Đề án cải cách quân đội giai đoạn 2023

Theo đó, UBND TPHCM yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp với Ủy ban MTTQ, các đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu trong năm học 2022 - 2023, bao gồm: 

Tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, công tác quản lí nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. Đổi mới quản trị nhà trường theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch; tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở, phát huy vai trò và tiếng nói của đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường. Triển khai theo lộ trình và phù hợp với thực tiễn các Chương trình, Đề án đột phá của Thành phố về Giáo dục: Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở 8 ngành giai đoạn 2020 - 2035 và Đại học chia sẻ; Đề án Giáo dục thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2020 - 2030; Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông TPHCM theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2020 - 2030”. Tham mưu xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch tổng thể của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thích ứng với tình hình dịch Covid-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Triển khai có hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích; kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế trường học.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường. Tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình “Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025”, Chương trình “Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 - 2025”.

Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non (GDMN); tiếp tục triển khai kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025”; đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Triển khai các kế hoạch, đề án, chính sách phát triển GDMN.

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; tham mưu lựa chọn sách giáo khoa đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện tốt nhất Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm chuẩn bị đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”.

Tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong GD-ĐT; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy và học trực tuyến, trên truyền hình và kiểm tra, đánh giá…

Tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”; Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030”; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trong GD-ĐT. Trong đó chú trọng việc thanh tra trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng trường; kiểm tra các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài; kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm; kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện chương trình GDMN và giáo dục phổ thông. Triển khai kế hoạch đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học ngành GD-ĐT Thành phố. Phối hợp các phòng chuyên môn có liên quan triển khai các văn bản quy định của Bộ GD-ĐT để đầu tư, tăng cường, bổ sung, trang bị mới các loại thiết bị dạy học ở các ngành học, bậc học.

Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập; Đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bổ nhiệm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Có chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, nhà ở. Tạo điều kiện cho các nhà giáo, chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại các trường học trên địa bàn TP.

Tăng cường và mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực GD-ĐT: tiếp tục củng cố và duy trì hợp tác quốc tế với các tổ chức ngoại giao, tổ chức, đơn vị giáo dục quốc tế có uy tín trên cơ sở phát huy tối đa năng lực của ngành GD-ĐT; Thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” gắn với các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Chủ động thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành và việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành GD-ĐT.

Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Thành phố: Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các trường Đại học và Hội đồng Hiệu trưởng các trường Cao đẳng, Trung cấp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp trên địa bàn Thành phố; tư vấn định hướng về cơ chế, chính sách; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu phát triển Thành phố…