Dấu hiệu bục vết mổ de bên trong

Dấu hiệu bục vết mổ de bên trong

Bôi dung dịch betadin hoặc povidine 10% giúp vết mổ nhanh lành và tránh bị nhiễm trùng. Ảnh: medicalnewstoday.com

Tỉ lệ đẻ mổ ở nước ta hiện không ngừng gia tăng bởi những ưu điểm của phương pháp này nó mang lại. Tuy nhiên, việc phẫu thuật không phải lúc nào cũng thuận lợi. Trong một vài trường hợp sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở vết mổ đẻ.

Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ đẻ

Khi vết mổ đẻ có những dấu hiệu bất thường sau, bạn cần chú ý và đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời:

- Vết mổ đẻ bị sưng đỏ và có mủ.

- Tụ dịch tại vết mổ : Đây là tình trạng có lớp dịch đọng lại trên hốc tạo thành do vết mổ cũ. Tình trạng này có thể gây ra rong huyết, thụ thai khó.

- Vết mổ đẻ bị hở, hay bị rỉ máu tại vết mổ.

- Vết mổ đẻ bị sưng tấy, cảm giác nóng.

- Vết mổ đẻ bị hở, phần thịt bên trong có vẻ lồi ra ngoài.

- Sản phụ bị sốt, sốt cao 39-40 độ C, nhiều khi cảm thấy ớn lạnh.

- Cảm thấy đau tức vùng bụng dưới đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương đau.

- Sản dịch sau sinh có mùi hôi.

- Vết mổ chảy mủ, vết mổ bị hở, dịch tiết từ vết mổ có mùi hôi.

- Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ đẻ sẽ cao hơn, triệu chứng khi bị nhiễm trùng là tấy đỏ và tiết dịch có mùi hôi, vết mổ không liền sẹo được.

Cách xử lý những bất thường ở vết mổ đẻ

- Dùng băng vô trùng để bảo vệ vết mổ trong 24-48 giờ sau phẫu thuật. Tuyệt đối không tắm hoặc làm ướt băng này.

- Khi vết mổ bị hở thì vết mổ cần được đắp với gạc ẩm vô trùng và dùng băng vô trùng để che phủ.

- Phải sử dụng kỹ thuật vô khuẩn và sử dụng băng vô trùng để thay băng vết thương.

- Trước và sau khi thay băng phải rửa tay sạch sẽ.

- Vệ sinh sạch sẽ khi trực tiếp tiếp xúc với vị trí phẫu thuật.

- Sản phụ và gia đình cần tìm hiểu về cách chăm sóc vết thương và cách để nhận biết các dấu hiệu bất thường của vết mổ.

- Khi vết mổ bị nhiễm trùng, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

- Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mau hồi phục.

Làm gì để vết mổ nhanh lành?

Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh

Để tránh việc dạ dày phải hoạt động mạnh, những ngày đầu sau sinh không nên ăn những thực phẩm khó tiêu như cơm, phở,... mà nên uống nước lọc, nước cháo loãng, đến khi xì hơi được.

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, canxi và bạn cũng nên uống nhiều nước để đủ cung cấp sữa cho con cũng như độ ẩm cho da để da hồng hào, căng mịn.

Chế độ vận động

Cần vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi sau sinh. Sau khi sinh cơ thể thường yếu, cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe. Nên nằm nghiêng sang một bên để tránh những cơn đau tử cung co thắt và tránh bị nôn.

Khi đỡ mệt thì nên dậy đi lại nhẹ nhàng để các cơ được hoạt động, tránh tình trạng bị dính ruột...

Chăm sóc vết mổ

Chăm sóc vết mổ cho mẹ có cơ địa sẹo lồi:

- Nên vệ sinh sạch sẽ vết sẹo bằng dung dịch betadine và thường xuyên thay băng để tránh bị nhiễm trùng.

- 3 ngày sau khi mổ nên để vết mổ cho khô thoáng.

Chăm sóc vết mổ cẩn thận:

Tuần đầu sau sinh thì các sản phụ sẽ được các bác sĩ chăm sóc và thay băng vệ sinh vết mổ cho bạn, bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau và co hồi tử cung để tránh bị nhiễm trùng vết mổ hay có các biến chứng nguy hiểm khác.

Tuần thứ 2 sau sinh mổ, các bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ và cắt chỉ (không áp dụng cho trường hợp dùng chỉ tự tiêu). Bạn nên lau người sạch sẽ bằng nước ấm, không nên ngâm mình trong nước quá lâu sẽ ảnh hưởng đến vết mổ. Khi tắm xong nên lau người sạch sẽ, thấm khô nước xung quanh vết, hoặc có thể dùng dung dịch betadin hoặc povidine 10% giúp vết mổ nhanh lành và tránh bị nhiễm trùng.

Không nên bịt kín vết mổ bằng bông băng, vết mổ đẻ nên để khô tự nhiên, để hở và thoáng sẽ giúp vết mổ nhanh lành hơn.

Bổ sung các loại vitamin như vitamin A, B, C để giảm tình trạng viêm nhiễm vết mổ. Các thực phẩm giàu vitamin K và các yếu tố vi lượng giúp tạo máu và nhanh lành vết thương. Bổ sung thức ăn có chứa protein để giúp làm liền sẹo và tránh tình trạng bị thiếu máu. Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng cho bạn trước khi sinh. Tránh ăn rau muống, lòng đỏ trứng, đồ nếp để tránh gây sẹo lồi. Nên thoa kem bằng cách dùng bông tăm để bôi lên vùng da vết mổ, không nên dùng tay.

Đối với các chị em mổ đẻ, cần phải chú ý hơn trong việc chăm sóc cơ thể, sinh hoạt và lựa chọn thực phẩm để hồi phục sức khỏe sớm. Khi vết mổ có những dấu hiệu bất thường, sản phụ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Nguồn: Hệ thống Y tế Vinmec

Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu bục vết mổ đẻ để kịp thời ngăn chặn tình huống nguy hiểm có thể xảy đến với mẹ nhé.

Dấu hiệu bục vết mổ đẻ

Dấu hiệu bục vết mổ de bên trong

Sinh mổ hay còn gọi là mổ lấy thai, là một thủ thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của người mẹ. Khi thực hiện đại phẫu, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường trên bụng sản phụ. Đường rạch có thể nằm ngang đường mặc bikini, hoặc theo chiều dọc từ gần rốn tới phía trên xương mu. Tiếp theo, bác sĩ sẽ rạch tiếp một đường ngang hoặc dọc ở thành tử cung của bạn. Thông qua các vết mổ, em bé sẽ được đưa ra ngoài, sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ nhau thai, cắt dây rốn, làm sạch tử cung và khâu lần lượt các vết cắt bằng chỉ tự tiêu cho mẹ.

Mặc dù sinh mổ cũng có những ưu điểm nhất định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là khi xuất hiện dấu hiệu bục vết mổ đẻ. Nếu tình trạng vết thương bị sưng, viêm nhiễm hay bị tác động ngoại lực quá lớn vào cũng có thể bị bục, rách rất nguy hiểm. Những triệu chứng sau đây sẽ là dấu hiệu nhận biết việc nhiễm trùng vết mổ đẻ hoặc bục vết mổ đẻ mẹ cần lưu ý:

  • Vết mổ đẻ bị đau bên trong

  • Vết mổ sau sinh bị đỏ, sưng, gây nóng rát, hành sốt

  • Cảm thấy đau nhói mỗi khi cử động

  • Vết mổ có thể có dịch, mùi hôi

  • Vùng bụng dưới bị đau tức, ngực bị cương đau

  • Vết mổ có dấu hiệu bị hở, rỉ máu, thịt bên trong có vẻ như lồi ra…

Điều quan trọng là khi nhận thấy những dấu hiệu trên, mẹ phải lập tức nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, tránh vết mổ sau sinh nhiễm trùng nặng hơn, đặc biệt làm bục vết mổ đẻ gây đau đớn, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.

Vết mổ đẻ bao lâu thì lành?

Dấu hiệu bục vết mổ de bên trong

Thông thường, tùy vào cơ địa của mỗi sản phụ mà các ca sinh mổ sẽ có mức độ lành khác nhau. Các vết khâu trên da sẽ lành sau 5-10 ngày. Các vết khâu bên dưới (trong lớp cơ) sẽ mất nhiều thời gian hơn, và sẽ không lành hoàn toàn sau 3 tháng.

Nhưng nếu xét về cơ bản, thì vết mổ đẻ nên lành và tiến triển tốt sau 2 tuần. Ở tuần đầu tiên nếu chăm sóc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc không bị nhiễm trùng hậu sản, thì các lớp da bên ngoài của mẹ sẽ bắt đầu kết dính với nhau. Lúc này sẽ khó xuất hiện dấu hiệu bục vết mổ đẻ cho mẹ. Dấu hiệu vết mổ đang lành là vết mổ chuyển sang màu đỏ hoặc hồng. Vết mổ liền miệng sẽ tạo thành một đường mảnh. Ở một số mẹ khác, vết mổ có thể dày và rộng hơn, phần da nhô cao hơn. Khoảng 3 tháng sau sinh vết thương có thể được xem là lành, không còn lo bục vết mổ đẻ. Tuy nhiên, vết mổ tử cung vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Đó là lý do bác sĩ khuyên khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ của mẹ phải là 2-3 năm.

Những lưu ý để vết mổ nhanh lành, không bị bục hoặc nhiễm trùng

Dấu hiệu bục vết mổ de bên trong

Muốn hạn chế tối đa nguy cơ bục vết mổ hoặc nhiễm trùng, thì mẹ bỉm nên biết cách chăm sóc vết mổ để nhanh lành, bắt đầu từ những việc sau:

  • Không để vết mổ tiếp xúc với nước cho đến khi vết mổ khô hoàn toàn;

  • Rửa tay thật sạch trước mỗi lần chạm vào vết mổ;

  • Tránh chà xát hoặc ấn vào vết mổ;

  • Chọn những bộ quần áo thoải mái, tránh bó sát làm đau, nhiễm trùng vết mổ sau sinh;

  • Dinh dưỡng cần đủ các nhóm chất. Những thực phẩm quan trọng sau sinh mổ là thịt, sữa, trứng, đậu nành và các loại hạt. Bên cạnh đó cần bổ sung vitamin C, giúp xây dựng thành tế bào, thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương;

  • Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón. Vì táo bón sẽ gây áp lực lên ổ bụng, tác động đến vết mổ;

  • Chế độ ăn uống phải đủ chất, thời gian nghỉ ngơi sau sinh phải hợp lý để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương;

  • Không nhấc vật nặng hoặc vận động mạnh làm căng cơ bụng, nhất là trong 3 tháng đầu để không tăng nguy cơ gây đau đớn, bục vết mổ;

  • Tránh quan hệ sớm sau sinh, nhất là các tư thế, hành động mạnh có thể ảnh hưởng tới vết mổ, làm động vết mổ, dẫn đến rách, bục chỉ vết mổ;

  • Mẹ sinh mổ nên kiêng quan hệ ít nhất 3 tháng sau sinh để đảm bảo an toàn sức khỏe;

  • Đi lên hoặc xuống cầu thang phải hết sức cẩn thận. Mẹ cần đi chậm rãi để tránh va chạm vết thương. Nếu muốn tập thể dục, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì vận động quá mạnh sau sinh mổ không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến vết mổ, dễ khiến vết mổ bị bục, bung chỉ;

  • Việc ho, hắt hơi quá mạnh nhưng không dùng tay đỡ bụng cũng có thể khiến vết mổ bị bục, đứt chỉ;

  • Không nên lái hay ngồi xe trong 45 ngày sau khi phẫu thuật;

  • Sau khi vết mổ liền miệng và khô hẳn, mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm có vitamin E thoa lên vùng vết thương để bổ sung độ ẩm.

Phòng tránh nguy cơ bục vết mổ đẻ sau sinh, mẹ cần chăm sóc và kiêng cữ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình chăm sóc vết mổ đẻ, mẹ hãy thường xuyên theo dõi để nhận biết dấu hiệu liệu có nhiễm trùng vết mổ sau sinh không. Cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi xuất hiện các dấu hiệu bục vết mổ đẻ hay nhiễm trùng nhé. Chúc mẹ mau hồi phục!