Diện tích việt nam 2023

Năm 2023, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục được phân công là cơ quan thường trực, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Diện tích việt nam 2023
Năm 2023 Thường vụ Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Ảnh: TTXVN

Thực hiện nhiệm vụ này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 581/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề trên.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết: Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 được xây dựng dựa trên việc quán triệt sâu sắc các quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, Nghị quyết số 594 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về hướng dẫn hoạt động giám sát và đặc biệt là tinh thần chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội.

Giám sát phải dựa trên tinh thần xây dựng, xây là căn bản lâu dài, chống là quyết liệt, triệt để. Hoạt động giám sát phải xác định “đúng và trúng” nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát; đánh giá công bằng, khách quan; chỉ rõ địa điểm, trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân; kiến nghị, đề nghị sửa đổi chính sách pháp luật, đồng thời phải phát huy được những mô hình tốt, cách làm hay, gương người tốt, việc tốt để nhân rộng; thúc đẩy khâu tổ chức thực hiện để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đất nước.

Với tinh thần đó, Đoàn giám sát hướng tới 2 mục đích lớn: Đánh giá toàn diện việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong giai đoạn 2014 - 2022, bao gồm: Công tác chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện của Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; làm rõ kết quả, vướng mắc, bất cập, nguyên nhân; xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan.

Đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa trong giai đoạn tiếp theo.

Các hoạt động của Đoàn phải đáp ứng 2 yêu cầu: Bám sát đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan; Chủ động tổ chức hoạt động giám sát theo đúng các quy định của pháp luật; bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm và đúng tiến độ đã đề ra.

Theo baotintuc.vn

Ngày 11/7, Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc, công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Đồng chí Vương Đình Huệ - Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo TW , chủ trì hội nghị.

Kết quả Tổng điều tra dân số lần thứ 5 tại Việt Nam cho thấy tính đến 0 giờ ngày 1/4/2019, tổng dân số của Việt Nam đạt 96.208.984 người. Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứu 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philipines).

Trong tổng số hơn 96,2 triệu dân, có 47,88 triệu người (chiếm 49,8%) là nam giới và 48,32 triệu người (chiếm 50,2%) là nữ giới. So với năm 2009, vị trí xếp hạng về quy mô dân số của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á không thay đổi và giảm hai bậc so với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 10 năm trước (1,18%/năm).

Kết quả tổng điều tra 2019 cũng cho thấy, Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009.  TP.Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.

Trong 10 năm qua, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh và rộng khắp tại các địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị năm 2019 ở Việt Nam là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%.

Phân bổ dân cư giữa các vùng kinh tế - xã hội có sự khác biệt đáng kể. Vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm gần 23,4%; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người, chiếm 21%. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với tổng dân số là 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.

Về cơ cấu dân tộc, hiện toàn quốc có hơn 82 triệu người dân tộc Kinh, chiếm 85,3% và hơn 14,1 triệu người dân tộc khác, chiếm 14,7% tổng dân số của cả nước.

Theo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số, toàn quốc có khoảng 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học. Tỷ lệ này của nữ cao hơn so với nam, tương ứng là 92,5% và 90,8%. Trong vòng 20 năm qua, tỷ trọng dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học (chưa bao giờ đi học hoặc đã thôi học) giảm đáng kể, từ 20,9% năm 1999 xuống còn 16,4% năm 2009 và còn 8,3% năm 2019.

Diện tích việt nam 2023

Kết quả tổng điều tra dân số công bố sáng 11/7

Cả nước có 95,8% người dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết, tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm 2009. Tỷ lệ nam giới biết đọc biết viết đạt 97,0%, cao hơn 2,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ này ở nữ giới. Trong 20 năm qua, tỷ lệ biết đọc biết viết của nữ tăng 7,7 điểm phần trăm; khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ biết đọc biết viết giữa nam và nữ được thu hẹp đáng kể.

Năm 1999, tỷ lệ biết đọc biết viết của nam là 93,9%, cao hơn tỷ lệ này của nữ 7,0 điểm phần trăm; đến năm 2019, tỷ lệ đọc biết viết của nam đạt 97,0%, cao hơn tỷ lệ của nữ 2,4 điểm phầm trăm.

Cả nước vẫn còn 4.800 hộ (trong tổng số 26,9 triệu hộ dân cư toàn quốc) không có nhà ở, mặc dù tình trạng hộ không có nhà ở đang dần được cải thiện, từ mức 6,7 hộ/10.000 hộ vào năm 1999 xuống còn 4,7 hộ/10.000 hộ năm 2009, và đến nay là 1,8 hộ/10.000 hộ.

Điều tra tính đến ngày 1/4 cho thấy, hầu hết hộ dân cư ở Việt Nam đang sống trong các ngôi nhà kiên cố hoặc bán kiên cố (93,1%). Tỷ lệ này ở khu vực thành thị đạt 98,2%, cao hơn 7,9 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn (90,3%). Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019 là 23,5 m2/người, cao hơn 6,8 m2/người so với 10 năm trước.

Cư dân thành thị có diện tích nhà ở bình quân đầu người cao hơn cư dân nông thôn, tương ứng là 24,9 m2/người và 22,7 m2/người. Không có sự chênh lệch đáng kể về diện tích nhà ở bình quân đầu người giữa các vùng kinh tế - xã hội

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, kết quả thể hiện ở số liệu của Tổng điều tra năm 2019 cho thấy nỗ lực và hiệu quả của nhiều chính sách trong thời gian qua đã được thực hiện tốt. Thành quả này có được là nhờ những Chủ trương, đường lối chính sách và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ trong nhiều năm qua; nhờ sự tin tưởng và những nỗ lực không ngừng của mỗi người dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kết quả sơ bộ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách nhằm tận dụng được thời cơ dân số vàng, khắc phục được tình trạng chưa giàu đã già, cũng như nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp./.