Đồng Văn có bao nhiêu dân tộc?

Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, huyện tập trung chuyển diện tích đất bạc màu, thiếu nước sang trồng cỏ gắn với chăn nuôi gia súc; đẩy mạnh cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh thân tạo; vận động người dân vay vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi hàng hóa, xây dựng các gia trại... Từ năm 2015 đến nay, toàn huyện thụ tinh nhân tạo cho trên 2.000 con bò, đạt trên 150% kế hoạch và trở thành địa phương dẫn đầu của tỉnh trong thụ tinh nhân tạo đàn bò; có hàng nghìn hộ được vay vốn ưu đãi với tổng số tiền trên 100 tỷ đồng phát triển chăn nuôi, xây dựng gia trại chăn nuôi.

Từ những chính sách phù hợp, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, đi đầu trong việc phát triển kinh tế, như gia đình ông Dinh Mí Chứ, thôn Sà Lủng, xã Lũng Táo làm giàu từ nuôi bò vỗ béo; hộ ông Vàng Pà Say, thôn Sà Phìn B, xã Sà Phìn nuôi lợn nái sinh sản; ông Vàng Mí Lình, thôn Sáng Ngài, xã Sủng Là và ông Vàng Mí Sính, thôn Xín Mần Kha, xã Lũng Cú với mô hình trồng lê cho thu hoạch trên 100 triệu đồng/năm… Hiện nay, đời sống đồng bào dân tộc Mông được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình trên 6%/năm, có 30/225 thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 215/225 thôn có điện lưới Quốc gia, nâng tỷ lệ hộ dân trong vùng đồng bào dân tộc Mông có điện chiếm trên 93%.

Người dân xã Phố Cáo trồng lê theo quy mô hàng hóa.

Thực hiện Đề án 09 của Tỉnh  ủy về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mông, huyện Đồng Văn đẩy mạnh việc khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, như: Nghề dệt lanh thổ cẩm xã Lũng Cú, Sà Phìn; chạm khắc bạc, xã Sủng Là; chế tác khèn Mông, xã Hố Quáng Phìn; rèn, đúc lưỡi cày, đan quẩy tấu, may mặc xã Sính Lủng, Sảng Tủng, Tả Lủng, Phố Cáo. Việc đầu tư phát triển làng nghề truyền thống không chỉ giúp bảo tồn văn hóa mà còn là “cú hích”, động lực giúp đồng bào Mông có việc làm ổn định, tăng thu nhập.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đồng Văn Ly Mí Vàng cho biết: Đồng bào dân tộc Mông luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm thông qua việc triển khai nhiều chương trình, dự án, góp phần làm thay đổi toàn diện đời sống của người dân. Tuy nhiên, trong vùng đồng bào Mông tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn ở mức cao; một bộ phận người dân còn tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; nhu cầu đầu tư, hỗ trợ của người dân rất lớn, trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế… đây là những vấn đề lớn mà Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền tỉnh, huyện cần sớm có giải pháp khắc phục.

Đến Đồng Văn, du khách sẽ bị chinh phục bởi vẻ đẹp của những dãy núi đá vôi trùng điệp, trải nghiệm qua những khúc cua tay áo hay dừng chân tại cột cờ Lũng Cú để cảm nhận sự thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc...

Bình yên phố cổ Đồng Văn.

Bình yên phố cổ dưới chân núi

Đồng Văn có một khu chợ cổ của đồng bào các dân tộc vùng giáp biên, nay là khu phố cổ Đồng Văn. Nơi đây hiện còn khoảng 40 ngôi nhà trình tường có niên đại khoảng 100 năm, mang lối kiến trúc bản địa đặc trưng với tường đất, cột gỗ, mái lợp ngói âm dương, hàng rào đá..., thể hiện bản sắc riêng có của người Tày, Hoa, Mông ở Khu phố cổ Đồng Văn.

Vào năm 1925 - 1928, người ta đã xây dựng tại đây một khu chợ gồm 3 dãy nhà được xếp thành hình chữ U nằm nép dưới chân dãy núi đá. Chủ nhật hằng tuần, bà con các dân tộc quanh vùng lại tới chợ phiên để trao đổi, mua bán hàng hóa, nông sản hay gặp gỡ, cùng nhau thưởng thức rượu ngô, mèn mén và bánh thắng dền độc đáo. 

Vào những ngày không có chợ phiên, không khí nơi đây bớt đi sự nhộn nhịp, đông đúc. Bù lại, du khách có thể thả mình vào không gian yên bình, ngắm những dải mây bảng lảng vắt ngang triền núi hay những mái nhà chìm trong sương sớm huyền ảo.

Du khách có thể tản bộ, đi sâu vào bên trong, thăm những ngôi nhà cổ được ngăn cách bằng hàng rào đá xếp tay và chuyện trò với người dân, hay trèo lên 100 bậc đá thăm đền Nữ tướng nằm dưới bóng cây đa cổ thụ. Khi trở ra, du khách đừng quên thưởng thức ly cà phê thơm phức trong ngôi nhà cổ hoặc đĩa bánh cuốn trứng nóng hổi mang hương vị đặc trưng của vùng cao nguyên đá.

Đặc biệt, người dân nơi đây vẫn giữ phong tục treo đèn lồng đỏ trước nhà vào các tối từ 14 - 16 âm lịch hằng tháng như chào đón sự may mắn và tỏ lòng hiếu khách. Dưới ánh đèn lung linh, khu phố cổ càng toát lên vẻ cổ kính, mộng mị. Từ sân chợ trung tâm, các cô gái người Mông say sưa múa trong tiếng khèn gọi bạn da diết của các chàng trai.

Thu hút khách bằng sản phẩm cạnh tranh

Đến Đồng Văn, du khách không thể bỏ qua các điểm di sản như đồn Cao, bãi đá Mặt trăng, dinh thự họ Vương, cây thiêng Thài Phìn Tủng, dốc Thẩm Mã hay các Làng văn hóa du lịch Lô Lô Chải, Lũng Cẩm Trên. Điểm cuối cùng là cột cờ quốc gia Lũng Cú - nơi bất cứ người Việt Nam nào cũng muốn đặt chân tới một lần trong đời để cảm nhận được sự thiêng liêng nơi biên cương của Tổ quốc, được đứng dưới lá quốc kỳ tung bay trên nền trời cao, đặt tay lên trái tim mình và cất lời hát Quốc ca đầy tự hào, xúc động... 

Đồng Văn là mảnh đất nghìn năm lịch sử, là nơi tập trung sinh sống của 17 đồng bào dân tộc anh em Mông, Tày, Pu Péo, La Chí, Hoa, Pà Thẻn, Lô Lô... Mỗi dân tộc có phong tục tập quán đặc trưng, làm nên sự đa dạng văn hóa của Hà Giang.

Những năm qua, tỉnh đã thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị di sản văn hóa của các dân tộc để xây dựng tour tuyến kết hợp tham quan các khu, điểm di tích, làng nghề truyền thống, tạo thành nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Nhờ đó, quý I-2023, huyện Đồng Văn đã đón 25.690 đoàn với 194.314 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 2.897 đoàn với 25.857 khách; tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 200 tỷ đồng. Kết quả này phản ánh sự phục hồi khá nhanh của du lịch Đồng Văn sau dịch Covid-19.

Để tiếp tục tăng cường thu hút khách du lịch trong thời gian tới, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn Nguyễn Văn Chinh, huyện định hướng xây dựng nhiều sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao, trong đó đặc biệt chú trọng đến thế mạnh về du lịch cộng đồng gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm [OCOP]; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Khu du lịch sinh thái Đồng Văn gắn với chăm sóc sức khỏe; phát triển các sản phẩm du lịch thể thao, mạo hiểm, du lịch địa chất gồm: Bay dù lượn núi Pố Lổ [thị trấn Đồng Văn]; đi bộ leo núi kết hợp khám phá hang Tia Sáng [xã Má Lé]; tuyến đi bộ trải nghiệm văn hóa và sự đa dạng sinh học từ thị trấn Đồng Văn đi Lùng Lú; khảo sát, xây dựng tuyến đi bộ mới từ thôn Phố Trồ [thị trấn Phố Bảng] đến thôn Sán Sì Tủng [xã Sà Phìn]; phát triển sản phẩm du lịch thương mại biên giới... 

Bên cạnh đó, Đồng Văn cũng chú trọng thu hút các dự án đầu tư về dịch vụ du lịch trên địa bàn thông qua việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp; huy động các nguồn trong nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, các dự án kinh doanh du lịch, đồng thời triển khai ứng dụng công nghệ số vào quản lý du lịch và tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá để ngày càng nhiều du khách biết tới du lịch Đồng Văn.

Hà Giang có những dân tộc gì?

Hà Giang là vùng miền núi nên dân số ít, mật độ dân số thấp, người Mông chiếm đa số, còn lại là các sắc dân gồm Thổ, La Chí, Tày, Dao, Mán, Nùng, Giáy và Lô Lô... Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh; và đều có những sắc thái văn hóa đặc thù.

huyện Đồng Văn có bao nhiêu xã biên giới?

Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang. Độ cao vùng này khoảng 1.000 m so với mặt biển, địa hình hầu như chỉ thấy núi đá. Huyện lỵ cách thị xã Hà Giang 146 km nhưng giao thông rất khó khăn. Huyện có 19 xã thì 9 xã có đường biên giới với Trung Quốc.

Hà Giang có bao nhiêu huyện biên giới?

Các huyện biên giới Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang là những địa bàn nghèo và khó khăn nhất cả nước.

Hà Giang cao bao nhiêu mét?

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao.

Chủ Đề