Đối tượng thụ hưởng của dự án là gì

Đối tượng nào phải thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường?

  • 1. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
  • 2.Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường
  • 3. Quy trình xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
  • 3.1. Trách nhiệmxác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trườn
  • 3.2.Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
  • 4.Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
  • 5.Cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
  • 6.Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Nội dung được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Cơ sở pháp lý:

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP

- Nghị định 40/2019/NĐ-CP

1. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP [hiện sửa đổi bởi Nghị định 40/2019/NĐ-CP], đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường gồm:

a] Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5Phụ lục II Mục Iban hành kèm theo Nghị định này;

b] Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày [24 giờ] đến dưới 500 m3/ngày [24 giờ] hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày [24 giờ] đến dưới 10 tấn/ngày [24 giờ] hoặc khí thải từ 5.000 m3khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3khí thải/giờ [bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng] trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3Phụ lục II Mục Iban hành kèm theo Nghị định này.

>>> Xem chi tiết tại đây:Danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

>> Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn và chuyển nhượng phần vốn góp như thế nào?

Đối tượng không thuộc quy định trên được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2.Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường

Theo hướng dẫn tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP:

Kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: phần thuyết minh có các nội dung quy định tạiĐiều 30 Luật bảo vệ môi trườngvà phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công [trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước] đối với công trình xử lý chất thải [đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định] theo quy định của pháp luật về xây dựng;có phương án phòngngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;

Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.

Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền và chỉ được triển khai thực hiện hoặc xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.

3. Quy trình xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

3.1. Trách nhiệmxác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trườn

Theo khoản 1Điều 19 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, trách nhiệm xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:

>> Xem thêm: Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như thế nào ?

a] Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của các đối tượng quy định tạiPhụ lục IV Mục IPhụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy định tạiđiểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 Luật bảo vệ môi trường;

Phụ lục IV

DANH MỤC DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH,

DỊCH VỤ THUỘC THẨM QUYỀN XÁC NHẬN KẾ HOẠCH BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN VỀ BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH

1. Dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại cột 4 Phụ lục II và thuộc Danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao quy định tại Phụ lục IIa Nghị định này.

2. Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 50 m3/ngày [24 giờ] đến dưới 500 m3/ngày [24 giờ] hoặc chất thải rắn từ 05 tấn/ngày [24 giờ] đến dưới 10 tấn/ngày [24 giờ] hoặc khí thải từ 10.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ [bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng] trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Nghị định này.

3. Dự án có hạng mục với quy mô, công suất tương đương hoặc tính chất tương tự các dự án tại các mục 1 và 2 Phụ lục này.

4. Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện trên địa bàn 2 huyện trở lên./.

b] Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

3.2.Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được chủ dự án, cơ sở gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy bannhân dân cấp huyện để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, gồm:

a] 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theoMẫu số 01 Phụ lục VII Mục IPhụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b] 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường [kèm theo bản điện tử] của dự án, cơ sở theoMẫu số 02 Phụ lục VII Mục IPhụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c] 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở [kèm theo bản điện tử].

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, xác nhậnđăng kýkế hoạch bảo vệ môi trường theoMẫu số 03 Phụ lục VII Mục IPhụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng một văn bản và nêu rõ lý do [trong đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần] theoMẫu số 04 Phụ lục VII Mục IPhụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

>> Xem thêm: Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan nhà nước sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận quy định tại cácĐiều 33 và Điều 34 Luật bảo vệ môi trường.

Đối tượng quy định tạiđiểm a và điểm b khoản 4 Điều 33 Luật bảo vệ môi trườngphải đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

a] Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với phương án trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

b] Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai thực hiện dự án, phương án quy định tạiđiểm b khoản 4 Điều 33 Luật bảo vệ môi trườnglà việc chủ dự án, chủ cơ sở không triển khai hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án, phương án theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c] Việcđăng kýlại, trách nhiệm và thời hạn xác nhậnđăng kýlại kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định này.

Trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chủ dự án, chủ cơ sở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhậnđăng kývà thông báo cho cơ quan đã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường biết việc thay đổi.”

4.Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

>>>Mẫu số 01ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP

[1]

______________

Số:...

V/v đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của [2]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

[Địa danh], ngày... tháng... năm...

Kính gửi: [3]

>> Xem thêm: Hợp đồng xây dựng chuyển giao là gì ? Vì sao hình thức đầu tư theo hợp đồng BT bị dừng triển khai ?

[1] Là chủ đầu tư của [2], thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại mục số..., cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số /2019/NĐ-CP ngày tháng năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Chúng tôi đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

Tên của [1]:...

Địa điểm thực hiện của [2]:...

Địa chỉ liên hệ của [1]:...; Điện thoại:...; Fax:...; E-mail:...

Chúng tôi gửi đến [3] hồ sơ gồm:

- Ba [03] bản kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Một [01] báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Một [01] bản điện tử của các hồ sơ nêu trên.

Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị [3] xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của [2]./.

>> Xem thêm: Mẫu báo cái đánh giá môi trường chiến lược mới nhất năm 2022

Nơi nhận:
- Như trên;
- ...;
- Lưu:...

[4]
[Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu]

Ghi chú:

[1] Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

[2] Tên đầy đủ, chính xác của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

[3] Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

[4] Đại diện cóthẩm quyềncủa chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

5.Cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

>>> Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP

2a. Mẫu trang bìa và trang phụ bìa:

[1]

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
của [2]

ĐẠI DIỆN [*]
[Ký, ghi họ tên, đóng dấu [nếu có]]

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ TƯ VẤN [nếu có] [*]
[Ký, ghi họ tên, đóng dấu]

[**], tháng... năm...

Ghi chú:

>> Xem thêm: Mẫu đề xuất dự án đầu tư mới nhất năm 2022 và Thủ tục lập dự án đầu tư ?

[1] Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

[2] Tên dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

[*] Chỉ thể hiện tại trang phụ bìa.

[**] Ghi địa danh cấp huyện nơi thực hiện hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2b. Cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường

MỤC LỤC
Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt

Danh mục các bảng, các hình vẽ,...

MỞ ĐẦU

Chương 1

MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT,

>> Xem thêm: Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư ? Bồi thường khi thực hiện dự án đầu tư ?

KINH DOANH, DỊCH VỤ

1.1. Thông tin chung về dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ [gọi chung là dự án]:

- Tên gọi của dự án [theo dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng].

- Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án.

- Quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án.

- Vị trí địa lý [các điểm mốc tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới...] của địa điểm thực hiện dự án.

1.2. Nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án: Liệt kê các loại nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án.

1.3. Các hạng mục công trình của dự án

- Các hạng mục công trình chính: dây chuyền sản xuất sản phẩm chính, hạng mục đầu tư xây dựng chính của dự án.

- Các hạng mục công trình phụ trợ: giao thông vận tải; bưu chính viễn thông; cung cấp điện; cung cấp nước; giải phóng mặt bằng;...

>> Xem thêm: Phân tích lịch sử hình thành và phát triển của luật môi trường Việt Nam hiện nay?

- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: thu gom và thoát nước mưa; thu gom và thoát nước thải; xử lý nước thải [sinh hoạt, công nghiệp,...]; xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn; các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, khí thải; ứng phó sự cố tràn dầu, cháy nổ và các công trình bảo vệ môi trường khác.

Đối với các dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở đang hoạt động, trong nội dung chương này phải làm rõ thêm các thông tin về thực trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở hiện hữu; các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng trong dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ; các công trình, thiết bị sẽ thay đổi, điều chỉnh, bổ sung; tính liên thông, kết nối với các hạng mục công trình hiện hữu với công trình đầu tư mới.

1.4. Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

- Làm rõ nguồn tiếp nhận nước thải của dự án. Tổng hợp dữ liệu [nêu rõ nguồn số liệu sử dụng] về hiện trạng môi trường khu vực triển khai dự án trong thời gian ít nhất 02 năm gần nhất, trong đó làm rõ: chất lượng của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án, môi trường nước mặt tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án.

- Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp phải báo cáo bổ sung tình trạng hoạt động của khu công nghiệp; sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thành của khu công nghiệp và sự đáp ứng tiếp nhận chất thải phát sinh từ hoạt động của dự án.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN;

DỰ BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC

CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

>> Xem thêm: Dự án phát triển nhà ở gồm những loại nào ? Thủ tục đầu tư dự án có sử dụng đất ?

Nguyên tắc chung:

- Việc dự báo tác động của dự án đến môi trường được thực hiện theo các giai đoạn triển khai xây dựng dự án và khi dự án đi vào vận hành.

- Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở đang hoạt động phải dự báo tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất, thay đổi công nghệ của dự án mới.

2.1. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

2.1.1. Dự báo các tác động: Dự báo sơ bộ các tác động đến môi trường của giai đoạn, trong đó tập trung vào các hoạt động chính như: vật liệu xây dựng phục vụ dự án [nếu thuộc phạm vi dự án]; vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị; thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các hoạt động triển khai thực hiện dự án [đối với các dự án không có công trình xây dựng]; làm sạch đường ống, làm sạch các thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của dự án [như: làm sạch bằng hoá chất, nước sạch, hơi nước,...].

2.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

- Về nước thải: Mô tả quy mô, công suất, công nghệ các công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp [nếu có]:

+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của từng nhà thầu thi công, xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

+ Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống,...], đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Mỗi công trình xử lý nước thải phải có bản vẽ thiết kế cơ sở của từng hạng mục và cả công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.

>> Xem thêm: Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện dự án đầu tư mới nhất

- Về rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: Mô tả quy mô, vị trí của khu vực lưu giữ tạm thời các loại chất thải.

- Về bụi, khí thải: Các công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng dự án, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.

2.2. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

2.2.1. Dự báo các tác động: Việc dự báo tác động trong giai đoạn này cần phải tập trung vào các nội dung chính sau:

- Tác động của các nguồn phát sinh chất thải [chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi, khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác].

- Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải bổ sung tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp; khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án.

2.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

Yêu cầu chung: Trên cơ sở kết quả dự báo các tác động tại Mục 2.2.1 nêu trên, chủ dự án phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh [với lưu lượng và tải lượng ô nhiễm lớn nhất] để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định.

a] Về công trình xử lý nước thải [bao gồm: các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và các loại chất thải lỏng khác]:

- Mô tả quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình xử lý nước thải.

- Các thông số cơ bản của từng các hạng mục thành phần và của cả công trình xử lý nước thải, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ cở [đưa vào Phụ lục báo cáo].

- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục [đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định].

b] Về công trình xử lý bụi, khí thải:

- Thực hiện như đối với nước thải.

- Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục [đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định].

c] Về công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn [gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại]: Thực hiện như đối với nước thải.

d] Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và khí thải [đối với trường hợp phải lắp đặt]: Thực hiện như đối với nước thải.

2.2.3. Tiến độ hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.

- Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

Chương 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

3.2. Kế hoạch quan trắc môi trường: Kế hoạch quan trắc môi trường được xây dựng theo từng giai đoạn của dự án, gồm: thi công xây dựng và vận hành thương mại, cụ thể: Giám sát lưu lượng khí thải, nước thải và những thông số ô nhiễm có trong khí thải, nước thải đặc trưng của dự án, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường với tần suất tối thiểu 06 tháng/01 lần.

Cam kết của chủ dự án, cơ sở

Chúng tôi cam kết về lộ trình thực hiện các biện pháp, công trình giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nêu trong kế hoạch bảo vệ môi trường.

Chúng tôi gửi kèm theo dưới đây Phụ lục các hồ sơ, văn bản có liên quan đến dự án, cơ sở [nếu có và liệt kê cụ thể].

Phụ lục

[Các Phụ lục I, II,... ]

6.Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

>>> Mẫu số 03ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP

[1]

Số:...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

[Địa danh], ngày... tháng... năm...

GIẤY XÁC NHẬN

ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

[1] XÁC NHẬN

[2] Đã đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của [3] ngày... tháng... năm...

[2] Có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:

1. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất trong bản kế hoạch bảo vệ môi trường đã đăng ký.

2. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã đăng ký và thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 33 Luật bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức thực hiện các công trình quản lý, xử lý chất thải theo nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã đăng ký với thời hạn hoàn thành như sau:

[Yêu cầu rõ về thời điểm, thời hạn phải hoàn thành đối với từng công trình quản lý, xử lý chất thải trong trường hợp phải xây dựng, lắp đặt,...].

4. Báo cáo kết quả hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và thực hiện quan trắc chất thải định kỳ với tần suất 06 tháng/01 lần [được tích hợp trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ]; bảo đảm nước thải, khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải [ghi rõ các quy chuẩn với các hệ số lưu lượng, nguồn tiếp nhận, vùng phát thải...]; thực hiện quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.

5. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác [nếu có].

Giấy xác nhậnđăng kýkế hoạch bảo vệ môi trường là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở./.

Nơi nhận:

- [2] để thực hiện;

-

- Lưu:...

[4]

[Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu]

Ghi chú:

[1] Tên cơ quan xác nhậnđăng kýkế hoạch bảo vệ môi trường;

[2] Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

[3] Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án, phương án sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ;

[4] Đại diện có thẩm quyền của [1].

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề