Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ là gì

TTC - * Báo TG&HN [19-4-2008], trang 7 có câu: “Nước Văn Lang truyền được 88 đời vua, danh hiệu 88 đời còn được lưu lại...”. Ý kiến cô Tú thế nào?

- Văn Lang là tên nước ta vào đời Hồng Bàng. Họ Hồng Bàng truyền được 18 đời vua, tức 18 đời Hùng Vương. Sau đó tên nước đổi là Âu Lạc. Các đời vua từ đó về sau không thuộc triều đại Hồng Bàng và quốc hiệu Văn Lang nữa.

Vua Trần Hưng Đạo?

* Báo LĐ ngày 23-5- 2008, tác giả ĐỖ TRÍ LỄ viết: “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị vua có tài thao lược, đã 3 lần đại thắng quân Nguyên Mông hùng mạnh…”. Trần Hưng Đạo làm vua khi nào vậy cô Tú?

P. NGANG [Quảng Nam]

- Thú thiệt, viết về sử kiểu này thì khó trách lớp trẻ lắm. Đâu cứ thấy có chữ Vương là phong ngay cho “làm vua”. Hưng Đạo Vương chỉ là tước của Trần Quốc Tuấn. Ông là người hoàng tộc nhà Trần, cháu ruột của Trần Thái Tông, ông chưa hề làm vua bao giờ.

“Trích luôn bất phạt” là gì?

* Tại Festival Huế 2008, trong chương trình tái hiện lễ đăng quang của Hoàng đế Quang Trung, nghệ sĩ đóng vai Quang Trung dõng dạc đọc lời hịch: “Đánh để cho tóc dài. Đánh để cho đen răng. Đánh cho chúng trích luôn bất phạt, kiếm giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” [SGGP, 7-6-2008].

Còn sách “Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 10” trích lời hiểu dụ của Quang Trung:

“Đánh cho nó chính luân bất phản

Đánh cho nó phiến giập bất hoàn”. …

Cô Tú thấy sao? NHU MÌ [Bình Thạnh] & TRẦN THỊ THANH NHI [Bình Định]

- Tú tôi không được trực tiếp nghe và cũng chưa đọc sách hướng dẫn gì đó. Nhưng mấy câu hai bạn trích, đúng là sai be bét so với nguyên văn: “Đánh cho để dài tóc - Đánh cho để đen răng. - Đánh cho nó chích luân bất phản - Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn - Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. “Chích luân bất phản” nghĩa là một cái bánh xe cũng không còn để quay về. “Phiến giáp bất hoàn” tạm dịch: một manh giáp cũng không còn lành lặn!

Đây là những câu trích trong chiếu xuất quân rất nổi tiếng của vua Quang Trung mà báo và sách lại viết “trích luôn bất phạt” hoặc “chính luân bất phản”, “phiến giập bất hoàn” thì Tú tôi xin “bó tay chấm cơm”!

Lại “râu” với “cằm”!

* Trên mục “Nói hay đừng” [báo LĐ số 96/2008], bác LÝ SINH SỰ viết: “… Cụ Nguyễn Khuyến xưa đã có thơ: Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang / Đứa thì bán tước, đứa mua quan/ Phen này ông quyết đi buôn lọng/ Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng…”. Có lẽ khi đang viết bài này, bác Lý có làm vài ly, hơi bị chếnh choáng, nên mới lấy “râu” của cụ Tú Xương cắm vào “cằm” cụ Tam nguyên Yên Đỗ, phải không cô Tú?

ONG VÒ VẼ [Hà Nội]

- Tú tôi không biết bác Lý Sinh Sự có làm ly nào không. Tuy nhiên, việc bác ấy “cầm” thơ của Tú Xương [bài “Chúc Tết”] gán cho cụ Nguyễn Khuyến là đúng 100%. Có điều, nguyên văn câu 2 là: “Đứa thì mua tước, đứa mua quan”, và câu 4: “Vừa bán vừa la cũng đắt hàng”…

Hồng Kông hay Ma Cao?

* Game show “Đấu trí” của Đài VTV3 ngày 4-5-2008 có câu hỏi: “Nơi nào là Las Vegas của phương Đông?”. Nhà đài đưa ra 3 đáp án: A - Hồng Kông; B - Ma Cao; C - Bắc Kinh, và đáp án cuối cùng được chọn là: A [Hồng Kông]. Chọn vậy đúng không, thưa cô Tú? THẮNG TRẦN [Đồng Nai] - Thành phố Las Vegas của Mỹ là nơi nổi tiếng thế giới với trò đỏ đen. Tất nhiên ở Hồng Kông cũng có nạn cờ bạc, nhưng không “nổi tiếng” bằng Ma Cao. Vậy theo Tú tôi, chọn đáp án B thì đúng hơn!

Con thứ mấy?

* KTNN số 239 ngày 1-2- 2008 viết: “Ngô Đình Nhu [em của Ngô Đình Diệm] là con út của Ngô Đình Khả, Bộ trưởng Bộ Lễ dưới triều vua Thành Thái”.

TRẦN QUANG THẮNG [Đồng Nai]

- Có mấy chỗ chưa trúng. Đó là Ngô Đình Khả làm thượng thư Bộ Lễ chứ không phải Bộ trưởng. Ông Khả có 8 người con gồm 6 trai 2 gái là Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Cẩn và Ngô Thị Giáo, Ngô Thị Hiệp. Ngô Đình Nhu là anh của Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Luyện. Không phải con cuối cùng thì không thể gọi là con út được.

Vuông đều?

* “Đấu Trường 100” ngày 7- 3-2008 có câu hỏi “Tam giác nào sau đây có các góc 1/2/1 và đáp án là C: vuông đều”. Đây là loại tam giác gì cô Tú?

NGUYỄN TIẾN TỎA [Đắc Lắc]; MAI HUYỀN THƯƠNG [Đồng Nai] & MINH CẢNH [Khánh Hòa]

- Hỏi tức đã trả lời rồi. Các bạn đang làm khó cô Tú đó! Có thể loại tam giác “vuông đều” này chỉ dành riêng cho “Đấu trường 100” chăng?

Tuổi Trẻ Cười số 360 [ra ngày 15-07-2008] hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

 TRẦN QUANG THẮNG [Đồng Nai] 

Cho đoạn trích sau: “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Đoạn hiểu dụ trên của vua Quang Trung không mang ý nghĩa gì?

A. Nêu mục đích ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.

B. Tạo khí thế, quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn.

C. Thể hiện truyền thống đất tranh bất khuất của dân tộc.

D. Ca ngợi những chiến thắng oai hùng của quân Tây Sơn.

Hướng dẫn

Ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung bao gồm: – Nêu mục đích ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn. – Tạo khí thế, quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn: + Bài dụ khẳng định ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phong tục tập quán: để tóc dài và nhuộm răng đen của người Việt Nam. + Nói lên quyết tâm đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc; tiêu diệt khiến cho quân giặc mảnh giáp không còn, không một chiếc xe nào trở về, để cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ. – Thể hiện truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam. Đáp án D: đoạn hiểu dụ không có ý nghĩa ca ngợi chiến thắng oai hùng của quân Tây Sơn vì sau đó nghĩa quân Tây Sơn mới giành chiến thắng ở Ngọc Hồi – Đống Đa.

Đáp án cần chọn là: D

Tem Vua Quang Trung

“Tận xuất vi binh” hay “Vắt toàn lực để hưng binh”.

Đây là giải pháp mang tính chất tình hình của Hoàng Đế Quang Trung trong giai đoạn chuẩn bị đánh giặc Mãn Thanh xâm lăng.

Giải pháp rất này rất sắt máu và cũng rất bạo tàn: nam phụ lão ấu, người nào còn nhúch nhích được đều bị bắt để phục vụ cho chiến tranh chống Mãn.

Họ được huy động đi đấp đường, tải lương, cắt cỏ cho ngựa cho voi v.v… nói chung những công việc nặng nhọc và dĩ nhiên là không công.

…và dĩ nhiên là có tử vong…

Nhân chứng đương thời kết tội ông tàn bạo. Hậu sinh, có kẻ cũng kết tội ông tàn bạo, và đã phóng bút hàm hồ hơn là kết luận dân Việt Nam là dân tộc hiếu chiến!

Sử gia cũng chép, trong đạo quân phạt Mãn của Tây Sơn, có những người lính tuổi chỉ mới 12 – 13 [ mười hai mười ba ] — và họ đã kết tội ông vô nhân.

“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!” — đó là triết lý sinh tồn của Tổ Tiên dòng Lạc Việt đã để lại cho con cháu.

Cho nên sự khắc nghiệt nếu có phần bạo tàn của Tây Sơn trong “tận xuất vi binh” để phạt Mãn — xét cho cùng, cũng không bạo tàn hơn suy nghĩ của Tổ Tiên là mấy.

— RỢ MÃN MÀ CHIẾN ĐƯỢC VIỆT NAM, CHÚNG SẼ THA AI VÀ GIẾT AI?

Trước sau gì cũng bị có thể bị chết. Nếu chết để cho bà con dòng họ của mình có cơ may được sống thì cũng đáng chết lắm. Còn đứng yên chết chùm, thì thảm quá.

Theo cụ kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, thì người trong hình là cụ Phạm Công Trị, một quan Tây Sơn, đã cải trang thành Quang Trung Hoàng Đế sang thăm vua Càn Long, Long cho người vẽ tranh tặng. Và hình của Quang Trung Hoàng Đế trong tờ 200 đồng của Việt Nam Cộng Hòa được phỏng theo bức tranh đó.

*
* *

Lịch sử Tây Sơn là lịch sử máu đổ xương rơi — dù là xương thịt ngoại xâm hay xương thịt của người Việt đối lập với Tây Sơn.

— Đó là lịch sử, chúng ta không thể cãi được.

George Dutton, Tây Sơn UPRISING Society and Rebellion in Eighteenth Century Vietnam, University of Hawai’i Press, Honolulu, U.S.A. 2006.

George Dutton, Tây Sơn UPRISING Society and Rebellion in Eighteenth Century Vietnam, University of Hawai’i Press, Honolulu, U.S.A. 2006.

Đỗ Bang, Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, Việt Nam, 1998.

Đỗ Bang, Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, Việt Nam, 1998.

Lãng Nhân, Giai Thoại Làng Nho Toàn Tập, NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản lần thứ nhất, giấy phép số 1051 LC/BC 3/XB, Sài Gòn, ngày 7/04/1966, in xong ngày 30/07/1966. [ Bản in lại ở hải ngoại. ]

Lãng Nhân, Giai Thoại Làng Nho Toàn Tập, NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản lần thứ nhất, giấy phép số 1051 LC/BC 3/XB, Sài Gòn, ngày 7/04/1966, in xong ngày 30/07/1966. [ Bản in lại ở hải ngoại. ]

Nhưng xét lại lịch sử, đó chính là “thế thì phải thế” như lời của viên tướng Tây Sơn toàn tài Ngô Thời Nhiệm. Biết làm sao được?

Nhưng với Hoàng Đế Quang Trung, bạo lực và chiến tranh chỉ là phương tiện giai đoạn. Thời bình ngắn ngủi của ông, những việc làm của ông cũng chứng minh được ông nghiêng về pháp trị.

Ông đã trọng dụng những người mà ông cho là có tài hơn ông — thí dụ điển hình nhất là trường hợp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Hoàng Đế Quang Trung đã năm lần bảy lược mời ông ra giúp nước.

Hoàng Đế Quang Trung cũng đã chém đầu những đại thần của Triều Lê. Nhưng không phải bắt được là chém. Những vị đại thần này nhất định trung thành với nhà Lê. Thả các vị ra, là các vị chiêu quân mãi mã chống lại Tây Sơn. Đánh hoài, dân tình chịu sao nỗi.

— Điển hình cho trường hợp này là Đại Thần Nguyễn Đình Giản dưới triều Lê Chiêu Thống. Chiêu hàng hơn một năm, ông nhất định chọn cái chết. Chém ông rồi, người đến xem ai cũng đổ lệ, và ĐÃ ĐỐT NHAN KHẤN VÁI HUƠNG HỒN ÔNG TRƯỚC KHI RA VỀ.

Cho dân bài tỏ tình cảm công khai với kẻ “phản nghịch” nếu không phải tính nhân bản của Triều Tây Sơn thì là cái gì?

Dân tộc Việt Nam quả thật bất hạnh. Nếu Hoàng Đế Quang Trung đừng đoản mệnh, trị nước thêm vài chục năm nữa, chắc tình hình Việt Nam đã khác hẳn.

Ông là người phóng khoáng trong suy nghĩ, mang nặng tinh thần cải cách.

*
* *

Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

Tức là:

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ

Có kẻ tiến sỹ cho rằng, bài hịch này “Không thấy khí tượng của người Anh hùng” hay không phải là khẩu khí của bậc quân vương!

— Xem Chữ viết trong bài “Hịch ra trận” của Quang Trung tại gò Đống Đa: Không thấy khí tượng của người Anh hùng

“Hịch Tướng Sỹ” của Đức Hưng Đạo Vương viết cho các vương tử, vương tôn đang mơ ngủ của Nhà Trần tỉnh giấc. Họ là thành phần có học.

“Cáo Bình Ngô” của Cụ Ức Trai Nguyễn Trãi viết là để xiển dương cái khí chất “văn hiến chi bang” của người Đại Việt, nên dĩ nhiên đó là một cáo văn có một không hai.

Hoàng Đế Quang Trung chú trọng chữ Nôm, có lẽ tinh thần này thể hiện trong bài hịch của ông chăng? “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư” của gần tám trăm [ 800 ] năm trước cũng là tinh thần “phải có độc lập mới giữ được những tập tục của mình”?

Binh sỹ Tây Sơn là những thành phần giang hồ tứ chiếng, nông dân v.v… nên có lẽ họ sẽ hiểu ngôn ngữ bình dân dễ dàng hơn: “đánh chết mẹ tụi nó hết!”

— Nên bài hịch của ông, ông viết cho binh sỹ của mình!

Thời nay, có mấy kẻ dám nói và dám hành động: “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”?

Vậy nếu đó không phải là khẩu khí của bậc Vương thì là của ai?

28/01/2017

Video liên quan

Chủ Đề