Đi khám bệnh có nên ăn sáng không

Đi khám bệnh có nên ăn sáng không

Khám sức khỏe tổng quát nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe toàn diện của cơ thể, bao gồm:xét nghiệm máu; kiểm tra tim, phổi, tiêu hóa và thần kinh… Việc thăm khám này được thực hiện bởi bác sĩ đa khoa. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Kết quả này còn giúp bạn chủ động trong việc điều chỉnh lối sống, hạn chế các rủi ro bệnh tật trong tương lai. Do đó, khám tổng quát cần được thực hiện với mọi giới và mọi lứa tuổi. Thời gian thực hiện 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần.

Khám tổng quát bao gồm những gì?

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm: khám lâm sàng tổng quát, tư vấn, xét nghiệm tổng quát, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.

Cụ thể, các nội dung khám tổng quát bao gồm:

  • Kiểm tra các chỉ số thể lực như: đo mạch, huyết áp, chiều cao, cân nặng
  • Khám mắt: xem xét tình trạng thị lực, tư vấn cách phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về mắt (nếu có).
  • Khám răng miệng: kiểm tra sâu răng, vôi răng, viêm nướu, viêm lợi…
  • Khám tai mũi họng: phát hiện bệnh xoang, dây thanh quản, viêm họng mạn tính
  • Khám nội tổng quát: kiểm tra nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thận – tiết niệu…
  • Xét nghiệm máu tổng quát giúp nắm bắt các lượng giá về đường máu (Glucose), chức năng thận (Ure, Creatinin), men gan (AST, ALT, GGT), mỡ máu (Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL), acid uric máu (phát hiện viêm khớp, gout), huyết thanh chẩn đoán viêm gan A, B, C…
  • Tổng phân tích nước tiểu xem xét các thành phần trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, đường, đạm, độ pH nước tiểu…
  • Chụp X-quang tim phổi
  • Siêu âm ổ bụng tổng quát
  • Siêu âm tuyến tiền liệt (nam giới)
  • Siêu âm vú, tử cung, buồng trứng (nữ giới)

1. Trước khi khám sức khỏe tổng quát nên làm gì?

Để việc thăm khám đạt hiệu quả cao, bạn nên tuân theo các bước sau: 

  • Không lo lắng, tập thể dục để có giấc ngủ thật ngon
  • Nhịn ăn để xét nghiệm máu, nội soi dạ dày…
  • Không uống cà phê hoặc thực phẩm, đồ uống có chứa caffein
  • Thông báo cho bác sĩ nếu có thai, đang mang những dụng cụ kim loại trong người như: máy phá rung tim, máy trợ thính, răng giả, nẹp xương, đinh nội tủy…
  • Đem theo toa thuốc, các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh ở lần khám gần nhất. Đối với trẻ, người lớn cần mang theo sổ hoặc phiếu theo dõi tiêm chủng của trẻ.

Ngoài ra, với mỗi xét nghiệm khác nhau sẽ có những lưu ý khác nhau. Cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: Bạn nên nhịn ăn 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm, chỉ uống nước lọc, không ăn sáng, không uống sữa, không sử dụng các chất kích thích (trà, cà phê, thuốc lá)….
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nên lấy phần nước tiểu giữa dòng (bỏ dòng nước tiểu đầu tiên và cuối cùng) vào ống đựng bệnh phẩm. Không chạm vào mặt trong của ống. 
  • Kiểm tra đầy đủ thông tin: họ tên, ngày tháng năm sinh trên ống ghi nước tiểu.
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: Áp dụng cho phụ nữ đã quan hệ tình dục. Tránh thực hiện xét nghiệm trong thời gian đang có kinh.
  • Siêu âm ổ bụng: Khoảng 1 giờ trước khi thực hiện siêu âm, cần uống khoảng 500ml nước lọc và nhịn tiểu để kết quả đánh giá chính xác.
  • Chụp X-quang: Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai cần báo cho bác sĩ trước khi chụp. Trường hợp chụp X-quang tuyến vú, không dùng các sản phẩm khử mùi, chống mồ hôi…

Đi khám bệnh có nên ăn sáng không

2. Tại sao khám sức khỏe tổng quát lại quan trọng?

Mục đích của khám sức khỏe tổng quát là xác định tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Đây cũng là dịp để bạn nói chuyện với bác sĩ về những cơn đau, triệu chứng hoặc bất kỳ mối lo ngại nào khác về sức khỏe bạn đang gặp phải.

3. Có thể tìm thấy gì trong xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như: thận, gan, tuyến giáp, tim… Xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh và tình trạng bệnh như: ung thư, HIV/AIDS, tiểu đường, thiếu máu, bệnh tim mạch. Đồng thời, xem xét bạn có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim hay không.

Đăng trong Chưa phân loại | Tags: khám sức khỏe, tổng quát, xét nghiệm

Khám sức khỏe định kỳ tầm soát bệnh lý là một trong những hoạt động được thực hiện nhằm duy trì, kéo dài cuộc sống. Trước khi thực hiện kiểm tra sức khỏe có rất nhiều thắc mắc đối với khách hàng thực hiện khám ở lần đầu tiên và một trong số những câu hỏi điển hình đó là đi khám sức khỏe có được ăn sáng không?

1. Vì sao khám sức khỏe định kỳ quan trong?

Khám sức khỏe tổng quát đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về thực tế sức khỏe của bạn, giúp phòng hoặc phát hiện sớm bệnh lý (nếu có), tăng khả năng và hiệu quả điều trị, chi phí điều trị bớt tốn kém hơn.

Đi khám bệnh có nên ăn sáng không

Dù ở bất cứ độ tuổi nào bạn cũng nên thực hiện khám định kỳ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là điều nên làm với tất cả mọi người. Theo đó, khám định kỳ chính là thước đo để điều chỉnh lại lối sống sao cho phù hợp, khoa học, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, đảm bảo bạn sẽ có sức khỏe tốt nhất cho tương lai.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, dù ở độ tuổi nào bạn cũng nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ từ 06 tháng đến 01 năm một lần đối với người có sức khỏe bình thường và đối với người có mắc bệnh lý nên thực hiện khám định kỳ tối thiểu 02 lần/năm.

2. Có nên ăn sáng trước khi khám sức khỏe hay không?

Thông thường, khám sức khỏe tổng quát định kỳ sẽ bao gồm 1 số bước cơ bản như: khám lâm sàng, khám cận lâm sàng, xét nghiệm,siêu âm ,… Để không ảnh hưởng tới kết quả khám, bạn nên uống nước lọc trước khi khám, không nên uống nước có gas, cồn và sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, không nên ăn sáng,… Nếu bạn ăn sáng sẽ ảnh hưởng tới những kết quả xét nghiệm sau:

Đi khám bệnh có nên ăn sáng không
Thực hiện xét nghiệm máu là bước không thể thiếu khi kiểm tra sức khỏe

Xét nghiệm Glucose (đường máu)

Xét nghiệm Glucose hay còn được gọi với tên quen thuộc là xét nghiệm đường máu. Mục đích của xét nghiệm này nhằm kiểm tra lượng đường trong máu ở mức trung bình, cao hay quá thấp. Nếu nồng độ vượt quá mức tiêu chuẩn cũng là hồi chuông cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Để kết quả xét nghiệm được chính xác, bạn nên nhịn ăn uống trong khoảng thời gian 8 – 12 giờ.

Xét nghiệm Cholesterol (mỡ máu)

Để đánh giá nồng độ mỡ trong máu cao hay thấp, ngoài các kỹ thuật chuyên sâu khác thì xét nghiệm mỡ máu là điều không thể thiếu. Các mảng bám ở thành động mạch sẽ được tạo thành khi lượng mỡ trong máu quá cao, là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm. Cũng tương tự như xét nghiệm đường máu, xét nghiệm mỡ máu được yêu cầu không nên ăn uống trong khoảng thời gian từ 8 – 12 giờ trước khi thực hiện. Lưu ý, người bệnh chỉ nên uống nước lọc trước khi xét nghiệm.

Xét nghiệm Ure (chức năng thận)

Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận. Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,… Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

Xét nghiệm Creatinin ( chức năng thận)

Xét nghiệm định lượng creatinin máu giúp biết được nồng độ creatinin trong máu. Creatinin được thận đào thải ra ngoài, thận hoạt động tốt thì creatinin sẽ được đào thải tốt và ngược lại. Do đó, xét nghiệm định lượng creatinin thường được chỉ định để đánh giá chức năng thận.

Xét nghiệm Axit Uric máu

Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,… Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/l, nữ giới là 150 – 360 mmol/l. Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến,…

Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm đánh giá chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản được chỉ định để đánh giá các chức năng khác nhau của gan. Khi người bệnh có dấu hiệu sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện rượu, có các bệnh lý về gan: mệt mỏi, chán ăn, vàng da, da sạm, hay trong suốt quá trình theo dõi điều trị khi sử dụng thuốc cũng được chỉ định làm xét nghiệm này.

Siêu âm là một trong những danh mục không thể thiếu của khám tổng quát. Để kết quả siêu âm được chuẩn xác, quá trình quan sát, chẩn đoán hình ảnh của bác sĩ dễ dàng hơn, bạn sẽ được yêu cầu nhịn tiểu và uống nhiều nước, qua đó kiểm tra các bộ phận như: túi tinh, tuyến tiền liệt đối với nam giới và buồng trứng, cổ tử cung, bàng quang đối với nữ giới. Đặc biệt, nếu ăn rồi thì túi mật co lại khó quan sát các tổn thương bên trong bộ phận này.

Ngoài khám thông thường, đối với những danh mục khám chuyên sâu hơn như nội soi dạ dày thì tuyệt đối bạn không được ăn sáng để quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng, dễ dàng giúp bác sĩ phân tích được kết quả chính xác. Bạn sẽ hiểu được thực tế sức khỏe của bản thân và có giải pháp bảo vệ cơ thể tốt nhất.

Đi khám bệnh có nên ăn sáng không
Bác sĩ tư vấn cặn kẽ kết quả khám sức khỏe cho bệnh nhân

Để nhịn ăn sáng không trở thành nỗi ám ảnh mỗi lần đi khám sức khỏe, bạn nên tới bệnh viện vào sáng sớm sau khi thức dậy và nạp ngay năng lượng sau khi thăm khám xong, tránh nhịn đói quá lâu dẫn tới mệt mỏi.

3. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ ở đâu thì tốt?

Ngoài thắc mắc khám sức khỏe có nên ăn sáng thì việc lựa chọn địa chỉ khám uy tín sẽ là câu hỏi nhiều bạn đọc đặt ra. Thông thường, để khám tổng quát diễn ra nhanh chóng với chi phí hợp lý, thời gian linh động, thoải mái, khách hàng mong muốn tìm được bệnh viện có những yêu cầu cơ bản dưới đây:

– Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, thân thiện, niềm nở, lắng nghe ý kiến khách hàng.

– Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, quy trình khám chữa bệnh được áp dụng đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

– Các gói khám tổng quát với mức giá niêm yết, công khai được xây dựng từ cơ bản tới chuyên sâu.

Đi khám bệnh có nên ăn sáng không

Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện đa khoa Thăng Long, được xây dựng trên diện tích hơn 5.000m2 cùng hệ thống trang thiết bị y tế chuyên dụng tiên tiến thế hệ mới nhất, Bệnh viện Đa khoa Thăng Long không chỉ hướng tới mục đích khám chữa bệnh an toàn, chuyên nghiệp mà còn muốn khách hàng có dịp được trải nghiệm dịch vụ phục vụ thân thiện, hoàn hảo, biến quá trình thăm khám và điều trị bệnh của khách hàng trở thành khoảng thời gian nghỉ dưỡng thực sự.

Đặc biệt, bảng giá khám sức khỏe định kỳ của bệnh viện dành cho doanh nghiệp rất linh hoạt, tùy theo từng ngành nghề mà công ty yêu cầu, ngoài ra còn có nhiều ưu đãi hấp dẫn “Đoàn càng lớn –Ưu đãi càng khủng”. Nếu công ty bạn đang tìm kiếm địa chỉ khám sức khỏe cho nhân viên? Bạn muốn quan tâm đến bảng giá, danh mục các gói khám và cần được tư vấn? Vậy còn chờ đợi gì nữa, bạn hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay cho chúng tôi theo số HOTLINE: 0986 683 983 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý: để tránh gây hiểu lầm mặc định trong tâm lý của một số khách hàng đó là “luôn phải nhịn đói từ 8 – 12 giờ trước khi xét nghiệm. Nhưng, không phải xét nghiệm nào cũng cần nhịn đói, có rất nhiều xét nghiệm không cần nhịn ăn như: xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp, tổng phân tích máu,…

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về khám tổng quát, các chỉ số khi xét nghiệm, nên hay không nên ăn sáng trước khi khám sức khỏe, bạn có thể gọi tới HOTLINE:0896 683 983 để được tư vấn kỹ lưỡng nhất.

Mọi thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:

Bệnh viện đa khoa Thăng Long

Địa chỉ: Số 127 Tựu Liệt -Tam Hiệp -Thanh Trì -Hà Nội

Email:  

 Website: http://benhvienthanglong.vn/

Hotline: 0896 683 983

Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Thăng Long

Đi khám bệnh có nên ăn sáng không

Trên 15 năm thành lập
Chuyên môn cao

Đi khám bệnh có nên ăn sáng không

Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám

Đi khám bệnh có nên ăn sáng không

Cơ sở vật chất tiện nghi,
thiết bị hiện đại

Đi khám bệnh có nên ăn sáng không

Chi phí khám hợp lý,
chỉ từ 100.000 đồng

Đi khám bệnh có nên ăn sáng không

Áp dụng bảo hiểm y tế,
và các bảo hiểm khác

Đi khám bệnh có nên ăn sáng không

Chăm sóc khách hàng
chu đáo

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa LH: 0896 683 983