Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn

Trả lời:

Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta, chạy dài khoảng 180km và trải rộng gần 30km. Đây là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũngthường hẹp và sâu. Dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta và được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Hoàng Liên sơn nhé.

1. Về địa lí Hoàng Liên Sơn

Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam

Dãy núi Hoàng Liên Sơnlà mộtdãy núiởvùng Tây BắcViệt Nam.Dãy núi này được gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiềucây hoàng liên.Người Thái gọi dãy núi này làKhau Phạnghĩa là "sừng trời".

Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa Hồng và sông Đà, Chạy dài 180 km, rộng gần 30 km, Có nhiều đỉnh nhọn sườn núi rất dốc ,thung lũng thường hẹp và sâu .

Hoàng Liên sơn cao 3143 m, nó là đỉnh núi cao nhất nước ta, còn được xem là “nóc nhà” của Tổ quốc.

Dãy núi Hoàng Liên Sơn rộng 30km, chạy dài 180kmtheo hướngtây bắc-đông nam, giữa haitỉnhLào CaivàLai Châukéo dài đến tận phíatâytỉnhYên Bái. Đây là phần cuối của dãy núiAi Lao Sơn, đoạn tận cùng phía đông nam củadãy núi Himalaya. Phần tây bắc của dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 2.800m, trong đó có ngọnPhan Xi Păngcao3.143 m (có tài liệu nói Phan Xi Păng cao 3.542 m), cao nhấtĐông Dương. Ngoài ra còn có ngọnTả Giàng Phìnhcao 3.090 m,Pú Luôngcao 2.938 m.

2.Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm

Hoàng Liên Sơn có khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều. Ngoài ra, đá ở dây là mác ma phun trào, mác ma xâm nhập. Còn đất chư yếu là mùn núi cao do địa hình núi cao.

Rừngở Hoàng Liên Sơn gồm hai kiểu chính: rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi cao. Trong khu vực dãy núi này cóVườn quốc gia Hoàng Liên Sơn.

ĐỉnhPhan Xi Pănglà đỉnh núi cao nhất ởViệt Nam, được xem là nóc nhà của Đông Dương. Phía dưới đỉnh núi xa xa là thị xãSa Panằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển. Nơi đây trong một ngày có bốn mùa, là nơi nghỉ mát lý tưởng cho khách du lịch.

3. Dân cư tại Hoàng Liên Sơn

a. Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của một số dân tộc ít người

– Dân cư ở đây thưa thớt hơn ở vùng đồng bằng.

– Tiêu biểu là người Thái, Mông (H’Mông), Dao…

– Người dân thường đi bộ, đi ngựa theo các đường mòn.

b. Bản làng với nhà sàn

– Các dân tộc thường sống tập trung thành bản, nằm cách xa nhau.

– Ở sườn núi hoặc thung lũng thường đông dân.

– Họ sông chủ yếu trong các nhà sàn (để tránh ẩm thấp và thú dữ).

– Tuy nhiên, hiện nay nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói.

c. Chợ phiên, lễ hội, trang phục

+ Chợ phiên: Hợp một số ngày nhất định, ngoài mua bán, trao đổi hàng hoá còn là nơi giao lưu văn hóa và gặp gỡ, kết bạn.

+ Lễ hội: thường vào mùa xuân, tiêu biểu như: Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, thi hát, múa sạp, múa còn …

+ Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, thường được may, khăn gối, thêu và trang trí công phu, màu sắc rực rỡ.

4. Trải nghiệm văn hóa

Bản Cát Cát nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng chừng hai km, là nơi sinh sống của người dân tộc H’Mông. Du khách có thể trải nghiệm văn hóa của người H’Mông bằng cách đi bộ dạo xung quanh, xem các hoạt động nông nghiệp hàng ngày của họ, mặc quần áo truyền thống, xem họ dệt vải và thậm chí còn được tự tay mình trải nghiệm các hoạt động tuyệt vời đó.

Nếu bạn muốn đến một nơi có ít khách du lịch hơn, bạn có thể đến thăm bản Sín Chải, một bản khác của người dân tộc H’Mông, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng bốn ki lô mét.

Bản Tả Van cách xa trung tâm thị trấn Sa Pa hơn một chút, bản nằm trong thung lũng Mường Hoa, là nơi sinh sống của người dân tộc Giáy và các dân tộc thiểu số khác. Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, bản Tả Van được thiên nhiên ban tặng những ruộng bậc thang tuyệt đẹp, độc đáo, ngả vàng vào mùa thu hoạch và có xanh ngọc bích khi trong thời kỳ gieo cấy.

5.Ẩm thực của Hoàng Liên Sơn

Du khách có thể thưởng thức rất nhiều những món ngon miền núi ở thị trấn Sa Pa như thắng cố (món ăn của người Mông nấu từ thịt ngựa, thịt bò và nội tạng của ngựa, bò), thịt lợn mán nướng, cơm lam, gà và cá thác lác, xôi ngũ sắc,... Để chống chọi với thời tiết lạnh giá ở vùng cao, du khách có thể lựa chọn lẩu cá hồi hoặc cá tầm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Du khách cũng có thể thưởng thức các món ẩm thực vô cùng lạ miệng khác của miền sơn cước với những món ăn truyền thống của vùng Tây Bắc như lạp xưởng Sa Pa, phở Bắc Hà, thịt trâu gác bếp, xôi,... do chính tay những người dân tộc ở đây chế biến.

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Dãy núi Hoàng Liên Sơn trải dài khoảng 180 km theo hướng tây bắc - đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu và kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Mùa này, các tay máy tìm đến khu vực đỉnh núi để "săn ảnh" biển mây bồng bềnh.

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Fansipan là đỉnh cao nhất trên dãy Hoàng Liên Sơn, với 3.143 m. Đây cũng là điểm check-in không thể bỏ qua với du khách đến Sa Pa. Hiện xung quanh khu vực này lắp sàn gỗ tiện cho du khách đứng ngắm cảnh và chụp ảnh.

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Cảnh mặt trời lặn xuống ngang đường chân trời giữa biển mây Fansipan. Từ tháng 10 đến tháng 4, mặt trời lặn sớm, du khách nên căn khoảng thời gian 17h-17h30 để săn cảnh hoàng hôn ở đây.

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Quần thể tâm linh Fansipan huyền ảo trong ánh bình minh và biển mây. Cụm công trình này được xây dựng theo phong cách kiến trúc chùa cổ thuần Việt như Bảo An Thiền Tự, Bích Vân Thiền Tự, Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Nơi đây còn có các công trình tâm linh như Đại Tượng Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, đường La Hán chạy men theo sườn núi...

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Thung lũng Mường Hoa là một trong những điểm đến đẹp nhất ở Sa Pa. Những thửa ruộng bậc thang tại đây luôn để lại ấn tượng trong lòng du khách vào mọi thời gian trong năm. Mùa nước đổ, Mường Hoa lấp loáng dưới làn mây nhè nhẹ trôi. Mùa gieo hạt, cấy lúa, cả thung lũng mang trên mình chiếc áo xanh non của lá mạ. Tới khi lúa chín, Mường Hoa biến thành tấm thảm vàng rực dưới chân núi.

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Hoàng Liên Sơn mùa băng tuyết. Tác giả bộ ảnh Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) cho biết anh từng đến vùng núi Hoàng Liên Sơn 4 lần và rất ấn tượng trước bức tranh thiên nhiên giữa núi rừng hùng vĩ.

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Rừng cây hoa anh đào trổ lá non giữa đồi chè Sa Pa.

Theo anh Tuấn, để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của dãy Hoàng Liên Sơn, du khách nên đến đây vào các mùa khác nhau. Những bông hoa anh đào đua nở khi xuân về, mùa hoa đỗ quyên nở rực sườn đồi vào tháng 3-4, hay mùa mây luồn, lúa chín trên ruộng bậc thang vào khoảng tháng 9-12. Với những du khách thích săn tuyết rơi hay ngắm băng và sương giá đọng trên cây thì nên đến vùng núi này từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Cung đường đèo Ô Quý Hồ (hay Ô Quy Hồ) nằm trên tuyến Quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu. Cung đường hiểm trở thách thức dân phượt có chiều dài gần 50 km uốn lượn quanh co qua các vách núi cheo leo.

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Dãy núi hoàng liên sơn ở đâu

Những phụ nữ người Dao đỏ phơi ngô trước hiên nhà. Nhiều cộng đồng người dân tộc sinh sống tại Sa Pa, trong đó đông nhất là người Mông, Dao đỏ, Tày, Kinh... Khách tham quan có thể lựa chọn ở homestay tại các bản của người dân địa phương để tìm hiểu văn hóa, nếp sống đặc trưng ở vùng đất này.

Huỳnh Phương

Ảnh: Nguyễn Tấn Tuấn