Ông phạm bình minh quê ở đâu

Phạm Bình Minh được biết đến nguyên là Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam, hiện nay ông đang giữ chức Phó thủ tướng chính phủ, Ủy viên bộ chính trị, đại biểu quốc hội. Người nổi tiếng cập nhật thông tin tiểu sử Phó thủ tướng Phạm Bình Minh.

I. Tiểu sử ông Phạm Bình Minh

1. Phạm Bình Minh là ai?

Phạm Bình Minh là một chính trị gia, nhà ngoại giao Việt Nam. Ông hiện nay giữ chức vụ Phó thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, là Ủy viên trung ương đảng, đại biểu quốc hội thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên.

Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng bộ ngoại giao giai đoạn năm 2011-2021.

2. Ông Phạm Bình Minh sinh năm bao nhiêu? Bao nhiêu tuổi?

Phạm Bình Minh sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959, tuổi Kỷ Hợi, mệnh Mộc. Ông Phạm Bình Minh giữ chức vụ bộ trưởng bộ ngoại giao năm 52 tuổi. Ông được bầu giữ chức vụ thủ tướng chính phủ năm 54 tuổi.

Năm nay ông Phạm Bình Minh 62 tuổi.

3. Ông Phạm Bình Minh quê ở đâu?

Nhiều người thắc mắc nguyên bộ trưởng Bộ ngoại giao, Phó thủ tướng chính phủ Phạm Bình Minh quê ở đâu?

Ông Phạm Bình Minh quê gốc của ông ở xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

4. Xuất thân, gia đình ông Phạm Bình Minh

Ông Phạm Bình Minh là con trai của ông Nguyễn Cơ Thạch [tên khai sinh là Phạm Văn Cương], đồng chí Nguyễn Cơ Thạch cha của ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Lúc sinh Phạm Bình Minh, ông Nguyễn Cơ Thạch đang giữ chức vụ Tổng lãnh sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Ấn Độ.

Mẹ ông Phạm Bình Minh là bà Phan Thị Phúc hiện nay đang ở Ba Đình, Hà Nội.

Vợ ông Phạm Bình Minh là bà Nguyễn Nguyệt Nga [sinh năm 1962]. Bà Nguyễn Nguyệt Nga là nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao, từng công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hiện bà là Phó Chủ tịch Nhóm Tầm nhìn APEC, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, Chủ tịch danh dự Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội.

Ông Phạm Bình Minh và Nguyễn Nguyệt Nga có với nhau 2 người con trai. Con trai cả là Phạm Bình Anh sinh năm 1987 hiện đang công tác tại Vụ Các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao. Con trai ông kết hôn tháng 4/2016, con dâu ông tên là Trâm Anh cũng làm tại Vụ Các Tổ chức Quốc tế. Con trai thứ Phạm Bình Nam sinh năm 1995 và cũng đã đi làm sau khi học cao học.

II. Tiểu sử sự nghiệp Phạm Bình Minh

1. Giáo dục, học vấn ông Phạm Bình Minh

– Thuở nhỏ, ông Phạm Bình Minh theo học tại trường phổ thông cấp 2, cấp 3 Nguyễn Trãi tại Hà Nội [hệ 10/10].

– Từ năm 1977 đến năm 1981: Ông học đại học tại Học viện Quan hệ Quốc tế.

– Năm 1981: Ông tốt nghiệp trường Đại học Ngoại giao [nay là Học viện Ngoại giao Việt Nam].

2. Tiểu sử sự nghiệp ông Phạm Bình Minh

– Tháng 10/1981 – 9/1982: Sau khi ông tốt nghiệp trường học viện ngoại giao ông về làm cán bộ Vụ Đào tạo, Bộ Ngoại giao.

– Tháng 9/1982 – 01/1986: Ông được bổ nhiệm làm tùy viên, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh.

– Sau khi hoàn thành nhiệm kỳ, cuối năm 1986 ông được triệu hồi về nước và được phân công làm Chuyên viên của Vụ Vấn đề chung của Bộ ngoại giao, Năm 1991, ông được thăng làm Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao. Cùng năm đó, cha ông nghỉ hưu.

– Năm 1994: Tốt nghiệp thạc sĩ Luật và Ngoại giao tại Trường Luật Quốc tế và Ngoại giao Fletcher trực thuộc Đại học Tufts [Fletcher School of Law and Diplomacy, Tufts University, Massachusetts], ông thuộc lớp sinh viên đầu tiên qua Hoa Kỳ học dưới sự tài trợ của học bổng Fulbright.

– 6/1994 – 7/1999: Phó Vụ trưởng, Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao.

– Năm 1999: ông được bổ nhiệm làm Đại sứ, Phó trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc.

– Năm 2001 – 1/2003: Ông được bổ nhiệm làm Công sứ, Phó Đại sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Đảng ủy viên Đảng ủy các cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ.

– Tháng 3/2003 – 9/2006: Ông được triệu hồi về nước và được bổ nhiệm làm Quyền Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế, sau đó ông được chính thức bổ nhiệm làm vụ trưởng.

– Tháng 4/2006: Ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X.

– Tháng 9/2006: Ông được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao cho Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm vừa được phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Là Đảng ủy viên Đảng bộ Bộ Ngoại giao, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao.

– Tháng 8/2007 – 8/2011: Ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Ngoại giao, rồi Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao.

– Tháng 03/2010: Ông được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm kiêm chức Phó Chủ tịch Ủy ban Sông Mê Công Việt Nam.

– Tháng 1/2011: Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI.

Ông Phạm Bình Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, Phó thủ tướng chính phủ:

– Tháng 8/2011, tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, ông đã được phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thay cho ông Phạm Gia Khiêm. Là bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

sự nghiệp phó thủ tướng phạm bình minh

– Tháng 11/2013, ông được Quốc hội Việt Nam khóa 13 phê chuẩn làm Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

– Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

– Tháng 5/2016, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Đơn vị bầu cử tỉnh Thái Nguyên.

– Tháng 7/2016, Quốc hội Việt Nam khóa 14 đã tiến hành phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc bổ nhiệm ông Phạm Bình Minh làm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.

– Tháng 01/2021, Ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, Ủy viên bộ chính trị trung ương đảng.

– Ngày 07/4/2021: Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016 – 2021 của ông.

3. Khen thưởng ông Phạm Bình Minh

– Huy chương Vì sự nghiệp Ngoại giao năm 2003.

– Huân chương Lao động hạng Ba năm 2009.

– Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2010.

– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 2011 do có thành tích xuất sắc trong nhiệm kỳ Việt Nam đảm nhiệm cương vị ủy ban không thường trực hồi đồng bảo an liên hiệp quốc.

– Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2015.

– Huân chương Quang Hoa của Chính phủ Hàn Quốc.

III. Những dấu ấn nổi bật của ông Phạm Bình Minh

Theo chia sẻ của ông Phạm Bình Minh thì cha ông là Nguyễn Cơ Thạch đã từng rất tâm huyết, mong muốn rằng: “Bố rất tâm huyết với công tác ngoại giao và thực lòng mong muốn trong 4 đứa có một người sẽ kế nghiệp”.

Ông bảo: “Tôi luôn biết ơn bố tôi. Mong muốn của ông đã thôi thúc tôi phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để làm một công việc đầy ý nghĩa”.

Ông cũng đã bỏ vô vàn tâm huyết để thực hiện việc tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại TP. Đà Nẵng, với sự kiên định với mục tiêu đề ra, đồng thời khéo léo, linh hoạt xử lý các khác biệt, qua đó đạt đồng thuận chung, cuối cùng Phó Thủ tướng, bộ trưởng bộ ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã đạt được thành quả mỹ mãn là Tuần lễ APEC vô cùng thành công ngoài mong đợi, với tràn ngập lời khen đến từ bạn bè quốc tế, đưa hình ảnh Việt Nam lên một tầm cao mới trong mắt bạn bè thế giới.

Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018 cũng được tổ chức thành công tốt đẹp nhờ vào tầm huyết của ông.

Dặc biệt năm 2019 cũng đánh dấu sự thành công của ngành ngoại giao khi Việt Nam đã trúng cử vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Khẳng định chủ quyền Biển Đông của Việt Nam với quốc tế tại Liên Hiệp Quốc, diễn dàn các bọ trưởng ngoại giao ASEAN. Bày tỏ quan điểm mạnh mẽ, dứt khoát trên phương châm hòa bình, cùng nhau hợp tác và phát triển.

Trong quá trình công tác trong ngành ngoại giao ông đã để lại nhiều dấu ấn to lớn trong công tác đối ngoại của Việt Nam với quốc tế, góp phần vào bảo vệ xã hội chủ nghĩa và tổ quốc Việt Nam.

Với nhưng thông tin tiểu sử ông Phạm Bình Minh do người nổi tiếng 24h biên tập cập nhật, hy vọng cung cấp đầy đủ thông tin kiến thức cho bạn đọc. Xem thêm các chính trị gia Việt Nam và thế giới tại đây: Chính trị gia.

Xem thêm: 
Tiểu sử đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng bộ công an, con trai anh hùng LLVTND Đại tá Tô Quyền
Tiểu sử ông Vương Đình Huệ – Từ nhà giáo trở thành chủ tịch quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng – Người thứ 3 quyền lực cả về Đảng và nhà nước sau chủ tịch Hồ Chí Minh và Trường Chinh

Video liên quan

Chủ Đề