Ống 2 là phí bao nhiêu?

Hiện nay, ống nhựa được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như dẫn nước, dẫn khí, ống luồn dây điện,... Do đó, việc tính toán đường kính ống giúp bạn lựa chọn loại ống phù hợp cho thi công và tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất. Vậy cách đo phi ống nước nhựa như thế nào là chính xác, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1. Số đo tiêu chuẩn đường kính ống nhựa hiện nay

Trên thế giới mỗi quốc gia sẽ có những tiêu chuẩn chuẩn đường kính ống nhựa khác nhau. Cụ thể tại Việt Nam, ống nước nhựa được đo lường dựa trên các loại tiêu chuẩn như sau:

  • Đường kính hệ inch [gồm tiêu chuẩn: BS 3505, ISO 1452,…], tiêu chuẩn này được sử dụng phổ biến tại khu vực miền Nam và miền Trung. 
  • Đường kính hệ mét [gồm tiêu chuẩn: ISO 4422, ISO 1452,…] được sử dụng nhiều ở miền Bắc.
  • Đường kính hệ mét trong Phụ lục C của TCVN 8491, loại này chỉ sử dụng phổ biến tại miền Bắc.
  • Đường kính hệ JIS được sử dụng cho những sản phẩm có xuất xứ từ Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Singapore,…
Đường kính ống nước nhựa thường được đo lường theo 4 tiêu chuẩn 

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Ống PPR chính hãng | Bảng giá ống nhựa PPR mới nhất

2. Những đơn vị đo ống nhựa phổ biến

Đơn vị dùng để đo lường ống nước bằng nhựa rất đa dạng, tuy nhiên có một số đơn vị được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

2.1 Đơn vị đo minimet [mm]

Minimet [mm] là đơn vị đo độ dài thường gặp trong toán học và trong đời sống. Đối với các loại ống nhựa, minimet được sử dụng để đo đường kính bên trong và bên ngoài của chúng. 

2.2 Đơn vị đo inch

Inch hay còn được biết đến là “in” sử dụng phổ biến để đo chiều dài hoặc khoảng cách và thường được ký hiệu là dấu phẩy kép [”]. Đơn vị này có nguồn gốc từ nước Anh, sau đó được lan truyền rộng rãi trên khắp thế giới, đặc biệt thường được sử dụng nhiều nhất vẫn là Mỹ, Canada và Anh.​

>>>> XEM NGAY: Ống HDPE cấp thoát nước | Bảng giá ống nhựa HDPE mới nhất

3. Cách đo phi ống nước chuẩn công thức

Thông thường để đo lường được chính xác ống nước bạn không thể đơn giản đưa ra một cách ước tính sơ bộ mà bạn cần đo lường cẩn thận sau đó tính toán dựa trên công thức để đưa ra kết quả phù hợp nhất. Từ đó giúp cho việc thiết kế dễ dàng, đơn giản. 

3.1 Kí hiệu về đường kính ống

Đường kính ống bao gồm: đường kính trong và đường kính ngoài. Nếu sản xuất theo tiêu chuẩn khác nhau, đường kính trong thực tế của các ống sẽ khác nhau. Thông thường, công thức tính đường kính ống dựa trên công thức tính đường kính hình tròn. 

Đường ống kính có thể được ký hiệu theo đơn vị đo lường

Đường kính ống thường được ký hiệu như sau:

  • Đường kính ngoài [OD-Outside Diameter] có ký hiệu là  Ø hoặc D.
  • Đường kính trong [ID -Inside Diameter] có ký hiệu là DN hoặc A.
  • Ngoài ra còn có 1 loại đường kính nữa được ký hiệu là NPS [đôi khi được ghi là NS]. Theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ đây là kích thước ống danh định có đơn vị là Inch, thường được sử dụng cho kích thước chuẩn của ống ở nhiệt độ và áp suất nhất định. Tuy nhiên giá trị của NPS và đường kính thực tế [OD] lại không bằng nhau, nhưng ta có thể nhớ như sau: 
    • NPS và OP luôn khác nhau với những ống có NPS từ ⅛ đến 12 Inch.
    • NPS và OP luôn bằng nhau với những ống có NPS từ 14 Inch trở lên. 

>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Ống uPVC là gì? Đặc điểm, tính năng nổi bật & ứng dụng

3.2 Công thức tính số đo ống nước bằng nhựa

Ống nước nhựa có 2 đường kính trong và đường kính ngoài danh nghĩa. Cách tính số đo của chúng được trình bày cụ thể như sau:

1- Đường kính ngoài danh nghĩa [ hay còn được gọi là phi] của ống được tính toán tương tự như đường kính của một hình tròn thông thường.

2- Đường kính trong danh nghĩa của ống sẽ được tính như sau: 

Đường kính trong [DN/A] = Đường kính ngoài [mm] - 2x Độ dày [mm]

Tính toán đường kính ống nhựa có thể dựa trên công thức chu vi hình tròn

>>>> TÌM HIỂU THÊM:  | Cách quy đổi chuẩn kích thước hiện nay

4. Bảng quy đổi đơn vị đo kích thước ống

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dễ dàng hơn trong việc đo lường ống nước nhựa, người ta đã tạo ra những bảng quy đổi sẵn đường kính danh nghĩa dựa trên kích thước chính xác của độ dày thành ống. Để hiểu rõ hơn bạn hãy tham khảo những bảng dưới đây:

Đối với ống nước ⅛” tới 3½” [từ DN6 – DN90]

Inch

DN [mm]

ĐK ngoài [mm]

Độ dày thành ống [mm]

SCH5

SCH 10

SCH 30

SCH 40

SCH 80

SCH 120

XXS

1/8

6

10,29 

0,889

1,245

1,448

1,727

2,413

---

---

1/4

8

13,72 

1,245

1,651

1,854

2,235

3,032

---

---

3/8

10

17,15

1,245

1,651

1,854

2,311

3,200

---

---

1/2

15

21,34

1,651

2,108

---

2,769

3,734

---

7,468

3/4

20

26,67

1,651

2,108

---

2,870

3,912

---

7,823

1

25

33,40

1,651

2,769

---

3,378

4,547

---

9,093

11/2

32

42,16

1,651

2,769

2,972

3,556

4,851

---

9,703

11/2

40

48,26

1,651

2,769

3,175

3,683

5,080

---

10,160

2

50

60,33

1,651

2,769

3,175

3,912

5,537

6,350

11,074

21/2

65

73,03

2,108

3,048

4,775

5,156

7,010

7,620

14,021

3

80

88,90

2,108

3,048

4,775

5,486

7,620

8,890

15,240

31/2

90

101,60

2,108

3,048

4,775

5,740

8,077

---

16,154

Đối với ống nước 4” tới 8” [từ DN100 – DN200]

Inch

DN [mm]

ĐK ngoài [mm]

Độ dày thành ống [mm]

SCH5

SCH10

SCH20

SCH30

SCH40

STD

SCH60

SCH80

4

100

114,30

2,108

3,048

---

4,775

6,020

7,137

8,560

41/2

115

127,00

---

---

---

---

6,274

---

9,017

5

125

141,30

2,769

3,404

---

---

6,553

---

9,525

6

150

168,28

2,769

3,404

---

---

7,112

---

10,973

8

200

219,08

2,769

3,759

6,350

7,036

8,179

10,312

12,700

Đối với ống nước 10” tới 24” [từ DN250 – DN600]

Inch

DN[mm]

ĐK ngoài [mm]

Độ dày thành ống [mm]

SCH5S

SCH5

SCH10S

SCH10

SCH20

SCH30

10

250

273,05

3,404

3,404

4,191

4,191

6,350

7,798

12

300

323,85

3,962

4,191

4,572

4,572

6,350

8,282

14

350

355,60

3,962

3,962

4,775

3,250

7,925

9,525

16

400

406,40

4,191

4,191

4,775

6,350

7,945

9525

18

450

457,20

4,191

4,191

4,775

6,350

7,925

11,100

20

500

508,00

4,775

4,775

5,537

6,350

9,525

12,700

24

600

609,60

5,537

5,537

6,350

6,350

9,525

14,275

Trên đây là những thông tin về cách đo phi ống nước nhựa cũng như những đơn vị thường sử dụng và các công thức liên quan. Để dễ dàng hơn trong quá trình đo lường bạn có thể sử dụng những bảng quy đổi kích thước cho đường kính ống. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể tiến hành một cách thuận lợi nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. 

Chủ Đề