Điều nào sau đây là một ví dụ về giao tiếp đồng bộ?

Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.

Các bước chính vốn có của tất cả các hình thức giao tiếp là:[1]

  1. Hình thành động cơ hay lý do giao tiếp.
  2. Biên soạn thông điệp (chi tiết hơn về những gì muốn biểu đạt, thể hiện)
  3. Mã hóa thông điệp (có thể dưới dạng dữ liệu số, văn bản viết tay, lời nói, hình ảnh, cử chỉ,...).
  4. Truyền thông điệp đã mã hóa dưới dạng một chuỗi các tín hiệu bằng một kênh hay phương tiện giao tiếp.
  5. Các nguồn gây tiếng ồn tới từ tự nhiên hay từ hoạt động của con người (cả có chủ ý hay vô tình) bắt đầu ảnh hưởng lên chất lượng tín hiệu từ người gửi tới người nhận.
  6. Tiếp nhận tín hiệu và lắp ráp lại thông điệp đã được mã hóa từ một chuỗi các tín hiệu đã nhận được.
  7. Giải mã thông điệp vừa được lắp ráp lại.
  8. Diễn dịch và tạo ý nghĩa cho thông điệp gốc.

Các kênh giao tiếp có thể là thị giác, thính giác, xúc giác/chạm (ví dụ: Chữ Braille hay các phương thức vật lý khác), khứu giác, điện từ, hoặc hóa sinh.

Giao tiếp của con người độc đáo ở việc sử dụng ngôn ngữ trừu tượng một cách rộng rãi. Sự phát triển của văn minh liên quan mật thiết với sự tiến bộ về viễn thông hay giao tiếp từ xa.

Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội ta có thể chia thành ba loại:

  • Giao tiếp truyền thống là các mối quan hệ giữa người và người hình thành trong quá trình phát triển xã hội, đó là quan hệ giữa ông bà, cha me, con cái, hàng xóm,…và cuối cùng trở thành văn hoá ứng xử riêng trong xã hội.
  • Giao tiếp chức năng xuất phát từ sự chuyên hoá trong xã hội, ngôn ngữ,…đó là những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ chung trong xã hội cho phép mọi người không quen biết nhau, rất khác nhau nhưng khi thực hiện những vai trò xã hội đều sử dụng kiểu giao tiếp đó (như quan hệ giữa sếp và nhân viên, người bán và người mua, chánh án và bị cáo...).
  • Giao tiếp tự do là những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy định trước như khuôn mẫu, nó xuất hiện trong quá trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển của các mối quan hệ. Loại hình giao tiếp này trong cuộc sống thực tế là vô cùng phong phú, trên cơ sở những thông tin có được và để giải toả xung đột mỗi cá nhân.

Theo tính chất

Xét về hình thức tính chất giao tiếp có bốn loại:

  • Khoảng cách tiếp xúc có hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và phương thức phi ngôn ngữ (cử chỉ, hành động,..) trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp gián tiếp là phương thức thông qua một phương tiện trung gian khác như: thư từ, fax, email,…
  • Số người tham dự gồm các loại như giao tiếp song phương (hai người giao tiếp với nhau), giao tiếp nhóm (trong tập thể)và giao tiếp xã hội (quốc gia, quốc tế,..).
  • Tính chất giao tiếp gồm hai loại chính thức và không chính thức. Giao tiếp chính thức là loại hình giao tiếp có sự ấn định của pháp luật, theo một quy trình đã được thể chế hoá. Giao tiếp không chính thức không có tính ràng buộc hay mang nặng tính cá nhân, nhưng vẫn phải tuân theo các thông lệ, quy ước thông thường.
  • Theo nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp kinh doanh...

Ngày này khi nói đến giao tiếp Quốc tế, chúng ta thường nghĩ đến giao tiếp bằng tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc tế, được sử dụng rộng rãi cả về mặt số người sử dụng cũng như các lĩnh vực sử dụng.

  • Hết sức phức tạp: ngôn ngữ, cách hiểu
  • Luôn gấp rút
  • Có thể rủi ro
  • Phải đảm bảo hai bên cùng có lợi
  • Vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật

Nguyên tắc trong giao tiếp là những tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà người thực hiện giao tiếp phải tuân thủ một cách triệt để. Các nguyên tắc trong giao tiếp gồm:

  • Tôn trọng đối tác
  • Hợp tác để hai bên cùng có lợi
  • Lắng nghe và trao đổi thẳng thắn, ngắn gọn rõ ràng
  • Trao đổi một cách dân chủ dưa trên cơ sở là sự hiểu biết lẫn nhau
  • Phải có thông cảm, kiên nhẫn và chấp nhận trong giao tiếp
  • Trao đổi thông tin
  • Điều khiển
  • Phối hợp
  • Động viên, khuyến khích
  • Tạo mối quan hệ xã hội
  • Cân bằng cảm xúc
  • Phát triển nhân cách

Phương tiện giao tiếp là tất cá yếu tố được dùng để thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp. Phương tiện giao tiếp gồm hai nhóm: ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Ngôn ngữ

Những yếu tố có liện quan đến ngôn ngữ gồm:

  • Nội dung: Nghĩa của từ, lời nói.
  • Tính chất: Ngữ điệu, nhịp điệu, âm điệu

Phi ngôn ngữ

Những biểu hiện của nhóm phi ngôn ngữ gồm:

  • Diện mạo: Dáng người, màu da, khuôn mặt,...
  • Nét mặt: Khoảng 2000 nét mặt
  • Nụ cười: Thể hiện cá tính của người giao tiếp
  • Ánh mắt: Thể hiện cá tính của người giao tiếp, đồng thời thể hiện vị thế của người giao tiếp
  • Cử chỉ
  • Tư thế: Bộc lộ cương vị xã hội
  • Không gian giao tiếp
  • Hành vi
  • Truyền dữ liệu
  • Giao tiếp ở người
  • Ngôn ngữ
  • Tín hiệu
  • Thần giao cách cảm

  1. ^ C.E. Shannon. “A Mathematical Theory of Communication” (PDF). Math.harvard.edu. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ a b c d http://tailieu.tv/tai-lieu/bai-giang-ky-nang-giao-tiep-va-thuyet-trinh-tong-quan-ve-giao-tiep-22488/

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giao_tiếp&oldid=65441245”

Trong bất kỳ xã hội nào, các cá thể cũng cần phải trao đổi các thông tin để phục vụ sinh hoạt và công việc. Việc trao đổi, truyền đạt thông tin đó được thực hiện thông qua giao tiếp. Mặc dù gắn liền và quen thuộc với cuộc sống của hầu hết mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ định nghĩa giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp.

Giao tiếp là gì?

Khi tìm hiểu về giao tiếp là gì? còn có nhiều định nghĩa khác nhau mà chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, ta có thể hiểu giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người thông quan ngôn ngữ, chỉ chỉ, hành động, điệu bộ. Giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người và người, hoặc giữa người và các yếu tố xã hội khác nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

Giao tiếp được biểu hiện tương đối đa dạng bao gồm trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Tương ứng với các yếu tố đó, giao tiếp được nhìn nhận với 3 góc độ khác nhau, đó là giao lưu, tác động qua lại và tri giác.

Với sự đa dạng nêu trên, giao tiếp có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ chỉ ra một số vai trò của giao tiếp.

Vai trò của giao tiếp

Hoạt động giao tiếp là điểm khác biệt cơ bản và đặc trưng của loài người, được thể hiện vô cùng rõ nét qua các vai trò sau:

– Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách. Bên cạnh đó, giao tiếp cũng là phương tiện thể hiện nhân cách của một con người. Nhận thức rõ điều rõ, việc rèn luyện giao tiếp được gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm, uốn nắn, giáo dục các cá nhân kể từ khi con nhỏ.

– Hoạt động giao tiếp cho phép loài người phát triển xã hội văn minh, truyền kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều đó được thể hiện qua quá trình truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, bán hàng, quản lý, ký kết hợp đồng, kinh doanh,…

– Hoạt động giao tiếp giúp con người thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội. Con người thường xuyên giao tiếp với bạn bè, người thân, đồng nghiệp,.. trong nhiều ngữ cảnh với các mục đích khác nhau như trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề, thuyết phục,…Quá trình này góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội.

– Giao tiếp tốt giúp con người thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Bởi trong thực tế, một người lãnh đạo có khả năng giao tiếp tốt và giải quyết hài hòa các mối quan hệ thường tạo ra tâm lý thoải mái, khai thác tối đa được tài năng của cấp dưới. Mặt khác, nâng cao uy tín của bản thân để tạo nên tiếng nói của bản thân. Từ đó, giúp cho quá trình lãnh đạo thuận lợi, đem lại hiệu quả công việc cao.

Tóm tại, ta thấy vai trò của giao tiếp vô cùng quan trong trong hầu hết các hoạt động của con người.

Điều nào sau đây là một ví dụ về giao tiếp đồng bộ?

Chức năng giao tiếp        

Từ định nghĩa giao tiếp là gì, vai trò của giao tiếp, ta thấy giao tiếp có hai chức năng chính đó là chức năng thuần túy xã hội và các chức năng tâm lý xã hội. Trong đó:

– Chức năng thuần túy xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người chẳng hạn như chức năng thông tin, quản lý xã hội, tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể.

– Chức năng tâm lý – xã hội là các chức năng phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội, bởi không giao tiếp hoặc bị cô lập trong cộng đồng, bạn bè, gia đình,… có thể dẫn đến trạng thái tâm lý không bình thường, thậm chí dẫn đến tình trạng bệnh lý.

Với các chức năng kể trên, giao tiếp được phân loại như thế nào? Sẽ được giải đáp trong phần tiếp theo của bài viết Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp.

Phân loại giao tiếp

Giao tiếp được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại giao tiếp điển hình:

– Căn cứ vào nội dung tâm lý của giao tiếp, giao tiếp chia thành 3 loại:

+ Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới;

+ Giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị;

+ Giao tiếp nhằm động viên, kích thích hành động.

– Căn cứ vào đối tượng, giao tiếp được chia thành 3 nhóm:

+ Giao tiếp liên nhân cách: thực hiện giữa 2 – 3 người với nhau;

+ Giao tiếp xã hội: là giao tiếp giữa một người với một nhóm người chẳng hạn như cuộc họp, lớp học,…

+ Giao tiếp nhóm: là loại hình giao tiếp đặc trưng cho một tập thể nhỏ liên kết với nhau bởi hoạt động chung và nó phục vụ cho hoạt động này.

– Dựa vào tính chất tiếp xúc, giao tiếp chia thành 2 nhóm:

+ Giao tiếp trực tiếp là loại hình giao tiếp mà các đối tượng trực tiếp gặp gỡ và truyền đạt thông tin qua ngôn ngữ nói, biểu cảm, cử chỉ, hành động.

+ Giao tiếp gián tiếp là hình thức giao tiếp thực hiện thông qua phương tiện trung gian như thư từ, sách báo, điện thoại,…

Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại giao tiếp khác nhau như dựa vào hình thức giao tiếp, tâm lý giữa các bên trong giao tiếp, phương tiện giao tiếp,…

Với những phân tích ở trên, bạn đọc đã hiểu được Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp? Từ đó giúp cho chúng ta phân loại và chỉ ra được các chức năng cơ bản của hoạt động giao tiếp. Đồng thời khẳng định giao tiếp là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống con người. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.