: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Từ lòng yêu nước, thương dân, đến sự phân biệt xã hội có “hai giống người”, ở Nguyễn Ái Quốc đã có sự chuyển biến sâu sắc, hình thành ý thức giai cấp rõ rệt khiến Người đến một cách rất tự nhiên, như một tất yếu lịch sử, Chủ nghĩa Mác - Lênin, đỉnh cao của trí tuệ nhân loại. Và được Chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng, Nguyễn Ái Quốc “Vụt lớn lên, ngang tầm của con người làm nên lịch sử”.

Khát vọng dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc đã đưa Người đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành người Việt Nam đầu tiên vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng, sáng lập, tổ chức, rèn luyện và lãnh đạo Ðảng ta. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc nhất tề vùng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Ðáp lời kêu gọi của Người, cả dân tộc ta, triệu người như một đã tiến hành các cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, đánh thắng các thế lực thực dân, đế quốc hung bạo nhất, làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và Ðại thắng Mùa xuân năm 1975, thu giang sơn về một mối, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Ngay từ khi đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, ánh sáng chân lý của thời đại, tấm lòng của Người luôn hướng về nhân dân các dân tộc bị áp bức, chiến đấu không mệt mỏi vì một thế giới hòa bình, các dân tộc được tự do và bình đẳng, con người được sống hạnh phúc. Người đã hết lòng, hết sức xây dựng sự đoàn kết nhất trí giữa các Đảng Cộng sản anh em trên cơ sở Chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng; không ngừng vun đắp quan hệ gắn bó, hữu nghị giữa các dân tộc Đông Dương, các nước láng giềng; cống hiến xuất sắc cả về lý luận và thực tiễn cho phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, kiên cường và vô cùng trong sáng, suốt đời chiến đấu cho công bằng, hòa bình và tiến bộ của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”, Đảng ta lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Ðảng ta đã khởi xướng, lãnh đạo thành công và ngày càng hoàn thiện đường lối đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới trong 25 năm qua, đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Ðất nước ta ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn như Người hằng mong ước. Ðời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá được đẩy mạnh. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Những thành tựu lớn lao đó tạo tiền đề để chúng ta đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển.

Nhìn lại chặng đường lịch sử hơn 80 năm qua, kể từ Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam đến nay, chúng ta càng tự hào vì mỗi chiến công, mỗi thành tựu mà Ðảng ta và nhân dân ta giành được đều bắt nguồn từ công lao trời biển và gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại...

Tư tưởng Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của dân tộc Việt Nam, đã trở thành văn hóa dân tộc. Sự đóng góp của Hồ Chí Minh về văn hóa không chỉ ở phương diện lý luận mà còn thắm đượm trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, tỏa sáng trong mỗi việc làm, từng cử chỉ, từng mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế. Cái cốt lõi trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người đề cao lý tưởng cứu nước, cứu dân “Tổ quốc trên hết”, “Dân tộc trên hết”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Hồ Chí Minh đã coi văn hóa vừa là mục đích, vừa là phương tiện của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người đã là tác giả của hàng trăm bài báo, thơ, tranh đả kích trên các trang báo Người cùng khổ, báo Nhân đạo, … lên tiếng tố cáo tội ác dã man của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân ở các nước thuộc địa, cũng như nhân dân lao động ở chính quốc. Người đã sử dụng ngòi bút để thức tỉnh, kêu gọi những con người đang bị đè nén, bị bóc lột đứng lên đấu tranh giành lấy quyền con người với đúng nghĩa của nó. Hồ Chí Minh đã đưa ánh sáng văn hóa đến với những người cần lao, để họ đến với cách mạng, giúp họ hiểu và thực hiện có hiệu quả việc tự giải phóng bản thân. Trong hội thảo quốc tế, kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội, Tổng Giám đốc UNESCO đã khẳng định: "Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đấu tranh không khoan nhượng, để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này".

Đặc biệt khi đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh hoa của văn hóa nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một nền văn hóa mới - nền văn hóa cách mạng trong lịch sử dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã là người sáng lập ra nhiều tờ báo cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, là người đặt nền móng cho nền giáo dục văn học, thơ ca cách mạng của nước ta. Sáng tạo văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh có mặt ở nhiều thể loại: từ tiểu thuyết tới truyện ngắn, từ thơ tới kịch, từ văn chính luận tới bút ký… Và ở lĩnh vực nào sự sáng tạo đó cũng đạt tới trình độ bậc thầy với tầm nhìn thời đại, vì thế luôn mang tính thời sự và giá trị thực tiễn sâu sắc.
Ở Bác, nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà báo, người chiến sĩ, nhà chính trịkết quyện chặt chẽ trong nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh. Bác Hồ là người mở đường cho báo chí, thơ văn cách mạng Việt Nam. Là một nhà thơ lớn, Bác Hồ đồng thời còn là một nhà văn giàu tính chiến đấu. Người đã đem lại cho văn chương cách mạng nước ta những yếu tố mới mẻ và hiện đại. Chúng ta có thể tìm thấy trong tấm gương sáng tạo của Người những kinh nghiệm, bài học về nội dung và hình thức, tư tưởng và nghệ thuật, phương pháp và phong cách, ngôn ngữ và thể loại của một tài năng lớn. Tất cả những gì Người viết ra đều là sự phản ánh trung thực, hồn nhiên vẻ đẹp cao quý trong đạo đức, trí tuệ và tâm hồn của một nhân cách lỗi lạc, vì vậy, tất cả đều hiện ra chân thực, giản dị, tự nhiên, vốn là những chuẩn mực tiêu biểu cho cái đẹp - cái hoàn thiện của con người.
Có thể nói, hình ảnh "Anh hùng giải phóng dân tộc" và "Danh nhân văn hóa" đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ là trong quá khứ, mà đang sống ở hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai. Người đã để lại không chỉ cho nhân dân Việt Nam, còn để lại cho nhân loại một di sản tư tưởng văn hóa vô giá, có giá trị bền vững, như Nghị quyết khóa họp lần thứ 24 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc [UNESCO] đã nêu rõ: "... Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau...".
Với những cống hiến xuất sắc cho dân tộc và nhân loại tiến bộ, năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO đã công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”.

Hơn 40 năm về trước, khi vĩnh biệt chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta bản Di chúc với muôn vàn tình thương yêu và những lời căn dặn rất đỗi ân tình và sâu sắc. Bốn thập kỷ thực hiện Di chúc của Người, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đáng tự hào và càng thấm thía sâu sắc những điều Người căn dặn chúng ta: "Ðảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Ðảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".
Phát huy những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của dân tộc qua 25 năm đổi mới, trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đang đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tiếp tục thực hiện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Người: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", chúng ta nguyện tận dụng, nắm bắt thời cơ ngay trong khó khăn, thách thức, nhằm tạo nên sự thống nhất trong toàn Ðảng, sự đồng thuận trong toàn dân để phát huy sức mạnh đại đoàn kết, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nguyễn Thanh HoàngTrưởng phòng Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ

Video liên quan

Chủ Đề