Dđất có tranh chấp xử lý làm sao

Thế nào là tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật? Các cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp đất đai là gì? Người dân cần phải làm gì khi có tranh chấp đất đai? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có câu trả lời cụ thể nhất.

1. Cần làm gì đầu tiên khi xảy ra tranh chấp về đất đai?

Khi tranh chấp xảy ra thì điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra xem suy nghĩ của mình có đúng với quy định pháp luật. Bằng cách đối chiếu các chứng cứ mình có với quy định pháp luật thì sẽ tìm được câu trả lời, xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến, thường xảy ra hiện nay. Vậy tranh chấp đất đai là gi?

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai ban hành năm 2013, tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Dđất có tranh chấp xử lý làm sao
Tranh chấp đất đai là gì?

Xem thêm bài viết: Tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo

Các bước cần làm khi xảy ra tranh chấp về đất đai

Trường hợp quyền lợi hợp pháp của bạn đang bị xâm phạm có căn cứ thì bạn thực hiện các bước sau để giải quyết tranh chấp:

  • Bước 1: tìm hiểu yêu cầu của bên kia và lý do các yêu cầu đó. Chuẩn bị tâm thế đàm phán, xác định khi đàm phán nghĩa là không thể chiến thắng 100% mà phải có sự san sẻ đôi bên. Nếu xác định đàm phán thì chuyển bước 2
  • Bước 2: Trực tiếp hoặc thông qua trung gian đàm phán với bên kia.
  • Bước 3: trường hợp sau bước 1 không muốn đàm phán hoặc xong bước đàm phán không thành công thì chuyển qua nhờ pháp luật và cơ quan pháp luật can thiệp. Đối với tranh chấp đất đai thì cần phải hòa giải ở xã phường đầu tiên
  • Bước 4: nếu hòa giải không thành thì có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết lên ủy ban nhân dân huyện, quận hoặc khởi kiện ra tòa án nơi có đất đai

2. 03 cách hòa giải tranh chấp đất đai

Cách 1: Hòa giải tranh chấp đất đai

  • Tự hòa giải:

Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”.

  • Hòa giải tại UBND cấp xã, phường:

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Đất đai ban hành năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.

Dđất có tranh chấp xử lý làm sao
Hòa giải tranh chấp đất đai

Cách 2: Đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết

Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013) thì đương sự giải quyết theo một trong hai hình thức sau:

– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện có thẩm quyền.

– Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Theo khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai ban hành năm 2013, những tranh chấp đất đai được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:

– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

– Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

Dđất có tranh chấp xử lý làm sao
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Xem thêm bài viết: Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

3. Tìm luật sư tư vấn giải quyết khi có tranh chấp đất đai

Nếu xem tranh chấp là một u nhọt, một căn bệnh cần được loại bỏ để bảo vệ quyền lợi hơp pháp của mình thì trước khi thực hiện bất cứ hành động nào cần phải tham vấn ý kiến của luật sư, vì các lý do sau:

  • Luật sư là người ngoài cuộc nên có cách nhìn sáng suốt và khách quan hơn
  • Luật sư nắm luật sẽ giúp bạn kiểm tra suy nghĩ của bạn có đúng luật chưa, quyền lợi của bạn có thật sự bị xâm phạm để pháp luật bảo vệ không?
  • Luật sư sẽ phân tích các tình huống khi đàm phán và làm cách nào để giúp các bên đều thành công trong đàm phán
  • Trường hợp đàm phán không thành công, luật sư sẽ đại diện bạn thực hiện các thủ tục hòa giải, khởi kiện tại Tòa án
  • Ngoài ra, luật sư còn giúp bạn chuẩn bị , thu thập, thẩm tra các chứng cứ; soạn các đơn từ gửi tòa theo luật tố tụng, tham gia các phiên làm việc, phiên xét xử tại Tòa.
Dđất có tranh chấp xử lý làm sao
Tìm luật sư tư vấn giải quyết khi có tranh chấp đất đai

4. Có được tự ý cơi nới nhà cửa trên đất còn đang tranh chấp?

Căn cứ vào luật xây dựng thì không có điều kiện về đất phải không thuộc trường hợp tranh chấp để được cấp phép

Điều 93. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

  • a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
  • b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
  • c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;
  • d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan cấp phép xây dựng thường trả hồ sơ vì lý do đất đang tranh chấp. Trong trường hợp này người đang được nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất có thể khởi kiện hành chính đối với hành vi hành chính/quyết định hành chính từ chối cấp phép xây dựng của cơ quan quản lý xây dựng.

5. Xử lý tranh chấp quyền sở hữu đất khi cho mượn mà không trả

Đối với các tranh chấp quyền sở hữu đất khi cho mượn mà không trả thì sẽ các việc cần là của chủ đất như sau:

  • Cần chuẩn bị các giấy chứng nhận, bằng khoán hoặc các giấy tờ cơ quan nhà nước Việt Nam (hoặc chế độ cũ) đã cấp và thừa nhận quyền sử dụng đất của mình
  • Cần chứng minh thỏa thuận cho mượn bằng giấy tờ hoặc tin nhắn hoặc lời làm chứng
  • Đối với các tài sản gắn trên đất do người mượn đã tôn tạo thì chủ đất phải trả lại hoặc bồi thường khi lấy lại đất.

6. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 203 Luật đất đai

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  • b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

  • a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

7. Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế tại Luật A+

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng cho các vụ án tranh chấp đất đai. Các dịch vụ luật A+ cung cấp đối với vụ án tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp
  • Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
  • Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
  • Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
  • Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Chuyên môn vững.

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Khách hàng 0 Đồng.

Luật A+ sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: làm gì khi có tranh chấp đất đai . Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc chưa rõ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline để được tư vấn trực tiếp.

  • 1. Cần làm gì đầu tiên khi xảy ra tranh chấp về đất đai?
    • Tranh chấp đất đai là gì?
    • Các bước cần làm khi xảy ra tranh chấp về đất đai
  • 2. 03 cách hòa giải tranh chấp đất đai
  • 3. Tìm luật sư tư vấn giải quyết khi có tranh chấp đất đai
  • 4. Có được tự ý cơi nới nhà cửa trên đất còn đang tranh chấp?
  • 5. Xử lý tranh chấp quyền sở hữu đất khi cho mượn mà không trả
  • 6. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
  • 7. Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế tại Luật A+
    • Lý do chọn Luật A+: