Đông Anh có bao nhiêu di tích quốc gia?

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009, di tích lịch sử - văn hóa được phân loại như thế nào?

A. Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân)

B. Di tích kiến trúc nghệ thuật

C. Di tích khảo cổ và di tích danh lam thắng cảnh

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Xem chi tiết

Huyện có 293 di tích lịch sử văn hoá với 80 ngôi đình thì 47 ngôi đã được xếp hạng chiếm 58%, 73 ngôi đền, miếu, nhà thờ; 116 ngôi chùa thì 29 ngôi được xếp hạng chỉ chiếm 25% tổng số; còn lại 23 di tích cách mạng kháng chiến. Với tổng số 108 di tích được xếp hạng trong đó 67 di tích được Nhà nước công nhận xếp hạng cấp quốc gia và 41 di tích được xếp hạng cấp thành phố. Các di tích này chủ yếu có niên đại vào thời Hậu Lê và được trùng tu lớn vào Triều Nguyễn do vậy các công trình này có tuổi đời hàng trăm năm.

Dù di tích đã được Nhà nước xếp hạng hay chưa thì người dân vẫn coi đó là một thứ tài sản chung của cộng đồng, họ luôn tự hào và trân trọng. Việc cơ quan quản lý Nhà nước xếp hạng/cấp bằng công nhận di tích cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong công tác tu bổ và tôn tạo di tích. Để tu sửa một di tích đã được xếp hạng thì chính quyền sở tại phải làm các thủ tục xin phép theo luật định đôi khi cũng gây trở ngại cho địa phương. Ngược lại, các di tích chưa được xếp hạng thì chính quyền và nhân dân địa phương dễ dàng tiến hành công việc di tu mỗi khi hạng mục nào của công trình bị xuống cấp.

Không có nghĩa là không có “bàn tay” của cơ quan quản lý nhà nước nhúng vào thì di tích cứ xuống cấp rồi mất đi. Lịch sử đã chứng minh cho thấy công trình nào của dân, gắn bó với dân và người ta thấy nó có tầm quan trọng trong đời sống của họ ắt hẳn sẽ được chăm lo chu đáo. Mỗi khi di tích bị xuống cấp thì chính quyền địa phương cùng nhân dân chung tay tu sửa. Tài lực, vật lực được sử dụng qua mỗi lần tu tạo hầu hết đều được khắc vào bia đá với các tên bia: Hậu thần bi ký, hậu phật bi ký, hưng công bi ký… trên đó là thông tin của các cá nhân, tổ chức tham gia đóng góp. Chỉ khi đọc được những thông tin đó, chúng ta sẽ thấy được phần nào lịch sử của di tích. Quá trình huy động công đức của người dân trong góp phần bổ sung nguồn lực tu sửa di tích có từ trong lịch sử. Giờ đây chúng ta quen dùng khái niệm xã hội hóa. Năm 2008 kinh phí tu bổ 23 di tích từ nguồn xã hội hoá là 2.916.600 đồng. Năm 2009 kinh phí xã hội hoá là 5.000 tỷ đồng. Năm 2010 là 4 tỷ 220 triệu đồng.

Đông Anh có bao nhiêu di tích quốc gia?

Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội) (Ảnh: TL)

Tuy nhiên, từ góc độ của quản lý di tích lịch sử văn hóa thì việc huy động xã hội hóa thông qua vận động công đức cũng mang lại một hệ lụy là có tình trạng tự ý tu bổ di tích không tuân thủ theo các quy trình, quy định (nhất là các di tích chùa có nhà sư trụ trì) làm phá vỡ cảnh quan di tích, không đảm bảo tính kỹ thuật, mỹ thuật, không phù hợp với quy hoạch trong khuôn viên di tích. Đề cập đến việc này, đại diện Phòng Văn hóa Thông tin cho biết:

Bản chất di tích là của dân, dân hiểu và dân quản lý thì di tích sẽ được “trông nom” chu đáo. Đã có mô hình thất bại chỉ vì lãnh đạo cơ sở “nhúng tay” quá sâu vào công tác quản lý trong khi người dân bị “đẩy” ra ngoài. Thực tế cho thấy có địa phương có Ban Quản lý di tích nhưng chưa chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động, còn trông chờ cấp trên. Vấn đề bất cập nữa là Trưởng Ban Quản lý di tích chính là Trưởng thôn mà vị trí này thay đổi theo nhiệm kỳ công tác. Chức Trưởng thôn dân bầu do đó có người chỉ làm một nhiệm kỳ, có người có thể làm vài ba năm. Việc thay đổi Trưởng thôn cũng là thay đổi Trưởng Ban Quản lý di tích do đó việc nắm bắt các văn bản pháp lý cũng như chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên cũng như triển khai thực hiện bị hạn chế.

Những người trực tiếp trông nom di tích như thủ từ, tăng ni, phật tử hầu như không có chế độ hay lương phụ cấp cho họ, rất ít nơi thôn trích quỹ phúc lợi trả bằng tiền. Do đó người trông nom di tích chỉ bằng nhiệt tình và trách nhiệm của mình mới hoàn thành nhiệm vụ làng giao. Không ít di tích trên địa bàn huyện đặc biệt là chùa hiện đang bị “thao túng” bởi sư trụ trì. Mặc dù không có quyền lực trong làng/xã trên phương diện quản lý nhưng đối tượng này đã lợi dụng màu sắc tôn giáo để “lạm quyền” trong việc quản lý, khai thác di tích. Thành phần này hầu như kiến thức về bảo tồn, tôn tạo di tích rất kém nhưng lợi dụng tôn giáo đã trùng tu, tôn tạo làm biến dạng di tích. Mặt khác trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự hiểu biết về di sản văn hoá ở cơ sở nhìn chung còn thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý di tích lịch sử văn hoá.

Việc tu sửa nâng cấp di tích cũng vẫn còn nhiều vấn đề như tự ý đi quyên góp tiền để tu sửa không xin phép chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn. Tu bổ tuỳ tiện dẫn đến hiện tượng làm méo mó sai lệch những giá trị văn hoá truyền thống mà di tích vốn có từ xưa đến nay. Hiện tượng chắp vá các mảng chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu ở di tích, các bức tranh chạm khắc sau khi “tự ý” tu sửa bị biến dạng làm mất ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của nghệ nhân xưa đã tạo ra.

Một hiện tượng phổ biến nữa vẫn diễn ra là một vài gia đình khá giả ở địa phương phát tâm công đức, cúng tiến đồ thờ hoặc nguyên vật liệu cho tu sửa di tích đều được khắc tên trực tiếp vào đó thay vì ghi tên vào sổ vàng, bia đá như truyền thống, làm cho di tích dường như bị giảm đi tính thiêng, khiến cho nhiều người đến tham quan cảm thấy như mình đang bị “xúc phạm”, không động viên được lòng tâm đức của người dân. Cũng có hiện tượng sư trụ trì của chùa không hiểu giá trị của các tấm bia đá nên trong quá trình trùng tu, tôn tạo di tích đã tự ý cho quét vôi phủ lên kín mặt bia thậm chí có những nơi hệ thống bia đá bị “lãng quên” để thành đống ở một góc nào đó trong khuôn viên di tích.

Đông Anh có bao nhiêu di tích quốc gia?

Lễ hội Cổ Loa hàng năm (Ảnh: TL)

 Các di chỉ khảo cổ học trên đất Đông Anh còn nằm sâu dưới lòng đất và nằm trong cả trong địa bàn dân cư, nhưng hiện nay một số các công trình xây dựng đã không quan tâm đến các di sản này nên có công trình kiến thiết cơ bản đã được tiến hành không cần xử lý mặt bằng dưới phương diện khảo cổ học và như vậy sẽ không ít các di tích phải chịu số phận “không may” hoặc nếu có xử lý sau khi công trình đã xong thì thật tốn kém tiền của và công sức.

 Những vấn đề đặt ra

Trước bối cảnh đô thị hoá hiện nay, nhịp sống của con người trở lên khẩn trương, nhu cầu giao cảm với thiên nhiên và lịch sử ngày càng lớn, đòi hỏi được đáp ứng. Di tích lịch sử văn hóa như những chứng nhân lịch sử được đặt trong một khung cảnh tự nhiên tạo nên ở con người sự hài hoà giữa lý trí và xúc cảm, giữa quá khứ và hiện tại, giữa con người với thiên nhiên.

Đối với huyện Đông Anh việc quản lý, bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa càng có ý nghĩa. Muốn vậy, các cấp có thẩm quyền cần thiết phải giải quyết thấu đáo, đồng bộ một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, cần sớm có quy hoạch đồng bộ giữa bảo tồn và phát huy DSVH, phát triển văn hóa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi toàn huyện cũng như ở từng xã, thị trấn.

Thứ hai, một số di tích đang xuống cấp, chưa được đầu tư kịp thời, làm ảnh hưởng tới tuổi thọ di tích; chất lượng bảo tồn di tích chưa cao; công tác xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị DSVH chưa thật sự đạt kết quả tốt; việc liên kết, phối hợp giữa các cấp ngành liên quan trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế; chưa khai thác hết khả năng vốn có của DSVH để phát triển du lịch ở địa phương.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ về văn hóa, quản lý DSVH của huyện thiếu do địa bàn rộng với số lượng di tích nhiều, loại hình di tích phong phú. Những người trực tiếp làm công tác nay thì thu nhập thấp, đời sống gặp khó khăn nên họ chưa chăm lo cho di tích một cách tương xứng.

Thứ tư, việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH huyện Đông Anh đang đứng trước nguy cơ môi trường tự nhiên (chứa các DSVH) bị ô nhiễm, nguy cơ mất đi nguyên trạng gốc của di tích văn hóa do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa…

Thứ năm, cần tổ chức và phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm chấn chỉnh lại thái độ và hành vi của một số vị sư trụ trì tại các di tích đang có “vấn đề” để di sản thật sự là của cộng đồng.

Thứ sáu, hai mô hình quản lý văn hóa (trường hợp di tích lịch sử văn hóa) trên địa bàn huyện cho thấy mô hình Nhà nước “nhúng tay” vào quá sâu (quần thể Di tích Cổ Loa) không mang lại hiệu quả cao. Cạnh đó là mô hình của dân và do dân thì di sản phát huy được giá trị tốt cũng nhưng được bảo vệ tốt. Các cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu và điều chỉnh để phù hợp với thực tế

BOX: “…Chúng tôi nói với các sư là chùa của dân, sư có tu bổ đi chăng nữa thì vẫn phải qua chính quyền, họp dân để dân thống nhất. Nhất là về chuyên môn chúng tôi phải hướng dẫn chứ không thể để anh cứ thích làm gì thì làm!

Thế này, anh chỉ có thể đảo ngói được nhưng anh không thể dỡ cái chùa ra anh làm lại được. Thế nên các vị rất ngại cứ sui dân là đừng xếp hạng làm gì (!) khi mình có tiền tu sửa lại phải nộp cho các ông ý rồi thì phải làm thủ tục lại mất tiền các thứ! Thế là không đúng!. Khi bọn tôi nói ra thì dân hiểu, dân mới bảo à ra là như thế nhưng đã muộn rồi! Các trường hợp như thế toàn xây chui rúc, không biết đằng nào mà lần! Mình có thường xuyên xuống dưới ấy được đâu!”.