Dấu hiệu bị hở van tim

Dấu hiệu bị hở van tim
Dấu hiệu bị hở van tim

Nếu một hoặc nhiều van tim trong cơ thể bị hở hoặc rò rỉ, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và gây thêm căng thẳng cho tim. Điều này gây ra các triệu chứng hở van tim như mệt mỏi, khó thở. Theo thời gian, tình trạng hở van tim có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cách nhận biết sớm triệu chứng của hở van tim để kịp thời điều trị nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm nhé!

Có 4 van tim giữ nhiệm vụ giúp máu trong cơ thể lưu thông đúng hướng, bao gồm:

  • Van 2 lá nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái (buồng tim bên trái), giúp kiểm soát dòng chảy của máu từ tâm nhĩ trái đến tâm thất trái.
  • Van 3 lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải (buồng tim bên phải), kiểm soát dòng chảy của máu từ tâm nhĩ phải sang tâm thất phải.
  • Van động mạch phổi nằm giữa tâm thất phải và động mạch đưa máu đến phổi (động mạch phổi), chịu trách nhiệm dẫn máu giàu oxy từ tim đến phổi.
  • Van động mạch chủ ngăn cách tâm thất trái và động mạch chính cung cấp máu giàu oxy cho cơ thể (động mạch chủ).

Hở van tim là tình trạng mà 1 trong 4 van tim không đóng hoàn toàn, cho phép máu rò rỉ ngược trở lại qua van, vào buồng tim phía trước. Nếu tình trạng rò rỉ nghiêm trọng, lưu lượng máu di chuyển qua tim để đến phần còn lại của cơ thể sẽ bị giảm. Kết quả là, tim khó bơm máu hiệu quả như bình thường khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi hoặc khó thở.

Các triệu chứng hở van tim

Hở van tim nhẹ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, triệu chứng hở van tim có thể phát triển nhanh chóng và đột ngột. Mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân.

Các triệu chứng hở van tim cũng sẽ khác nhau tùy vào loại van cụ thể bị hở, chẳng hạn như: hở van 2 lá, hở van 3 lá, hở van động mạch chủ hay hở van động mạch phổi.

Cụ thể như sau:

1. Khó thở

Khó thở thường là triệu chứng hở van tim đầu tiên mà bệnh nhân có thể dễ dàng nhận biết nhất. Tình trạng khó thở thường xảy ra khi bạn đang hoạt động như tập thể dục hoặc thậm chí ngay cả khi nằm xuống nghỉ ngơi.

Sự gia tăng kích thước của buồng tim và áp lực do máu chảy ngược qua van có thể gây ra rối loạn nhịp tim. Nhịp tim không đều cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong buồng tim và dẫn đến đột quỵ trong tương lai.

3. Triệu chứng hở van tim: Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Khi lượng máu chảy từ tim đến các bộ phận khác trên cơ thể bị giảm sút do rò rỉ ngược qua van tim bị hở, người bệnh sẽ thường xuyên bị chóng mặt và ngất xỉu. Nguyên nhân là do không có đủ máu giàu oxy cung cấp cho cơ thể để thực hiện các hoạt động sống như bình thường.

4. Đau tức ngực

Bệnh nhân có thể cảm thấy đau ngực (đau thắt ngực), khó chịu hoặc căng tức ở ngực. Tình trạng này thường tăng lên khi vận động.

5. Sưng bụng, sưng mắt cá chân hoặc bàn chân (phù nề)

Triệu chứng hở van tim này thường xảy ra khi lưu lượng máu chảy đến các phần khác trên cơ thể bị rối loạn, dẫn đến chất lỏng tích tụ quá nhiều ở mắt cá chân hoặc bàn chân. Sưng ở bụng cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy gan đang nhận quá nhiều máu, khiến gan sưng lên và hoạt động không hiệu quả. Điều này có thể gây ra vàng da hoặc vàng lòng trắng của mắt.

6. Tim đập nhanh là triệu chứng hở van tim

Bạn có thể cảm giác như tim đập nhanh, đập mạnh hoặc rung rinh như đánh trống trong ngực. Ngoài ra, bác sĩ khi thăm khám cũng có thể cảm thấy mạch đập mạnh bất thường ở cổ hoặc gần gan. Điều này thường xảy ra với các trường hợp hở van tim nặng.

8. Mệt mỏi và suy nhược

Mệt mỏi là một triệu chứng hở van tim phổ biến nhưng không đặc hiệu. Bệnh nhân thường cảm thấy kiệt sức trong một thời gian dài (vài ngày hoặc lâu hơn) và không thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Mệt mỏi do hở van tim thường rất khác cảm giác mệt mỏi thông thường. Đặc biệt, triệu chứng mệt mỏi do hở van tim có thể tăng lên khi bạn tăng mức độ hoạt động.

9. Tiếng thổi tim

Bác sĩ khi thăm khám bằng ống nghe để lắng nghe âm thanh tim thường có thể nghe thấy tiếng thổi của tim. Tiếng thổi tim là âm thanh cho thấy sự bất thường của dòng máu đang chảy hỗn loạn qua van tim. Đây cũng có thể là triệu chứng hở van tim cho thấy tim đang hoạt động không hiệu quả.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy một trong số các triệu chứng hở van tim vừa đề cập ở trên hoặc một vấn đề khác với tim, gây cản trở các hoạt động bình thường trong cuộc sống, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay lập tức.

Hãy gọi cấp cứu ngay khi có những triệu chứng sau:

  • Đau ngực dữ dội
  • Các triệu chứng của sốc, chẳng hạn như tụt huyết áp, da nhợt nhạt, mất ý thức hoặc thở nhanh
  • Khó thở nghiêm trọng
  • Chóng mặt bất ngờ hoặc không rõ nguyên nhân, choáng váng hoặc ngất xỉu.

Nếu triệu chứng hở van tim ở mức độ nhẹ, bạn có thể không cần điều trị. Bác sĩ thường sẽ đề nghị tái khám và xét nghiệm định kỳ để theo dõi xem tim của bạn hoạt động tốt như thế nào. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm tổn thương tim. Hở van tim nặng có thể được chỉ định phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay van tim.

Nếu bạn đã phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế van tim, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Có dấu hiệu nhiễm trùng tại vị trí vết mổ, bao gồm sưng, đỏ hoặc chỗ vết mổ có cảm giác nóng khi chạm vào.
  • Có dấu hiệu của cơn đau tim hoặc đột quỵ.
  • Đang dùng thuốc làm loãng máu và bị ngã hoặc bị thương.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hở van tim có thể gây tổn thương tim vĩnh viễn, dẫn đến suy tim và tử vong (đặc biệt là ở những người trên 70 tuổi). Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu hở van tim để điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bệnh hở van tim là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về tim mạch hiện nay. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, các biến chứng của bệnh sẽ phát triển vô cùng nhanh chóng và có thể gây tử vong bất cứ khi nào.

Bệnh hở van tim là gì

Tim bao gồm bốn van tim: van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Thông thường máu sẽ lưu thông theo một chiều, từ tĩnh mạch chạy về tim và đi ra động mạch mà không chảy theo chiều ngược lại nhờ các van tim.

Nếu một trong bốn van này bị hở, sẽ khiến dòng máu bị chạy ngược trở lại buồng tim mỗi khi co bóp. Đó chính là bệnh hở van tim.

Chắc hẳn, bạn đã từng nghe về nhiều loại hở van tim khác nhau. Vậy hãy cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo để xem rốt cuộc hở van tim có bao nhiêu loại và đặc điểm của chúng là gì.

Dấu hiệu bị hở van tim
 

Hở van tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm

( Ảnh minh họa Internet) 

 Phân loại

Như đã nói ở trên, tim bao gồm bốn van tim và mỗi van sẽ biểu hiện bệnh lý bệnh khác nhau:

Máu mang oxy từ thất trái đi vào động mạch chủ mang máu đi nuôi cơ thể chịu sự kiểm soát của van động mạch chủ. Vì vậy, đây chính là van tim có vai trò quan trọng nhất.

Hở van động mạch chủ tức là một phần lượng máu được bơm vào động mạch chủ sẽ trào ngược lại thất trái trong, thì tâm thu làm giảm dòng máu đi nuôi cơ thể.

Van động mạch phổi cho phép máu đi từ tâm thất phải lên động mạch phổi để trao đổi oxy. Khi hở van động mạch phổi, một lượng máu đáng lẽ đi vào động mạch phổi lại trào ngược lại thất phải.

Ở người bình thường, tâm nhĩ phải đi qua van ba lá xuống tâm thất phải rồi sau đó được bơm vào động mạch phổi để phổi trao đổi oxy. Nếu van ba lá hở, một phần máu sẽ từ thất phải trào ngược lại nghĩ phải.

Van hai lá có chức năng kiểm soát dòng máu mang oxy chảy một chiều từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Hở van hai lá tức là một lượng máu xuống thất trái sẽ bị trào ngược trở lại nhĩ trái.

 

Dấu hiệu bị hở van tim

Hở van tim được chia thành nhiều loại với nhiều cấp độ khác nhau ( Ảnh minh họa Internet)

Nguyên nhân bệnh hở van tim

Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim và bệnh hở van tim cũng không phải là ngoại lệ.

 Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn Streptococus và không được điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương van tim.

Khi tuổi càng cao, hình dạng và sự linh hoạt của van tim sẽ thay đổi. Lúc này, các nắp van sẽ không thể đóng kín được bởi do sự “ xâm nhập” của canxi và các chất lỏng khác lắng đọng lại tại van tim.

Xơ vữa động mạch, tiểu đường...đều có thể là “ tác nhân” gây nên bệnh hở van tim.

Bên cạnh những nguyên nhân chính nêu ở trên, còn rất nhiều nguyên nhân khác mà chỉ khi tới bệnh viện khám trực tiếp mới có thể xác định được cụ thể và chính xác.

Phương pháp chẩn đoán như thế nào và  khám ở đâu sẽ được bật mí ở phần tiếp theo.

 

Dấu hiệu bị hở van tim

Tới bệnh viện kiểm tra là cách chính xác nhất để chẩn đoán bệnh ( Ảnh minh họa)

Hình ảnh chưa đúng khoa

Triệu chứng

Dưới đây là những biểu hiện điển hình “tố cáo” bạn đang bị bệnh hở van tim và cần được điều trị ngay lập tức:

Là biểu hiện đầu tiên khi bạn bị bệnh hở van tim. Bạn sẽ luôn có cảm giác khó thở, nhất là khi nằm thẳng hoặc hoạt động mạnh thì tình trạng này càng trở nên trầm trọng.

Cũng tương tự như các bệnh lý khác về tim, bạn sẽ thấy mệt mỏi kéo dài liên tục ngay cả khi không hoạt động.

  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực liên hồi
  • Ho khan

Triệu chứng này thường gặp ở bệnh hở van 2 lá và 3 lá.

 

Dấu hiệu bị hở van tim

Tức ngực, khó thở là một trong những triệu chứng bệnh ở van tim  ( Ảnh minh họa Internet)

 Biến chứng

Bệnh hở van tim, khi nghe ai cũng sẽ giật mình. Nhưng không phải ai cũng hiểu được sự nguy hiểm của căn bệnh này.

Những biến chứng được nêu ra dưới đây sẽ khiến bạn phải thay đổi hoàn toàn cách nhìn về bệnh hở van tim. Chỉ khi bạn nhận thức được mức độ trầm trọng của nó, bạn mới có thể tự bảo vệ bản thân mình.

1/ Suy tim

Lúc này tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để duy trì máu nuôi cơ thể. Lâu ngày, buồng tim giãn và nhanh chóng dẫn đến suy tim.

2/ Rối loạn nhịp tim

Bệnh hở van tim cũng có thể dẫn tới tình trạng rối loạn nhịp tim. Nếu không được điều trị ngay lập tức, nguy cơ tử vong vô cùng cao.

 

Dấu hiệu bị hở van tim

Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân hở van tim có nguy cơ tử vong rất cao

( Ảnh minh họa)

3/ Phù phổi cấp:

4/ Tai biến mạch máu não

 Là nguyên nhân lớn nhất gây tàn phế, liệt và nằm trong top 3 nguyên nhân gây tử vong lớn nhất thế giới. Một khi biến chứng này tái phát, thời gian cấp cứu của bạn sẽ chỉ còn được tính bằng giây.

Phương pháp chẩn đoán bệnh hở van tim

Các phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh hở van tim hiện nay gồm:

  • Điện tâm đồ
  • X quang ngực
  • Siêu âm tim
  • Định lượng nồng độ B-type natriuretic peptide (BNP) trong máu

Phương pháp điều trị

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể:

  • Mức độ nhẹ: Bạn chỉ cần điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
  • Mức độ vừa: Điều trị thuốc
  • Mức độ nặng: Bắt buộc phải phẫu thuật để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Hiện nay, khám tầm soát tim  đang được rất nhiều bệnh nhân hở van tim lựa chọn. Trong đó, điển hình phải kể đến gói khám tầm soát tim mạch tại Bệnh viện Gia An 115.

Với 2 lộ trình: tầm soát bệnh và tư vấn lộ trình điều trị, Bệnh viện Gia An 115 là bệnh viện đầu tiên áp dụng cả 2 lộ trình điều trị vào trong một gói khám. Đó chính là lý do tại sao, Bệnh viện Gia An 115 lại được người dân tin tưởng và lựa chọn nhiều đến như vậy.

 

Dấu hiệu bị hở van tim

Người bệnh đến khám tầm soát bệnh tim mạch tại Bệnh viện Gia An 115 ( Ảnh minh họa)

Phương pháp phòng ngừa

Bệnh hở van tim là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và phổ biến. Tuy nhiên, chỉ cần biết được biện pháp phòng ngừa đúng cách, bạn hoàn toàn bảo vệ mình khỏi căn bệnh này. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả cũng như dễ dàng thực hiện nhất:

  • Chế độ ăn uống khoa học
  • Luyện tập thể thao thường xuyên
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp và lượng cholesterol
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá

Với những kiến thức vừa chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh hở van tim cũng như biết phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Không phải là căn bệnh hiếm gặp, vì vậy đừng quá lo lắng nếu bạn đã và đang mắc bệnh, hãy đến ngay Bệnh viện Gia An 115 để được khám và tư vấn lộ trình điều trị phù hợp.