Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là gì năm 2024

Theo quy định tại Điều 15 thông tư 66/2014/ TT – BCA thì Tổ chức hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được quy định như sau:

Tổ chức, biên chế đội phòng cháy chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách

– Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và do người lãnh đạo cơ sở, chỉ huy phương tiện giao thông cơ giới đó chỉ huy, chỉ đạo;

– Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 1 đội trưởng;

– Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu la 15 người, trong đó có 1 người đội trưởng và 1 đội phó;

– Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu 25 người, trong đó có 1 đội trưởng và 2 đội phó;

– Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 1 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu từ 5 đến 9 người, do đội trưởng hoặc đội phó kiêm đội trưởng.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách

– Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách phải đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở và phù hợp với tính chất, đặc điểm nguy hiềm về cháy, nổ của cơ sở đó.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở xem xét, quyết định về tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách.

– Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách làm việc theo ca, bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày.

– Ban lãnh đạo gồm có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc;

– Trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy cho đội phòng cháy chữa cháy cơ sở được thực hiện theo quy định của Bộ Công an;

Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn về nghiệp vụ chữa cháy.

– Ngoài các cơ sở phải lâp đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định tại Khoảng 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng cháy và chữa cháy thì tại các cơ sở là kho dự trữ quốc gia;

– Kho xăng dầu có trữ lượng 50.000 trở lên; nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện có công suất từ 200 MW trở lên;

– Cơ sở sản xuất giấy 35.000 tấn/năm trở lên, cơ sở sản xuất phân đạm 180.000 tấn/năm trở lên, cơ sở dệt 20 triệu mét vuông/năm;

– Nhà máy lọc dầu; khu công nghiệp, khu chế xuất có diện tích từ 50 héc ta trở lên phải lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

– Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở và phù hợp với tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở đó.

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở xem xét, quyết định về tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

– Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành làm việc theo ca, bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày.

– Ban lãnh đạo gồm có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc.

– Người ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành có trách nhiệm duy trì hoạt động, định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành.

Vai trò và nhiệm vụ của đội PCCC cơ sở

1. Nghiên cứu đề xuất thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp biện pháp phòng cháy thích hợp

Để duy trì công tác phòng cháy, chữa cháy tại mục tiêu doanh nghiệp lực lượng bảo vệ có trách nhiệm đề xuất với chủ quản.

Ban hành nội quy, quy định an toàn PCCC chung cho mục tiêu và cho từng bộ phận phòng ban, đơn vị cơ sở.

Phát động và duy trì phong trào PCCC trong cán bộ công nhân viên mục tiêu.

Xây dựng quy chế thưởng phạt trong việc thực hiện nội dung công tác PCCC.

2. Tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân viên nâng cao nhận thức trách nhiệm trong công tác PCCC

Xây dựng nội quy PCCC, biển cấm lửa ở nơi cần thiết thông qua hệ thống tuyên truyền của cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên thông báo nhắc nhở việc PCCC.

Định kỳ tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về công tác PCCC.

Nội dung tuyên truyền tập trung giáo dục và nâng cao ý thức PCCC, hướng dẫn kiến thức PCCC.

Phổ thông và thông báo những nguy cơ có thể gây cháy tạimục tiêu và biện pháp đề phòng.

3. Kiểm tra phát hiện sơ hở thiếu sót , đề xuất biện pháp khắc phục

Lực lượng bảo vệ thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định PCCC đối với những bộ phận có nhiều nguy hiểm để xảy ra cháy phải được kiểm tra hàng ngày.

Thông qua tuần tra bảo vệ mục tiêu, kiểm tra công tác PCCC đặc biệt lưu ý về ban đêm, ngày nghỉ, lễ, tết.

Đề xuất xử lý những trường hợp cố tình vi phạm quy định an toàn PCCC, hình thức xử lý theo quy chế đã ban hành và cần thông báo để rút kinh nghiệm chung.

4. Đề xuất tổ chức lực lượng PCCC tại chỗ

Mỗi mục tiêu phải tổ chức một đội PCCC tại chỗ có một đội trưởng và các đội phó để chỉ huy đội, đội viên nên chọn những người trực tiếp theo ca và phân bổ đều ra các ca làm việc.

Nhiệm vụ của đội phải thể hiện cả hai mặt tổ chức công tác phòng ngừa và chữa cháy.

Thường xuyên tuyên truyền về công tác PCCC.

Phân công đội viên PCCC ở từng bộ phận trong mục tiêu.

Đôn đốc việc thực hiện quy định an toàn PCCC, chuẩn bị sẵn sàng chữa cháy.

Thực tập để làm quen với phương án chữa cháy tại chỗ.

Tổ chức cho đội PCCC tham gia các hội thảo về PCCC.

5. Đề xuất trang bị phương tiện, nguồn nước chữa cháy và bảo quản tốt trang thiết bị PCCC

6. Tổ chức cứu chữa khi xảy ra cháy

Vận dụng phương án chữa cháy tại chỗ để triển khai lực lượng phương tiện trực tiếp chữa cháy.

7. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng PCCC chuyên nghiệp để được giúp đỡ về nghiệp vụ

Thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của cơ quan công an về PCCC, phối hợp xây dựng phương án phòng chống cháy lớn thư hiện báo động

Thử để lực lượng chuyên nghiệp tập dợt làm quen với mục tiêu, từ lối đi lại, nguồn nước và biện pháp chữa cháy trong từng tình huống.

8. Khi xảy ra cháy lực lượng bảo vệ phải triển khai thực hiện những nội dung công việc sau

Tổ chức chữa cháy theo phương án đã định.

Phân công lực lượng cảnh giới đề phòng kẻ gian và các phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để trộm cắp, tẩu tán tài sản.

Cảnh giác đề phòng kẻ gian gây cháy giả thu hút lực lượng tạo sơ hở chỗ khác để chúng đột nhập gây án với mức độ thiệt hại nghiêm trọng hơn.

Sau khi chữa cháy tổ chức bảo vệ hiện trường thu nhập thông tin ban đầu về đám cháy giúp cơ quan công an nhanh chóng đều tra làm rõ nguyên nhân cháy.

Khí ngoài của căn hộ đã bị bao vây bởi lửa không thể thoát ra ngoài em làm thế nào?

  1. Khi ngoài cửa căn hộ đã bị bao vây bởi lửa không thể thoát ra ngoài, bạn nên nhanh chóng thoát ra chỗ thoáng như ban công, sân thượng; dùng các thiết bị chuyên dụng để thoát hiểm; tuyệt đối không nhảy từ cửa sổ, ban công trên cao xuống; chỉ cần xuống dưới tầng bị cháy rồi từ đó dùng thang bộ đi xuống nơi an toàn.

Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở do ai thành lập quản lý và chỉ đạo?

Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức thành lập, quản lý và chỉ đạo. 2. Cấp ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy địa phương.

Nhiệm vụ của lực lượng PCCC cơ sở là gì?

Nhiệm vụ của đội phòng cháy chữa cháy cơ sở – Đề xuất việc ban hành các quy định, nội quy an toàn PCCC. – Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn cháy nổ. – Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện. Tham gia chữa cháy, cứu nạn khi có sự cố xảy ra.

Đội trưởng đội PCCC cơ sở là ai?

DANH SÁCH ĐỘI PCCC CƠ SỞ.