Dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não

Tuần hoàn não là quá trình lưu thông của máu lên não, giúp các tế bào trong não hoạt động ổn định. Mặc dù nhỏ nhưng não là cơ quan quan trọng, cần khoảng 15% máu từ tim để có đủ oxy và glucose đáp ứng cho các chức năng của não.

Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não là tên gọi chung để chỉ nhiều biểu hiện khác nhau nhưng đều do một cơ chế sinh bệnh là thiếu máu nuôi não. Rối loạn tuần hoàn máu não xảy ra khi lượng máu lưu thông đến não không đủ khiến não bị thiếu oxy để hoạt động, dẫn đến tình trạng chết mô não hoặc nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, người lao động trí óc. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ.

Dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não

Dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não

Dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não

Dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não

Dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não

Dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tuần hoàn não

Khi hệ thống tuần hoàn não bị tổn thương do một số tác nhân nào đó, mức oxy và glucose cung cấp lên não sẽ ít hơn lượng cần thiết. Điều này có thể làm tổn thương não và gây ra các vấn đề về thần kinh. Dưới đây là một số tình trạng thường gặp khi tuần hoàn não bị suy yếu:

  • Nhìn bên ngoài: kém nhanh nhẹn; kèm theo cơ nhẽo, niêm mạc khô, tóc rụng.

  • Đau đầu: đau lan tỏa, có tính co thắt hoặc khu trú vùng chẩm gáy - trán. Đau tăng khi căng thẳng thần kinh; cảm giác nặng nề, u ám.

  • Rối loạn cảm giác: đau tay chân và toàn thân, đau kẽ liên sườn, chuột rút, rối loạn thần kinh thực vật, cảm giác kiến bò, tê 1/2 người, tai ù như có tiếng ve kêu, nóng đầu.

  • Thực thể: run các ngón tay khi đưa tay thẳng.

  • Những triệu chứng tiêu biểu:

    • Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ.

    • Rối loạn sự chú ý: giảm sự chú ý, hay đãng trí hoặc chỉ chú ý đến một việc nào đó mà không còn phù hợp với hoàn cảnh lúc đó nữa.

    • Rối loạn tri giác: khả năng nghe giảm hơn, hẹp thị trường.

    • Rối loạn trí nhớ: giảm trí nhớ gần, khả năng sắp xếp lại theo trình tự giảm, ý nghĩ lộn xộn, nhầm.

    • Rối loạn xúc cảm: dễ cáu, dễ xúc động.

Biến chứng có thể gặp do rối loạn tuần hoàn não

Bệnh rối loạn tuần hoàn não nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nặng như:

  • Đột quỵ: Nếu trong động mạch có huyết khối, nó có thể làm tắc dòng chảy của máu lên não dẫn đến đột quỵ, các mô não ở các khu vực bị ảnh hưởng sẽ chết. Điều này dẫn đến một số chức năng do các mô não đã chết kiểm soát cũng không còn hoạt động.

  • Xuất huyết não: Khi bị dị dạng mạch máu, rối loạn đông máu, chấn thương đầu hay thành động mạch bị suy yếu, sau đó nứt hoặc vỡ có thể làm máu chảy ra bên ngoài mạch máu gây tình trạng chảy máu bên trong khoang sọ. Xuất huyết có thể gia tăng áp lực lên khoang sọ và làm mất ý thức người bệnh. Nguy cơ tử vong là rất lớn.

  • Phù não: Phù não xảy ra khi chất dịch trong khoang não gia tăng, nó cũng gây áp lực lên não và có nguy cơ làm tổn thương hay phá hủy toàn bộ não.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tuần hoàn não

Nguyên nhân gây rối loạn tuần hoàn não bao gồm:

  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm.

  • Mạch máu bị đè nén.

  • Nhịp nhanh thất.

  • Tắc nghẽn động mạch do tích tụ mảng xơ vữa.

  • Đau tim.

  • Dị tật tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh ở động mạch.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải rối loạn tuần hoàn não?

Các rối loạn tuần hoàn não có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Huyết áp cao;

  • Cholesterol cao;

  • Bệnh tim;

  • Xơ vữa động mạch;

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim;

  • Bệnh đái tháo đường;

  • Béo phì;

  • Hút thuốc lá;

  • Uống rượu.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán rối loạn tuần hoàn não

Bác sĩ chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng, tiền sử bệnh lý và thông qua các xét nghiệm như: xét nghiệm máu hoặc một số xét nghiệm hình ảnh như X-quang để quan sát rõ hơn những tổn thương và biến đổi ở tim và mạch máu.

Phương pháp điều trị rối loạn tuần hoàn não hiệu quả

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Sử dụng Alteplase (tpa) là một trong những loại thuốc có hiệu quả đối với đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp.

  • Duy trì huyết áp để lưu lượng máu não có thể phục hồi và hạn chế tình trạng thiếu oxy và tăng carbonic trong máu.

  • Kê thuốc chống co giật cho bạn để phòng ngừa khi bạn bị động kinh.

  • Hạn chế tăng huyết áp.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn tuần hoàn não

Các biện pháp giúp kiểm soát rối loạn tuần hoàn não bao gồm:

  • Bỏ thuốc lá.

  • Tập thể dục.

  • Điều trị các tình trạng như cao huyết áp cao và đái tháo đường.

  • Ăn chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

  • Nếu bạn có nguy cơ bị rối loạn tuần hoàn máu, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên bằng việc đến gặp bác sĩ định kỳ.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Rối loạn tuần hoàn não thuộc bệnh lý mạch máu não, một bệnh lý quan trọng của bệnh học thần kinh. Hiện nay, các bệnh mạn tính như nhiễm mỡ máu, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, nghiện rượu, thuốc lá... và những áp lực của công việc, cuộc sống đang làm cho chứng bệnh này có xu hướng tăng. Rối loạn tuần hoàn não thường xảy ra ở độ tuổi trung niên trở lên. Tuy nhiên, ngay cả những người trẻ tuổi cũng là đối tượng nguy cơ của bệnh.

Người bình thường lưu lượng máu (tưới máu não là 55ml máu/100g não/phút), khi lưu lượng máu não đến não quá thấp (dưới 20ml/100g/phút) thì não sẽ bị thiếu máu (rối loạn tuần hoàn não). Hoạt động tim mạch bảo đảm hoạt động tưới máu não, nhất là huyết động học. Độ quánh của máu, lòng động mạch ảnh hưởng nhiều tới dòng chảy trong các mạch máu. Những stress trong cuộc sống hằng ngày cũng là yếu tố tác động tới việc xuất hiện căn bệnh này.

Dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não

Tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, stress… là các yếu tố nguy cơ của rối loạn tuần hoàn não.

Các biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não, ở giai đoạn đầu có thể bù trừ, sau đó chuyển sang giai đoạn mất bù với cơn thiếu máu não thoáng qua - một sự rối loạn khu trú nhất thời tại não hay võng mạc và sẽ mất đi trong 24 tiếng. Tuy đây là dấu hiệu đầu tiên của nguy cơ mắc tai biến mạch máu não về sau nhưng mọi người thường ít chú ý, đặc biệt là người trẻ. Những biểu hiện như mỏi tay chân ở một bên người, có cảm giác tê bì, co giật ở chi, hoặc đang nói chuyện người bệnh dừng lại không nói được, hay đột nhiên có người đi ngoài đường không nhớ đường về nhà... Những rối loạn này nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển nặng hơn nếu trong người có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch...

Các rối loạn tuần hoàn não ít nhiều đều có phù não, gây ra các rối loạn về tâm lý, như người bệnh dễ nóng giận, buồn vui, hay quên, thậm chí không gọi tên được người thân ngồi trước mặt. Các rối loạn khác có thể gặp nữa là rối loạn thần kinh thực vật (cảm giác nóng bừng bừng, toát mồ hôi, nghẹt thở, lạnh các ngón chi, nổi da gà...), rối loạn kích thích, rối loạn đại tiểu tiện...

Rối loạn tuần hoàn não còn được chia theo vị trí tổn thương như ở vùng não bán cầu, vùng trán, vùng thái dương, vùng chẩm, vùng thân não, tiểu não...

Khi người bệnh bị rối loạn tuần hoàn não cấp tính, biểu hiện sẽ là tai biến mạch máu não. Đây là bệnh rất kinh điển. Những biểu hiện thường thấy của tai biến mạch máu não là sự đau đầu dữ dội, hôn mê, nôn và buồn nôn, liệt chi, méo tiếng, mất tiếng, xuất huyết não (ở các vị trí đặc biệt như chảy máu não thất, chảy máu tiểu não), nhồi máu não... người bệnh rất dễ tử vong.

Ở cấp độ mạn tính là tình trạng thiếu máu não mạn tính, các triệu chứng bệnh như tê mỏi chân tay, đau đầu, hoa mắt, mất ngủ, rối loạn cảm xúc, sa sút trí tuệ,... sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc.

Những yếu tố nguy cơ của rối loạn tuần hoàn não

Trường hợp mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, tình trạng lắng đọng mỡ, đường trong máu, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn... là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra chứng bệnh này.

Sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, thời sinh học cũng là một yếu tố nguy cơ của rối loạn tuần hoàn não. Các cơn tai biến mạch máu não thường dễ gặp trong mùa lạnh. Về thời sinh học, con người có hai thời khắc dễ gặp rủi ro về tuần hoàn não nhất là vào thời điểm từ 4 - 5 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều.

Các yếu tố xã hội là nguy cơ của rối loạn tuần hoàn não: tình trạng dùng rượu, bia, nghiện thuốc lá là điều kiện thuận lợi cho chứng rối loạn tuần hoàn não. Xu hướng thừa cân, béo phì, ít vận động làm gia tăng bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch tác động xấu đến rối loạn tuần hoàn não. Những người thường xuyên lao động trí óc với cường độ cao, stress từ áp lực công việc, xã hội nặng nề, sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Thực tế cho thấy, thói quen sống thụ động, phụ thuộc nhiều vào máy móc phương tiện, chế độ ăn giàu đạm béo hay làm việc quá sức, thiếu quan tâm đến các thay đổi về sức khỏe chính là tiền đề phát sinh bệnh. Vì vậy, rối loạn tuần hoàn não giờ không chỉ còn là bệnh của người lớn tuổi, khi não bị lão hóa qua thời gian mà còn là bệnh của người trẻ, những người lao động trí óc nhiều hoặc sinh hoạt thiếu khoa học.

Phòng bệnh vẫn là quan trọng nhất

Một chế độ ăn uống khoa học, hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và vận động thường xuyên luôn là phương án lý tưởng để phòng ngừa mọi bệnh tật, ngay cả với rối loạn tuần hoàn não. Trong bữa ăn hàng ngày, cần chú trọng tăng cường tỷ lệ rau quả, cá cũng như ưu tiên cho cách chế biến thanh đạm như hấp, luộc, thay vì dùng thịt, mỡ động vật và các món chiên xào. Song song đó, tập thể dục đều đặn sẽ giúp đẩy lùi các bệnh về tim mạch, huyết áp, thừa cân béo phì, stress vốn là những tác nhân dẫn tới bệnh. Ngoài ra, đối với những người làm việc trí óc nhiều, cần nghỉ ngơi định kỳ để tránh việc não bị quá tải.

Ngay khi có các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê mỏi chân tay,... cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán cụ thể chứ không nên chủ quan, nhất là những người trẻ tuổi vì cho rằng sức khỏe còn tốt và dẻo dai. Nếu đã phát hiện mắc rối loạn tuần hoàn não, người bệnh phải tuân thủ những tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc. Lưu ý không tắm nước lạnh khi mới đi ngoài nắng về, ngủ nơi có gió lùa hay bật dậy ngay khi vừa thức giấc... đặc biệt là người lớn tuổi. Bởi khi tuần hoàn não bị rối loạn thì những thay đổi đột ngột về nhiệt độ cơ thể và tư thế vận động có thể khiến não bị tắc nghẽn máu nhất thời, dễ gây ra tai biến mạch máu não.

BS. Hoàng Hà